A/. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu khái niệm phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
* Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, kĩ năng dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, kĩ năng tìm các ước của một số khi phân tích số đó ra thừa số nguyên tố.
* Thái độ:
8 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 6 môn Số học - Tiết 28: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/2012.
Ngày giảng: /10/2012.
Tiết 28
LUYỆN TẬP
A/. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu khái niệm phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
* Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, kĩ năng dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, kĩ năng tìm các ước của một số khi phân tích số đó ra thừa số nguyên tố.
* Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B/. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
* Học sinh: Ôn tập về khái niệm ước, cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, chuẩn bị bài tập.
C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức:
Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
II. Kiểm tra:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- HS 1: Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là gì ?
Làm bài tập 125c) SGK tr. 50
- HS 2: Làm bài tập 127 a) SGK tr. 50
- HS 3 : Làm bài tập 127 b) SGK tr. 50
- Yêu cầu các HS trình bày rõ sự phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
- Chính xác hóa, nhận xét, cho điểm.
- HS 1: Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.
Bài tập 125c) SGK: 285 = 3.5.19
- HS 2: Bài tập 127 a) SGK:
225 = 32.52 Þ 225 chia hết cho các số nguyên tố 3 và 5.
- HS 3: Bài tập 127 b) SGK:
1800 = 23.32.52 Þ 225 chia hết cho các số nguyên tố 2, 3 và 5.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Bài tập 128 SGK tr. 50
- Tổ chức cho HS làm bài 128 SGK.
- Hướng dẫn: Dựa vào kiến thức:
Nếu a = b.c thì b, c Î Ư(a)
Þ các số là ước của a thì phải có mặt trong sự phân tích ra thừa số nguyên tố của a.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
- Một HS lên bảng làm bài:
Ta có a = 2.5.11
+ Các số 4 = 2, 8 = 2, 11, 20 = 2.5 có mặt trong phân tích ra thừa số nguyên tố của a nên chúng là các ước của a.
+ Số 16 = 2 không có mặt trong phân tích trên nên 16 không phải là ước của a.
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
HĐ 2: Bài tập 130 SGK tr. 50
- Tổ chức cho HS làm bài 130 SGK: Xét các số 51và 75.
- Hướng dẫn:
Phân tích các số trên ra thừa số nguyên tố, từ đó tìm các ước của số đã cho (các số có mặt trong sự phân tích trên).
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, lưu ý:
+ Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều có hai ước đặc biệt là 1 và chính nó.
+ Nên tìm đồng thời 2 ước của số a, chẳng hạn nếu a = b.c thì b và c là hai ước của a sau đó viết các ước theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Hai HS lên bảng làm bài:
+ Ta có 51 = 3.17
Þ Các ước của 51 là: 1; 51; 3 và 17
Vậy Ư(51) =
+ Ta có 75 = 3.5
Þ Các ước của 75 là:
1; 75; 3; 25; 5; 15
Vậy Ư(75) =
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
- Theo dõi, ghi nhận.
HĐ 3: Bài tập 131 SGK tr. 50
- Chữa mẫu bài 131 a) SGK:
- Tổ chức cho HS làm bài 131 b) SGK theo nhóm, thời gian: 3 phút.
- Hướng dẫn:
? Tích của hai số bằng 42 (30). Vậy mỗi thừa số có quan hệ như thế nào với 42 (30) ?
+ Dựa vào kiến thức:
Nếu a = b.c thì b, c Î Ư(a)
Tìm các ước của số đã cho Þ các cặp số thỏa mãn.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa.
a) Giả sử 42 = a.b (a, b Î N)
Þ a, b là các ước của 42.
Vậy hai số tự nhiên có thể là:
1 và 42; 2 và 21; 3 và 14; 6 và 7
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày lời giải:
b) Giả sử 30 = a.b (a, b Î N, a < b)
Þ a, b là các ước của 30.
Ta có 30 = 2.3.5
Þ Các ước của 30 là: 1 và 30; 2 và 15; 3 và 10; 5 và 6
Vậy a, b có thể là:
a = 1, b = 30; a = 2, b = 15;
a = 3, b = 10; a = 5, b = 6.
- Các nhóm nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
IV. Củng cố:
? Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là gì ?
- Củng cố theo từng bài tập đã chữa.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm vững thế nào là phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố, cách phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố, cách tìm các ước của một số dựa vào sự phân tích số đó ra thừa số nguyên tố.
- Làm, hoàn thiện các bài tập 129, 130, 132, 133 SGK; HS khá làm các bài 167, 168 SBT.
- Chuẩn bị bài “%16. Ước chung và bội chung”.
.......................................................................
Ngày soạn: 19/10/2012.
Ngày giảng: /10/2012.
Tiết 29
%16. ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
A/. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa ước chung, bội chung của hai hay nhiều số.
- Hiểu khái niệm giao của hai tập hợp.
* Kĩ năng:
- Biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp.
- Biết sử dụng kí hiệu giao của hai tập hợp.
* Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B/. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
* Học sinh: Ôn tập về khái niệm bội, ước, đọc trước bài.
