Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Chương 1, Bài 1: Lịch sử là gì?

Em hãy mô tả:

+ ngôi nhà em đang ở vào thời điểm hiện tại

+ ngôi trường tiểu học nơi em đã học xong, vào thời điểm hiện tại

+ một người mà em yêu quý nhất vào thời điểm hiện tại

* hình thức: viết thành đoạn văn trên ô chat, hoặc suy nghĩ một lúc (2 – 3 phút) rồi giơ tay phát biểu).

=> những miêu tả của các em có giống nhau không ? Vì sao ?

 

pptx36 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Chương 1, Bài 1: Lịch sử là gì?, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI, CHÚC CÁC EM THẬT NHIỀU SỨC KHỎE VÀ HỌC GIỎI NHÉ! MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 6 Năm học: 2021-2022 Một số chuẩn bị và lưu ý với học sinh: Học sinh phải chuẩn bị các loại sách sau: Giới thiệu chương trình và các quy định Học phần Lịch sử của bộ sách. Phần lịch sử có 21 bài (xem mục lục cuối sách) giới thiệu xã hội nguyên thuỷ và lịch sử cổ đại của thế giới, Việt Nam Học sinh chuẩn bị đủ sách và tập, bút để nghe giảng, hoạt động và viết bài. Khi cần phát biểu thì học sinh giơ tay, hoặc có thể ghi vào ô chat để giáo viên biết, tiện cho việc giải đáp thắc mắc. Khi cần trao đổi thêm, học sinh có thể trao đổi qua zalo của giáo viên: 0707605583 Các cột điểm: điểm kiểm tra thường xuyên là 4 cột, kiểm tra giữa kỳ là 1 cột (nhân hệ số 2) và kiểm tra định kỳ (nhân hệ số 3). + Cách kiểm tra thường xuyên: Trả bài đầu giờ: làm bài tập, các câu hỏi ngắn với kiến thức bài trước Trong giờ học, làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên Thông tư số 22 (7/2021) về quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh Phạm vi áp dụng: từ năm học 2021 – 2022 về sau Đánh giá theo các mức: * Học lực: + Tốt: điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có đạt từ 8,0 điểm trở lên. + Khá: điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn đạt từ 6,5 điểm trở lên + Đạt: c ó nhiều nhất 01 môn học được đánh giá mức “Chưa đạt” , ít nhất 06 môn có điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 5,0 điểm trở lên, không có môn học nào dưới 3,5 điểm . + Chưa đạt: các trường hợp còn lại. CHƯƠNG I: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ ? Bài 1: Lịch sử là gì ? Hoạt động khởi động Em hãy mô tả: + ngôi nhà em đang ở vào thời điểm hiện tại + ngôi trường tiểu học nơi em đã học xong, vào thời điểm hiện tại + một người mà em yêu quý nhất vào thời điểm hiện tại * hình thức: viết thành đoạn văn trên ô chat, hoặc suy nghĩ một lúc (2 – 3 phút) rồi giơ tay phát biểu). => những miêu tả của các em có giống nhau không ? Vì sao ? I. Lịch sử và môn lịch sử Em đã học môn lịch sử ở chương trình lớp mấy ? Hãy kể một số sự kiện lịch sử mà em nhớ sau khi học chương trình lịch sử - địa lý 4 và 5 Em hãy chỉ ra quá trình sinh ra lớn lên và phát triển của con người? Bản thân em đang ở quá trình nào ? Câu hỏi: Quá trình đã diễn ra chưa? * Bài tập trắc nghiệm: (Chọn đáp án đúng) Những gì đã diễn ra, đã xảy ra, người ta gọi là: a. Hiện tại b. Quá khứ c. Tương lai Khái niệm Lịch sử được hiểu như thế nào ? Nêu một số ví dụ cụ thể Lịch sử : là những gì đã xảy ra, đã diễn ra trong quá khứ, sự thay đổi của sự vật theo thời gian. Môn lịch sử : là môn học tìm hiểu các hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện nay. Các ví dụ: sự kiện 2/9/1945, khởi nghĩa Lam Sơn, Quang Trung đại phá quân Thanh (1789) Theo em, những câu hỏi nào sẽ được đặt ra khi tìm hiểu hình 1.1 ? (đọc thêm ở phần “Em có biết”) đó là các câu hỏi: ở đâu, khi nào, ai liên quan đến, vì sao lại xảy ra, ý nghĩa Hs luyện tập cách đặt câu hỏi (qua ô chat, hoặc phát biểu). GV yêu cầu Hs sử dụng các ví dụ trước đó để tập đặt câu hỏi. Hãy đặt các câu hỏi liên quan đến bức hình trên. Luyện tập đặt câu hỏi với các ví dụ: sự kiện 2/9/1945, khởi nghĩa Lam Sơn, Quang Trung đại phá quân Thanh (1789), Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (938) II. Vì sao phải học lịch sử ? Sự thay đổi của các sự vật, hiện tượng theo thời gian đó được gọi là gì? Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau đây của Bác Hồ: Rút ra từ khoá, nội dung cơ bản trong câu thơ của Bác. Điền vào chỗ trống vào đoạn văn sau với các từ ngữ gợi ý sau: Quá khứ Cội nguồn Bài học kinh nghiệm Tương lai Đấu tranh Thời gian Đáp án: cội nguồn, đấu tranh, bài học kinh nghiệm, tương lai Em hiểu như thế nào về bức hình 1.2 và câu ca dao? Gợi ý trả lời: - Diễn ra ở đâu, vào thời gian nào, những ai đã tham dự, ý nghĩa Đáp án: Diễn ra ở đền Hùng (Phú Thọ) Vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hằng năm Toàn thể người dân đều được tham dự Ý nghĩa: nhớ về cội nguồn (vua Hùng dựng nước) Học lịch sử để: - biết được cội nguồn của tổ tiên - Biết được ông cha ta phải lao động sáng tạo như thế nào để có cuộc sống như hôm nay - Đúc kết các bài học kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và tương lai. III. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu Tư liệu lịch sử là gì ? Có mấy loại tư liệu lịch sử ? Đó là những loại nào ? Tư liệu lịch sử: là những dấu tích của người xưa được lưu lại Có 4 loại tư liệu: + Tư liệu gốc + Tư liệu truyền miệng + Tư liệu hiện vật + Tư liệu chữ viết Nối dữ liệu ở hai cột bên dưới để mô tả đặc điểm các loại tư liệu lịch sử Trong số 4 loại tư liệu trên, theo em loại tư liệu nào có giá trị lịch sử xác thực nhất ? Hãy chứng minh qua một nguồn sử liệu cụ thể trong bài. III. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu Tư liệu lịch sử: là những dấu tích của người xưa được lưu lại Tư liệu gốc là loại tư liệu ghi lại trực tiếp các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ Tư liệu truyền miệng gồm truyền thuyết, dân ca, thần thoại được truyền qua nhiều đời Tư liệu chữ viết bao gồm các bản chép tay hay in trên giấy, viết trên mai rùa hay vỏ câykhắc hoạ tương đối đầy đủ về mọi mặt của sự kiện lịch sử đã xảy ra Tư liệu hiện vật là những dấu tích của người xưa còn giữ được trong lòng đất như công trình kiến trúc, đồ gốm, tác phẩm nghệ thuật Quan sát các bức hình từ 1.3 đến 1.6 trong SGK, trang 12 – 13 và trả lời các câu hỏi sau. Câu hỏi cho hình 1.3 đến 1.6: Hãy sắp xếp các bức hình đó theo đúng loại tư liệu lịch sử em đã học (tư liệu gốc, tư liệu truyền miệng). Trong 4 bức hình đó, hình nào là tư liệu gốc, hình nào không phải là tư liệu gốc ? Vì sao em biết ? 1/ Đánh dấu X vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng.  Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết Lịch sử của dân tộc mình.  Học Lịch sử giúp ta hiểu biết được cội nguồn của dân tộc, biết được công lao sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.  Nhờ có học Lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng và giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại, ta có thêm kinh nghiệm để xây dựng hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.  Lịch sử là chuyện xa xưa chẳng cần biết, có cũng chẳng làm gì vì nó đã đi qua. 2/ Em hãy kể tên những chuyện dân gian có những chi tiết giúp em biết được Lịch sử. Luyện tập và vận dụng Bài tập về nhà Học sinh chọn một trong 3 câu sau để làm bài tập về nhà (có lấy điểm) 1. Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống? Hã y viết một đoạn văn kể về sự kiện lịch sử liên quan đến một trong những di tích đó? 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học (trường được thành lập khi nào? Nó thay đổi như thế nào theo thời gian?...) 3. Có ý kiến cho rằng, lịch sử là những gì đã qua, không thay đổi nên không cần phải học lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không, tại sao ? Có ý kiến cho rằng, lịch sử là những gì đã qua, không thay đổi nên không cần phải học lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không, tại sao ? Gợi ý trả lời: Lịch sử đã qua, không thể thay đổi nên không có giá trị gì. Lịch sử đã qua, không thể thay đổi nhưng cần phải biết để rút ra các bài học lịch sử, kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_6_chuong_1_bai_1_lich_su_la_gi.pptx
Giáo án liên quan