Bài giảng Lịch sử văn minh thế giới - Bài: Con đường to lụa - Phạm Đắc Thanh Thủy

Con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, nó gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn giữa Đông và tây.

 

ppt38 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 02/11/2022 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lịch sử văn minh thế giới - Bài: Con đường to lụa - Phạm Đắc Thanh Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: THS.NGUYỄN ĐỨC HOÀ ĐỀ TÀI: 3 SVTH: PHẠM ĐẮC THANH THỦY TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI CON ĐƯỜNG TƠ LỤA Con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí , nó gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa . Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những " thương nhân lạc đà ", Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa , tôn giáo đa dạng được hòa trộn giữa Đông và tây . Con đường tơ lụa được coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại Con đường tơ lụa được hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu con đường này được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại Trương Khiên ( 張騫 ) người Trung Quốc là người đầu tiên đặt những viên gạch xây nên nền móng của con đường thương mại này . Vào thời nhà Hán (206 TCN-220), ông phải mang những văn kiện ngoại giao từ Trung Quốc đi về vùng đất phía Tây . Chính chuyến Tây du này đã hình thành nên một con đường thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ . Ông đã viết cuốn sách Triều dã kim tài , đã kích thích mạnh các thương gia Trung Hoa . Sau đó Con đường tơ lụa dần được hình thành , người Trung Hoa mang vải lụa , gấm vóc , sa , nhiễu ... đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa . Trương Khiên ( dưới chân Hắc Sơn , TP Gia Dục Quan (Cam Túc ), TQ) Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu , Hàng Châu , Bắc Kinh ( Trung Quốc ) qua Mông Cổ , Ấn Độ , Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ , Hy Lạp , xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu . Con đường cũng còn đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản . Nó có chiều dài khoảng 7 ngàn cây số ( nghĩa là gần bằng 1/3 chu vi của Quả Đất ). Bản đồ hệ thống con đường tơ lụa . Trường An Khởi điểm của Con đường Tơ lụa Đến thời kỳ thịnh trị của nhà Đường , kinh thành Trường An trở thành điểm đi và đến hai chiều của những đoàn thương nhân đông đảo , những sứ bộ , những tăng đồ và giáo sĩ , và những khách viễn du . Lan Châu Trạm dừng chân đầu tiên trên Con đường Tơ lụa sau điểm khởi hành ở kinh đô Trường An, và là trạm tiếp lương quan trọng trước khi các đoàn thương buôn với người , ngựa và lạc đà bắt đầu hành trình dài xuyên qua hành lang Hà Tây dẫn vào sa mạc Gobi. Nằm ở trung tâm địa lý của nước Trung Hoa cận đại và hiện đại , Lan Châu còn giữ một vai trò rất tế nhị là cân bằng về văn hóa giữa hai thế giới : thế giới của tộc Hán về phía Đông và thế giới của các sắc tộc thiểu số về phía Tây Turpan Trạm dừng chân và tiếp lương thứ hai trên Con đường Tơ lụa , sau Đôn Hoàng . Ra đời cách đây hơn 2,000 năm trong lòng chảo hẹp và trũng nhất của sa mạc Gobi, Kashgar Trạm chuyển tiếp giữa hai phần Đông và Tây của Con đường Tơ lụa . Mảnh đất thường xuyên bị tranh giành giữa người Hán , người Tây Tạng và các bộ tộc Uighur , Kashgar đã trở thành giao điểm quan trọng kể từ khi xuất hiện con đường thông thương giữa Trung Quốc với thế giới phương Tây , và được xem như là “ thành phố bản lề ” giữa sa mạc Gobi và thảo nguyên Trung Á. Thời kỳ đầu , những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương . Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi Nữ hoàng Cleopatra mặc váy lụa Trung Quốc Bất chấp vô số những kỳ quan phương Đông mà các thương gia phương Tây đã miêu tả trong các chuyến đi dọc theo Con đường tơ lụa , vẫn có rất nhiều người hoài nghi việc con đường đó có thực sự tồn tại hay không . Chỉ sau khi cha con nhà thám hiểm người Venezia - Niccolò Polo và Marco Polo - trở về sau chuyến hành trình thứ hai , người ta mới bắt đầu tin rằng Con đường tơ lụa là có thật . Mềm mại và mỏng manh , dẻo dai và quý giá , chất liệu kỳ diệu này đã thu hút trí tưởng tượng của loài người trong hơn 3000 năm . Suốt chiều dài lịch sử , nó mang trong mình một quyền lực kỳ bí . Nhưng hơn thế , nó đã từng là một loại tiền tệ , là công cụ ngoại giao , và là thứ vải vóc của thánh thần . Và , hơn mọi thứ châu báu khác , tơ lụa là chiếc cầu nối giữa phương Đông và phương Tây . Tơ lụa là một đồ tạo tác đã thực sự góp phần hình thành nên lịch sử . Người Trung Hoa chuyển đi tơ lụa , thuốc súng , giấy và gốm sứ bằng Con đường tơ lụa . Đổi lại , những kiến thức về thiên văn học giúp Trung Quốc làm sâu thêm những hiểu biết của mình về vũ trụ . Những bản vẽ Mặt Trăng , ngôi sao đã chứng tỏ sự khao khát tìm tòi của người Trung Hoa về vũ trụ . Một tấm bản đồ tìm được ở Đôn Hoàng , Cam Túc làm người ta phải ngạc nhiên : toàn bộ 1500 vì sao mà con người biết đến 8 thế kỷ sau này đều giống với những gì đã được tả trong tấm bản đồ đó . Còn từ phương Tây đã du nhập vào những hàng hoá đặc biệt quý hiêm như styrax , một loại nhựa thông dùng làm dược liệu và điều chế nước hoa Sò Murex Một trong những hàng hoá giá trị du nhập vào Trung Hoa trên con đường tơ lụa là Murex , một loại thuốc nhuộm tự nhiên không phai và có màu tím đế vương . Chất thuốc nhuộm này được chiết xuất từ một loại vỏ sò chỉ có ở Địa Trung Hải Một mặt hàng xuất khẩu giá trị khác của phương Tây là Cobalt từ Iran. Vật liệu này nóng chảy ở nhiệt độ cao và rất thích hợp để tạo nước men trang trí màu xanh da trời trên đồ sứ . Gốm màu Cobalt Gốm màu Cobalt Với tư cách một hàng hoá giá trị , tơ lụa trở thành vật thay thế cho tiền mặt , và là một loại hình tiền tệ phổ biến suốt dọc con đường tơ lụa , cũng như tại những thành phố ở hai đầu tuyến đường : ở Trung Hoa , Byzantine, Ba Tư và Tây Âu . Tơ lụa trở thành một loại tiền tệ tiêu chuẩn . Một đồng tiền vàng tương đương với 8 tấm lụa , một nữ nô tương đương với 41 tấm , và một con ngựa giá 100 tấm . Tơ lụa và các hàng hoá khác không phải là những thứ duy nhất luân chuyển trên con đường tơ lụa . Những nhà truyền giáo , những khách hành hương , họ mang theo tín ngưỡng của mình . Và một trong những tín ngưỡng mạnh mẽ nhất , chính là đạo Phật . _ Dọc theo Con đường tơ lụa có sự hoà trộn và biến hoá trong đức tin tại các địa phương khác nhau đã làm nảy sinh nhiều kiểu đạo Phật khác nhau và có khi không hề giống với đạo Phật nguyên thủy tại Ấn Độ . _ Nghệ thuật Hy Lạp đã truyền đi dọc theo đường Tơ Lụa từ Hy Lạp qua nhiều thành thị đến miền Bắc Ấn Độ , rồi sang Trung Hoa và Nhật Bản bằng 2 đường chính yếu : một là đường ngang qua Ấn Độ , một đi lên phía Bắc tới Hắc Hải , nơi có một số bộ lạc của dân du mục với nếp sống khác biệt . Kết quả của sự giao lưu này là văn hóa Gandhara ra đời , mà ngày nay còn ảnh hưởng ở vùng Peshawar, tây bắc Pakistan. Điều này đã hợp nhất nghệ thuật Hy Lạp và Phật giáo thành một dạng độc đáo , nhiều bức tượng Phật thấp thoáng hình ảnh của Hercules – hình ảnh một vị thần trong thần thoại Hy Lạp . Cư dân Kushan là những người đầu tiên thể hiện Đức Phật trong hình dạng con người , trong khi tại thời điểm này những nghệ sỹ thích dùng các biểu tượng như dấu chân , cây khai sáng để hình tượng hóa bởi họ lo ngại xúc phạm đến thánh thần . Ảnh hưởng của nghệ thuật Hi Lạp ( Gandhara ) Ảnh hưởng của mĩ thuật Hi Lạp ( Các đặc tính khác của nghệ thuật Hy Lạp cũng tìm đường thâm nhập vào nghệ thuật hình tượng của Phật giáo , đó là Hy Lạp tôn sùng mỹ lệ nhưng khi La Mã chiếm đoạt Hy Lạp thì ý niệm mỹ lệ dần dần biến thể thành ý niệm về sự tàn tạ , hư hao . Trong nghệ thuật Gandhara , điều nầy có thể nhìn thấy qua pho tượng tạc đức Phật trong giai đoạn tìm đạo và tu theo lối khổ hạnh . Nghệ thuật Gandhara đã tạo ra một số tác phẩm mô tả giai đoạn hành xác nầy rất tượng hình với thân thể gầy đét , khuôn mặt già nua , xương sống xương sườn trên người lộ rõ . _ Hình người không phải là vật duy nhất được chuyển đi trên đường Tơ Lụa mà hình ảnh sư tử cũng được phô bày trong nghệ thuật Gandhara nói chung và nghệ thuật Phật giáo nói riêng . Sư tử là hình tượng đã có từ rất lâu , trước cả nghệ thuật Hy Lạp nhưng sư tử được xem như biểu tượng thiêng liêng của con người thì là chuyện lạ lùng . Tại Gandhara , người ta tìm thấy những tượng hay cặp tượng sư tử khắc trên đá như là biểu tượng của đức Phật , hay của giòng họ đức Phật , của vua Asoka , của người Kushan , và hình ảnh sư tử đã theo đường Tơ Lụa tới Trung Hoa , rất thịnh hành vào thời nhà Đường tức là vào thế kỷ thứ 7, 8, 9 sau Tây lịch . Tượng sư tử đá ở chùa Phật Tích Đầu trụ cột đá Vua A- Dục được làm bằngmột khối đá lớn , khắc bốn đầu sư tử ở bốn mặt,đặt trên pháp luân , đây cũng là quốc ấn của triều đại của Vu A- Dục _   Còn một con đường tơ lụa nữa là từ Quảng Châu đáp thuyền qua eo biển Ma-lắc-ca, đến Xích Lan , qua Ấn-độ và đến Đông Phi. Mọi người gọi con đường này là “con đường tơ lụa trên biển”. Theo các cổ vật được khai quật tại Xô-ma-li-a ...ở vùng đông Phi, con đường tơ lụa trên biển này được hình thành vào thời kỳ Nhà Tống Trung Quốc. Hồi chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư dần học được cách làm tơ lụa của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa Theo bà Susan Whitfield, "Con đường tơ lụa là con đường : Thương mại , Du hành , Chiến tranh và Niềm tin " THE END

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_van_minh_the_gioi_bai_con_duong_to_lua_pha.ppt