C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức:
Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
II. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm ước chung.
? Viết tập hợp các ước của 4, tập hợp các ước của 6 ?
? Số nào vừa là ước của 4 vừa là ước của 6 ?
- Giới thiệu: 1 và 2 được gọi là ước chung của 4 và 6.
? Viết tập hợp các ước của 8 ?
- Giới thiệu: 1 và 2 cũng được gọi là ước chung của 4 ; 6 và 8.
? Từ các ví dụ trên, hãy cho biết ước chung của hai hay nhiều số là gì ?
- Chính xác hóa, giới thiệu kí hiệu tập hợp các ước chung của 4 và 6 là
ƯC (4, 6).
Viết ƯC (4, 6) = {1; 2}
? Vậy x Î ƯC (a, b) khi nào ?
? Tương tự, x Î ƯC (a, b, c) khi nào?
- Chính xác hóa.
- Tổ chức cho HS làm ?1 SGK tr. 52
- Chính xác hóa, nhấn mạnh
x Î ƯC (a, b) nếu a + x và b + x.
Ư(4) = {1; 2; 4};
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
- Các số 1 và 2 vừa là ước của 4 vừa là ước của 6.
- Ư(8) = {1; 2; 4; 8}.
- Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
- Theo dõi, ghi nhận.
x Î ƯC (a, b) nếu a + x và b + x ;
xÎ ƯC(a, b, c) nếu a + x, b + x và c + x
- HS đứng tại chỗ trả lời ?1 SGK:
+ 8 Î ƯC (16, 40) đúng
vì 16 + 8, 40 + 8 ;
+ 8 Î ƯC (32, 28) sai vì 28 , 8.
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
HĐ 2: Tìm hiểu khái niệm bội chung.
? Nhắc lại cách tìm tập hợp bội của 1 số khác 0 ?
- Tìm tập hợp A các bội của 4 và tập hợp B các bội của 6 ?
? Số nào vừa là bội của 4 vừa là bội của 6 ?
- Dùng phấn màu tô đậm các số 0; 12; 24 trong tập hợp A và B. Giới thiệu: các số 0; 12; 24 được gọi là bội chung của 4 và 6.
? Viết tập hợp các bội của 3 ?
- Giới thiệu: 0; 12 và 24 cũng được gọi là bội chung của 3 ; 4 và 6.
? Từ các ví dụ trên, hãy cho biết bội chung của hai hay nhiều số là gì ?
- Chính xác hóa, giới thiệu kí hiệu tập hợp các bội chung của 4 và 6 là
BC (4, 6).
? Vậy x Î BC (a, b) khi nào ?
? Tương tự, x Î BC (a, b, c) khi nào?
- Chính xác hóa.
- Tổ chức cho HS làm ?2 SGK tr. 52
- Chính xác hóa, nhấn mạnh
x Î BC (a, b) nếu x + a và x + b.
- Tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0,1,2,3...
A = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28}
B = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36.}
- Các số 0; 12; 24 ... vừa là bội của 4 vừa là bội của 6.
- B (3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24; 27; 30...}
- Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
- Theo dõi, ghi nhận.
x Î BC (a, b) nếu x + a và x + b ;
xÎ BC(a, b, c) nếu x + a, x + b và x + c
- HS lên bảng làm ?2 SGK:
Ta có 6 + 1; 6 + 2; 6 + 3; 6 + 6
Vậy 6 Î BC (3, 1) ; 6 Î BC (3, 2) ;
6 Î BC (3, 6)
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
HĐ 3: Tiếp cận định nghĩa giao của hai tập hợp.
? Quan sát ba tập hợp Ư(4); Ư(6); ƯC(4, 6) và cho biết:
Tập hợp ƯC (4, 6) tạo thành bởi các phần tử nào của các tập hợp Ư(4) và Ư(6) ?
- Giới thiệu tập hợp ƯC (4, 6) là giao của hai tập Ư(4) và Ư(6).
- Vẽ hình minh họa (sơ đồ Ven).
- Giới thiệu định nghĩa giao của hai tập hợp.
- Giới thiệu kí hiệu: ∩.
Ư(4) ∩ Ư(6) = ƯC (4, 6)
B(4) ∩ B(6) = BC (4, 6)
- Lấy ví dụ minh họa:
A = {a , b} ; B = {a , b , c , d}
A ∩ B = {a , b}
X = {1} ; Y= {2 , 3} Þ x ∩ y =
Ư(4) = {1; 2; 4}
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
ƯC(4, 6) = {1; 2}
- Tập hợp ƯC (4, 6) tạo thành bởi các phần tử chung (1 và 2) của hai tập hợp Ư(4) và Ư(6).
3 1
6 2 4
Ư (6) ƯC (4, 6) Ư (4)
- Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
- Theo dõi, ghi nhận.
IV. Củng cố:
? Ước chung, bội chung của hai hay nhiều số là gì ?
? Muốn tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số, ta làm thế nào?
