1. Kiến thức : Giúp học sinh thấy được:
-Những nét cơ bản về tình hình chính trị, quân sư, pháp luật thời Lê Sơ.
-Thời Lê Sơ, nhà nước quân chủ TW tập quyền được xây dựng và củng cố vững mạnh, quân đội hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện thường xuyên; pháp luật có những điều khoản tiến bộ, đã quan tâm, bảo vệ phần nào quyền lợi cho dân chúng và khuyến khích sản xuất phát triển.
2. Tư tưởng:
-Nâng cao lòng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc về thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh cho học sinh
3. Kỹ năng : So sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
-Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Kiển tra bài cũ:
5 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Nguyễn Thị Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527)
Tuần 20
Tiết 40
Ngày soạn: 5/2/2006
Ngày dạy: 7/2/2006
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Giúp học sinh thấy được:
-Những nét cơ bản về tình hình chính trị, quân sư,ï pháp luật thời Lê Sơ.
-Thời Lê Sơ, nhà nước quân chủ TW tập quyền được xây dựng và củng cố vững mạnh, quân đội hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện thường xuyên; pháp luật có những điều khoản tiến bộ, đã quan tâm, bảo vệ phần nào quyền lợi cho dân chúng và khuyến khích sản xuất phát triển.
2. Tư tưởng:
-Nâng cao lòng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc về thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh cho học sinh
3. Kỹ năng : So sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
-Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Kiển tra bài cũ:
-Thuật lại diễn biến chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang. Ý nghĩa của chiến thắng đó? ( là trận quyết chiến chiến lược, tiêu diệt ý chí xâm lăng của quân Minh, buộc chúng phải xin hoà, rút quân về nước. Chiến tranh kết thúc)
-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Giới thiệu bài mới: Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lập ra triều đại nhà Lê ( sử thường gọi là Lê Sơ để phân biệt với triều Lê của Lê Đại Hành). Nhà Lê bắt tay ngay vào việc xây dựng bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội, luật pháp nhằm ổn định tình hình xã hội, phát triển kinh tế. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về công cuộc xây dựng bộ máy chính quyền, tổ chức quân đội và luật pháp thời Lê Sơ
2.Dạy – học bài mới:
I.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
1.Tổ chức bộ máy chính quyền:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Vua
Các bộ
(Bộ Binh, Bộ Hộ,BộHình, Bộ Lai, Bộ Lễ, Bộ Công)
Giảng:Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, xưng là Lê Thái Tổ, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long ( Đông Quan); tiến hành xây dựng lại bộ máy nhà nước mới
-GV treo bảng phụ. Học sinh quan sát sơ đồ.
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời lê sơ.
Các Phủ, Huyện ( miền núi gọi là châu)
Các xã
Các đạo
( thời Thái Tổ, Thái Tông có 5 đạo, từ thời Thánh Tông có 13 đạo thừa tuyên)
-?H:Dựa vào sơ đồ, hãy mô tả bộ máy nhà nước thời Lê Sơ?
GV phân tích thêm: Thời Lê Sơ, vua nắm mọi quyền hành, kể cả tổng chỉ huy quân đội, bãi bỏ những chức vụ cao nhất: Tể tướng, đại tổng quản, hành khiển.
-Các cơ quan chuyên môn: Hàn Lâm Viện ( soạn thảo công văn); Quốc sử Viện ( Viết sử) Ngự sử đài ( can gián vua và triều thần)
-?HS quan sát lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê Sơ. Đọc tên 13 đạo thừa tuyên và xác định những vị trí.
-?H:Quan sát lược đồ nước Đại Việt thời Lê Sơ và cho biết lãnh thổ có gì khác với nước Đại Việt thời Trần?
