Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế - Huyền Trang

* Triều đình Huế kí hòa ước Giáp Thân công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta.

* Triều đình công nhận nhưng nhân dân không chịu khuất phục.

* Trong triều chia làm hai phái : phái chủ chiến và phái chủ hòa.

 Phái chủ hòa : chủ trương thương thuyết với Pháp.

 Phái chủ chiến : chủ trương chiến đấu chống Pháp.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 08/11/2022 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế - Huyền Trang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11/10/2022 1 Lịch sử 5 Thứ ba ngày 1 3 tháng 08 năm 201 3 Hãy nêu nội dung những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ ? Kiểm tra : Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ có được vua quan nhà Nguyễn chấp thuận không ? Vì sao ? 11/10/2022 3 Bài 3: Cuộc phản cơng ở kinh T hành Huế Nằm ở khu vực Miền Trung nước ta. Là một trong những di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới. Đã từng là kinh đô của nhà Nguyễn. Kinh thành Huế CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ Địa danh nào đây ? Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm bàn 1. Năm 1884, triều đình Huế đã làm gì ? 2. Triều đình Huế công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta nhưng thái độ của nhân dân ta như thế nào ? 3. Lúc này trong triều đình chia làm mấy phái ? Phân biệt điểm khác nhau giữa các phái đó ? Triều đình Huế kí hòa ước Giáp Thân công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta. Triều đình công nhận nhưng nhân dân không chịu khuất phục. Trong triều chia làm hai phái : phái chủ chiến và phái chủ hòa. Phái chủ hòa : chủ trương thương thuyết với Pháp . Phái chủ chiến : chủ trương chiến đấu chống Pháp. Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài Tôn Thất Thuyết đã làm gì ? Để đối phó lại, thực dân Pháp đã làm gì ? Trước sự trắng trợn của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết đã quyết định như thế nào ? Trao đổi nhóm bàn Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết cho lập các căn cứ từ vùng rừng Quảng Trị đến Thanh Hóa. Lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh Pháp. Để đối phó lại, thực dân Pháp đã : Kéo quân từ Bắc Kì vào Huế. Cho mời Tôn Thất Thuyết đến họp để bắt ông. Mặc dù sự chuẩn bị chưa thật đầy đủ, nhưng Tôn Thất Thuyết vẫn quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động. Hoạt động 2 : làm việc theo nhóm. Tường thuật lại diễn biến cuộc phản công ở kinh thành Huế? Đó cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết. Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì chúng tấn công lại. Quân giặc tiến vào kinh thành , mặc sức giết người, cướp của và tàn phá. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. 3. Kết quả và ý nghĩa. Kết quả cuộc phản công ở kinh thành Huế như thế nào ? Cuộc phản công thất bại Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì ? Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị. Tại đây Tôn Thất Thuyết đã làm gì ? Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân khắp nơi đứng lên giúp vua cứu nước Em hiểu thế nào là “Cần vương” ? Cần vương là giúp vua cứu nước. Hưởng ứng chiếu Cần vương nhân dân ta đã làm gì ? Phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước. Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương? Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) do Phạm Bành – Đinh Công Tráng lãnh đạo. Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện thuật đứng đầu. Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương nói lên điều gì ? Chứng tỏ nhân dân ta rất yêu nước, kiên cường đứng lên chống Pháp xâm lược. Cuộc phản công ở kinh thành Huế tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào ? Cuộc phản công ở kinh thành Huế đã khơi dậy, cổ vũ cho tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Kết quả cuộc phản công ở kinh thành Huế như thế nào ? Cuộc phản công thất bại Trò chơi : Có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 2 thông tin : một đúng, một sai. Nhiệm vụ là hãy chọn thông tin đúng và gạch bỏ thông tin sai. Câu 1 : Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi theo phái chủ chiến. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi theo phái chủ hòa. Câu 2 : Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra vào đêm 7 – 5 – 1885. Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra vào đêm 5 – 7 – 1885. Câu 3 : Tôn Thất Thuyết tự ý thảo chiếu Cần vương. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần vương. Câu 4 : Phong trào Cần vương gồm có các cuộc khởi nghĩa : Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy, Yên Thế. Phong trào Cần vương gồm có các cuộc khởi nghĩa : Ba Đình, Hương Khê. Câu 5 : Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến. Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã cùng vua Hàm Nghi ở lại kinh thành Huế để tiếp tục kháng chiến. Em có biết đường phố, địa danh, trường học nào mang tên các lãnh tụ trong phong trào Cần vương ? Đường Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật Trường THPH Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng Ghi nhớ :( SGK trang 9) CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ Năm 1858, sau cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị, ra chiếu Cần vương. Từ đó bùng nổ một phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, gọi là phong trào Cần vương. 25 Bài sau: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_5_bai_3_cuoc_phan_cong_o_kinh_thanh_hu.ppt
Giáo án liên quan