Bài giảng Lịch sử Khối 6 - Bài 3: Nguồn gốc loài người

Theo kinh thánh đạo Thiên Chúa thì đức chúa trời đã dùng đất sét để nặn thành người đàn ông và lấy xương sườn của người đàn ông để tạo ra đàn bà. Từ khi nghe theo lời dụ dỗ của thần rắn ăn trái cấm, biết đến tình yêu vợ chồng, họ rời vườn địa đàng và tạo ra thế giới loài người.

 

pptx29 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lịch sử Khối 6 - Bài 3: Nguồn gốc loài người, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3. NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI Theo kinh thánh đạo Thiên Chúa thì đức chúa trời đã dùng đất sét để nặn thành người đàn ông và lấy xương sườn của người đàn ông để tạo ra đàn bà. Từ khi nghe theo lời dụ dỗ của thần rắn ăn trái cấm, biết đến tình yêu vợ chồng, họ rời vườn địa đàng và tạo ra thế giới loài người. Adam và Eva – thủy tổ của loài người (theo đạo Thiên chúa) Nữ Oa tạo ra con người (theo thần thoại Trung Quốc) Tổ tiên của dân tộc Việt chính là cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ (theo truyền thuyết Việt Nam) Sơ đồ: Quá trình tiến hóa từ Vượn cổ => Người tối cổ => Người hiện đại BÀI 3. NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI Học xong bài này, em sẽ: Mô tả được quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Xác định được dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á. 1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người Dựa vào hình trên kết hợp với thông tin trong SGK, em hãy cho biết quá trình tiến hóa từ Vượn thành người đã trải qua những giai đoạn nào? Vượn người Người tối cổ Người tinh khôn 1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người Vượn người Người tối cổ Người tinh khôn Thời gian xuất hiện Đặc điểm hình dạng Phiếu học tập: 1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người Vượn người Người tối cổ Người tinh khôn Thời gian xuất hiện Đặc điểm hình dạng Khoảng 5- 6 triệu năm trước. Khoảng 4 triệu năm trước. Khoảng 15 vạn năm trước. - Cơ thể có lớp lông. - Có thể đi, đứng bằng 2 chi sau. - 2 chi trước có thể cầm, nắm. - Hoàn toàn đi, đứng bằng 2 chân. - 2 chi trước được tự do để sử dụng công cụ và tìm kiếm thức ăn. - Hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. - Có cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay. Người tối cổ: (Khoảng 4 triệu năm trước) CƠ THỂ CÓ NHIỀU BIẾN ĐỔI - Trán thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao. - Hộp sọ lớn hơn so với loài vượn cổ, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. 1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người Loài vượn hiện nay có còn tiến hóa thành người nữa không? ĐỘNG LỰC của quá trình tiến hóa là: - Sự thay đổi của MÔI TRƯỜNG, KHÍ HẬU QUY LUẬT tiến hóa LAO ĐỘNG 1. Sự xuất hiện và tiến hóa của loài người Xem đoạn phim sau và tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Chỉ ra nguyên nhân: Khiến con vượn từ trên cây xuống đất?  Điều kiện tự nhiên 2. Khiến con vượn từ đi 4 chi sang đi 2 chi sau?  Lao động 3. Khiến người tối cổ từ săn bắt chuyển sang sử dụng công cụ lao động?  Lao động Lao động Vượn cổ (cách đây hàng chục triệu năm) Người tối cổ (Người vượn) (3-4 triệu năm) Đọc SGK, quan sát hình ảnh, trình bày sự xuất hiện loài người? 1. Con người đã xuất hiện như thế nào? Chủ đề 1: XÃ HỘI NGUYEÂN THUÛY Hình 1. Bộ xương phục chế "Người Nê-an-đéc-tan" Hình 2. Bộ xương hóa thạch "Cô gái Lu-cy" Năm 1856, tại thung lũng Nê-an-đéc-tan (Đức), một giáo viên địa phương tìm thấy trong đống đất sét một số mẩu xương và cho rằng đó là xương của người cổ hóa thạch. Ba mươi năm sau, các nhà khảo cổ học mới chứng minh đây là hóa thạch của người nguyên thủy có niên đại khoảng 100.000 năm trước và đặt tên là “Người Nê-an-đéc-tan”. Năm 1974, tại Ê-ti-ô-pi-a (thuộc Đông Phi), các nhà khảo cổ học đã phát hiện khoảng 40% bộ xương hóa thạch của một người phụ nữ, có niên đại khoảng 3,2 triệu năm trước và đặt tên là “Cô gái Lu-cy”. 2. Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam Hiện vật Nơi tìm thấy Di cốt hóa thạch Pôn-đa-ung (Mi-an-ma) Gia-va (In-đô-nê-xi-a) Sa-ra-oắc (Ma-lay-xi-a) Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam) Di chỉ đồ đá A-ni-at (Mi-an-ma) Lang Spi-an (Cam-pu-chia). Kô-ta Tam-pan (Ma-lay-si-a). An Khê, Núi Đọ, Xuân Lộc (Việt Nam). GV gọi HS lên chỉ lược đồ Lược đồ một số di chỉ khảo cổ gắn với dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam Hiện vật Nơi tìm thấy Răng hóa thạch của Người tối cổ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn). Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ An Khê (Gia Lai), Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước) *Ở Việt Nam: Em có biết? Tại di chỉ An Khê (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), người ta đã phát hiện được trên 3000 hiện vật đá (gồm rìu tay, công cụ ghè đẽo thô sơ) có niên đại cách ngày nay 80 vạn năm. Đây là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. VẬN DỤNG Dựa vào các câu chuyện mà em đã đọc, hãy tự sáng tác một câu chuyện để giải thích về nguồn gốc sự xuất hiện loài người. Hạn nộp :______________

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_khoi_6_bai_3_nguon_goc_loai_nguoi.pptx
Giáo án liên quan