( Khác với thời Trần; lãnh thổ nước Đại Việt thời Lê Sơ được mở rộng hơn)
GV: Đó là kết quả của việc khẩn hoang, đoàn kết trong lao động, xây dựng đất nước của các TP dân tộc trong đại gia đình các DT Việt Nam
-GV đọc đoạn in nghiêng nói về nhiệm vụ của mỗi ti ( thay cho chức An Phủ sử trước đây)
-?H:So với bộ máy nhà nước thời Lý – Trần, bộ máy nhà nước thời Lê có gì khác?
( Hoàn chỉnh , chặt chẽ)
Nêu biểu hiện:
+Vua nắm mọi quyền hành, có quyền tuyệt đối
+Giúp vua có các bộ ( 6 bộ)
( chuyên trách từng mặt của công việc cai trị)
+Chính quyền ĐP tổ chức chặt chẽ do 3 ti quản lý các mặt của từng đạo
*GV chuyển ý sang mục 2
-Ở TW: Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành. Giúp việc cho vua có các quan đại thần, các quan thượng thư của 6 bộ . Ngoài ra, còn có các cơ quan chuyên môn.
-Ở ĐP: Cả nước chia thành 5 đạo, đế thời Lê Thánh Tông chia thành 13 đạo thừa tuyên
-Mỗi đạo đặt 3 ti ( Đô Ti, thừa ti, Hiến Ti) để trông coi các hoạt động của mỗi đạo.
-Dưới đạo là Phủ, huyện ( miền núi gọi là châu) ; cuối cùng là xã.
® Bộ máy hoàn chỉnh, chặt chẽ nhất so với bộ máy nhà nước từ thời Lê Thánh Tông trở về trước
2. Tổ chức quân đội:
-?H:Quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào?
-Học sinh đọc đoạn in nghiêng trong SGK “ vua Lê Thánh Tông tội phải tru di”
-?H:Qua đó, em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước?
( kiên quyết bảo vệ và trừng phạt nghiêm khắc những hành động làm nguy hại đến sự sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc)
GV sơ kết mục 2:Tổ chức quân đội thời Lê Sơ giống với thời Lý – Trần nhưng có điểm khác là không có quân đội của các vương hầu như Trần, vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội.
-GV chuyển ý sang mục 3
-Tổ chức theo chế độ “ ngụ binh ư nông”
-Có 2 bộ phận chính:
+Quân triều đình
+Quân địa phương
-Được tổ chức chặt chẽ, có đủ binh chủng, vũ khí nhiều loại.
3.Luật pháp:
Giảng:Khi bắt tay vào xây dựng đất nước, Lê Lợi đã chú ý đến xây dựng pháp luật. Tiếp đó là các vua: Thái Tông, Nhân Tông. Đặc biệt, đến đời vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và xây dựng nên 1 bộ luật mới gọi là bộ quốc trều hình luật ( luật Hồng Đức)
-?H:Luật Hồng Đức được ban hành dười thời vua nào? Cho biết nội dung cơ bả của luật Hồng Đức
-?H:Qua nội dung trên, em có suy nghĩ gì về bộ luật Hồng Đức? ( tiến bộ, vừa bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến thống trị vừa phần nào thoả mãn được yêu cầu của nhân dân giúp nhà nước quản lý xã hội tốt hơn
-GV mở rộng: Đây là bộ luật lớn nhất, có giá trị nhất thời phong kiến nước ta.
-Luật Hồng Đức được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông
-Nội dung:
+Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
+Bảo vệ quyền lợi của quan lại, Địa chủ phong kiến
+Bảo vệ chủ quyến uốc gia, phát triển kinh tế, truyền thống dân tộc, quyền lợi cho người phụ nữ
3. Củng cố bài học:
-Hãy vẽ và trình bày sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
-Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp?
( +Làm cho bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ.
+Ban hành luật Hồng Đức, hoàn thiện; là bộ luật lớn nhất, có giá trị nhất thời phong kiến nước ta)
4.Hướng dẫn về nhà:
-Học bài theo câu hỏi SGK
-Chuẩn bị Phần II: Tình hình kinh tế – xã hội.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_7_bai_20_nuoc_dai_viet_thoi_le_so_1428.doc