Hay tin Ngô Quyền ra Bắc, Kiều Công Tiễn liền cho người sang cầu viện Nam Hán. Nhân cơ hội đó, vua Nam Hán quyết định cử quân sang xâm lược nước ta.
Năm 938, vua Nam Hán cử con trai là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo binh thuyền tiến vào nước ta. Bản thân vua Nam Hán đích thân chỉ huy một đạo quân đóng ở Hải Môn, sẵn sàng tiếp ứng cho con.
15 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 01/11/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Tiết 32, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Hoàng Hà Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 27
NGÔ QUYỀN
VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
NĂM 938
Kiểm tra bài cũ:
Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ như thế nào?
Những cải cách của Khúc Hạo để củng cố chính quyền tự chủ?
Trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất?
Bài mới:
Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?
Âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán:
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị thuộc tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin, Ngô Quyền liền tập hợp lực lượng tiến ra Bắc trừng phạt tên phản bội.
Hay tin Ngô Quyền ra Bắc, Kiều Công Tiễn liền cho người sang cầu viện Nam Hán. Nhân cơ hội đó, vua Nam Hán quyết định cử quân sang xâm lược nước ta.
Năm 938, vua Nam Hán cử con trai là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo binh thuyền tiến vào nước ta. Bản thân vua Nam Hán đích thân chỉ huy một đạo quân đóng ở Hải Môn, sẵn sàng tiếp ứng cho con.
Kế hoạch chống giặc của Ngô Quyền:
Năm 938, sau khi hay tin quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, Ngô Quyền liền đem quân tiến ra Bắc để bắt giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị đánh giặc.
Dự đoán địch sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã chọn nơi này làm nơi quyết chiến tiêu diệt giặc.
Ngô Quyền cho quân đóng cọc dưới lòng sông, các cọc được vút nhọn đầu và bịt sắt được đóng xuống lòng sông theo hình chữ chi.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
Diễn biến:
Cuối năm 938, đoàn quân xâm lược của Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta.
Ngô Quyền cử Nguyễn Tất Tố chỉ huy một đạo quân dùng thuyền nhỏ bơi ra khiêu chiến, nhử địch tiến sâu vào trong bãi cọc (lúc này nước triều còn cao nên quân Nam Hán không nhìn thấy bãi cọc).
Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền liền dốc toàn lực đánh bật trở lại.
Bị bất ngờ, quân Nam Hán liền quay thuyền chạy ra biển. Trong lúc tháo chạy, thuyền của chúng đã va vào cọc ngầm vỡ tan tành.
Quân ta truy kích quyết liệt, quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Lưu Hoằng Tháo cũng bỏ mạng tại trận.
Kết quả
Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hay tin con tử trận, hốt hoảng thu quân về nước.
Trận Bạch Đằng kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về quân ta.
Ý nghĩa lịch sử
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra một thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho đất nước.
Lăng Ngô Quyền
(Ba Vì – Hà Tây)
Củng cố bài:
Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ hai?
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng?
Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào?
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_6_tiet_32_bai_27_ngo_quyen_va_chien_th.ppt