- Tổ chức cho HS làm bài tập 134 a), b), e) SGK tr. 53
Đáp số: a) 4 Ï ƯC (12, 18) b) 6 Î ƯC (12, 18)
e) 80 Ï BC (20, 30)
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm vững thế nào là ước chung, bội chung của hai hay nhiều số; cách tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số.
- Làm, hoàn thiện các bài tập 134, 135, 136 SGK; HS khá làm các bài 172, 173, 174, 175 SBT.
- Chuẩn bị bài tập phần Luyện tập, giờ sau Luyện tập.
.......................................................................
Ngày soạn: 19/10/2012.
Ngày giảng: /10/2012.
Tiết 30
LUYỆN TẬP
A/. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu định nghĩa ước chung, bội chung của hai hay nhiều số; khái niệm giao của hai tập hợp.
* Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp.
- Rèn luyện kĩ năng tìm giao của hai tập hợp trong một số trường hợp đơn giản.
* Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B/. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
* Học sinh: Ôn tập về ước chung, bội chung, chuẩn bị bài tập.
C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức:
Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
II. Kiểm tra:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- HS 1: Ước chung của hai hay nhiều số là gì ? Tìm ƯC (4, 8) ?
- HS 2: Bội chung của hai hay nhiều số là gì ? Tìm BC (2, 5) ?
- Chính xác hóa, nhận xét, cho điểm.
- HS 1: Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
Ư(4) = {1; 2; 4}
Ư(8) = {1; 2; 4; 8}
ƯC (4, 8) = {1; 2; 4}
- HS 2: Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; }
B(5) = {0; 5; 10; 15; 20; 25; }
BC (2, 5) = {0; 10; }
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Rèn luyện kĩ năng tìm ước chung.
- Tổ chức cho HS làm bài 135 SGK
tr. 53:
- Hướng dẫn: Viết tập hợp các ước của mỗi số rồi lấy các phần tử chung của các tập hợp đó.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, nhấn mạnh muốn tìm ước chung của hai hay nhiều số, ta viết tập hợp các ước của mỗi số rồi lấy các phần tử chung của các tập hợp đó.
- Ba HS lên bảng làm bài:
a) Ư (6) = {1; 2; 3; 6}
Ư (9) = { 1; 3; 9 }
Þ ƯC (6, 9) = {1; 3}
b) Ư (7) = {1; 7} ;
Ư (8) = {1; 2; 4; 8}
Þ ƯC (7, 8) = { 1}
c) Ư(4) = {1; 2; 4};
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Ư (8) = {1; 2; 4; 8}
Þ ƯC (4, 6, 8) = { 1; 2}
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
HĐ 2: Rèn luyện kĩ năng tìm bội chung.
- Tổ chức cho HS làm bài 136 SGK
tr. 53:
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, nhấn mạnh muốn tìm bội chung của hai hay nhiều số, ta viết tập hợp các bội của mỗi số rồi lấy các phần tử chung của các tập hợp đó.
- Một HS lên bảng làm bài:
Ta có A= {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36}
B = {0; 9; 18; 27; 36}
AB = M
a) M = {0;18; 36}
b) M A ; M B
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
HĐ 3: Rèn luyện kĩ năng tìm giao của hai tập hợp.
- Tổ chức cho HS làm bài 136 SGK
tr. 53 theo nhóm, thời gian: 3 phút.
+ Nh I, III: Làm phần a), b).
+ Nh II, IV: Làm phần c), d).
- Hướng dẫn: Tìm các phần tử chung của các tập hợp đã cho.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa.
? Tìm N ∩ N* ?
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày lời giải:
a) A ∩ B = {cam, chanh}
b) A ∩ B là tập hợp các HS vừa giỏi Văn, vừa giỏi Toán của lớp.
c) A ∩ B = B
d) A ∩ B =
- Các nhóm nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
N ∩ N* = N*
IV. Củng cố:
? Ước chung, bội chung của hai hay nhiều số là gì ?
? Muốn tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số, ta làm thế nào?
- Bài tập trắc nghiệm: Nối mỗi dòng ở cột A với một dòng ở cột B để được khẳng định đúng:
A
B
a) a + 3 , b + 3
1) Tập hợp các bội chung của 2 và 3
b) 50 + a , 50 + b
2) Tập hợp các ước chung của 2 và 3
c) Giao của tập hợp các số chia hết cho 2 và các số chia hết cho 3 là
3) 3 là ước chung của a, b
4) 50 là bội chung của a, b
* Đáp án: a) - 3) ; b) - 4) ; c) - 1)
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm vững thế nào là ước chung, bội chung của hai hay nhiều số; cách tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số.
- Xem lại các bài đã chữa, hoàn thiện các phần còn lại, bài138 SGK tr. 54; HS khá làm các bài 172, 173, 174, 175 SBT.
- Chuẩn bị bài “%17. Ước chung lớn nhất”.
.......................................................................
Văn Luông, ngày: ...../10/2012.
Đã soạn hết tiết 28 ® tiết 30.
Duyệt của tổ chuyên môn
TT
Bùi Mạnh Tuyến
File đính kèm:
- So hoc 6 - tiet 28, 30, mau moi.doc