Bài giảng Lịch Sử Lớp 6 - Bài 24 : Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Hoa Lan

Câu hỏi thảo luận: Sau khi bị nhà Hán đô hộ nhân dân huyện Tượng Lâm đã đấu tranh giành độc lập trong hoàn cảnh nào?

-Vào thế kỉ II nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy, nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa.

 -Năm 192-193,nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập.Khu Liên tự xưng vương,đặt tên nước là Lâm Ấp.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 01/11/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch Sử Lớp 6 - Bài 24 : Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Hoa Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24 NƯỚC CHAM-PA Từ thế kỉ II đến thế kỉ X Kiểm tra bài cũ Nước ta thời nhà Đường có gì thay đổi? Trình bày khởi nghĩa Mai Thúc Loan? Diễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng? I) Nước Cham-pa độc lập ra đời -Nước Cham-Pa cổ nằm trong Quận Nhật Nam của Giao Châu(từ Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) đến Quảng Nam). (L ược đồ nước Cham-Pa) * Câu hỏi thảo luận : Sau khi bị nhà Hán đô hộ nhân dân huyện Tượng Lâm đã đấu tranh giành độc lập trong hoàn cảnh nào? -Vào thế kỉ II nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy,nhà Hán tỏ ra bất lực,nhất là đối với các quận xa. -Năm 192-193,nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập.Khu Liên tự xưng vương,đặt tên nước là Lâm Ấp. * Câu hỏi thảo luận : em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-Pa? -Sau khi được thành lập,nước Lâm Ấp có tốc độ phát triển khá nhanh chóng: +Có quân đội mạnh (4-5 vạn quân thường trực) +Hợp nhất 2 bộ lạc Dừa và Cau,tấn công các nước láng giềng phía Bắc,mở rộng lãnh thổ đến tận Hoành Sơn(huyện Tây Quyển),phía nam đến Phan Rang. +Đổi tên nước thành Cham-Pa. +Đóng đô ở Sin-ha-pu-ra(Trà Kiều-Quảng Nam). II) TÌNH HÌNH KINH TẾ VĂN HÓA CHĂM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X * Câu hỏi thảo luận : em hãy cho biết kinh tế chính của Cham-Pa là gì? -Kinh tế chính là sản xuất nông nghiệp: +Cấy lúa 2 vụ. +Làm ruộng bậc thang ở sườn đồi. +Sử dụng công cụ lao động bằng sắt,dùng sức kéo của trâu bò. +Tạo ra guồng xe nước để đưa nước lên ruộng cao. +Trồng cây ăn quả như:cau,dừa,mít; cây công nghiệp như: bông,gai. +Khai thác thổ sản:trầm hương,sừng tê. +Đánh cá. +Nghề gốm cũng khá phát triển. + Thương nghiệp phát triển. Ruộng bậc thang * Câu hỏi thảo luận : Em có nhận xét gì về nền văn hóa,nghệ thuật,kiến trúc của người Chăm? -Nền văn hóa Cham-Pa phát triển rực rỡ phong phú: +Thế kỉ IV,người Chăm-Pa đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ phạn (Ấn Độ). +Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. +Họ tạo ra 1 nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là:tháp Chăm,đền tượng và các bức chạm nổi tiếng. +Ngoài ra người Chăm còn có tục hỏa táng người chết,ăn trầu cau,ở nhà sàn. Tháp po-sa-nu (Phan Thiết) Vũ công ở thánh địa người Chăm Pa Thánh địa Mỹ Sơn * câu hỏi thảo luận: quan hệ giữa người Chăm với người Việt như thế nào? -Họ có quan hệ gần gũi chặt chẽ từ lâu đời với cư dân Việt. -Nhân dân Tượng Lâm,Nhật Nam ủng hộ khởi nghĩa 2 bà Trưng;nhân dân Giao Chỉ,Cửu Chân ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân Tượng Lâm. -Cham-pa cổ là 1 bộ phận của đất nước Việt Nam ngày nay,cư dân Chăm là 1 bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. III) CỦNG CỐ BÀI HỌC Nhà nước Cham-Pa được thành lập và phát triển như thế nào? Những thành tựu về kinh tế và văn hóa của Cham-Pa?vài nét về thánh địa Mỹ Sơn? DẶN DÒ -Học thộc bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa. -Tìm tranh ảnh về văn hóa Cham-Pa. C ám thầy cô và các bạn đã theo dõi phần giáo án HẾT

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_6_bai_24_nuoc_cham_pa_tu_the_ki_ii_den.ppt
Giáo án liên quan