Bài giảng Lịch sử Đảng

Chủ trương, nhiệm vụ, những thắng lợi cơ bản và ý nghĩa lịch sử mà Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền cách mạng từ 1930-1945.

Như chúng ta đã biết, ở nước ta, hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc không những đến đời sống của những giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét bóc lột và khủng bố, phong trào đấu tranh của nhân dân ta, làm cho bầu không khí chính trị và kinh tế hết sức ngột ngạt. Mọi tầng lớp xã hội đều mong muốn có những cải cách dân chủ. Đảng Cộng sản Đông Dương đã phục hồi sau một thời kỳ đấu tranh cực kỳ gian khổ, kịp thời lãnh đạo nhân dân ta bước vào một thời kỳ mới.

1. Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ tỉnh

a/ Hoàn cảnh lịch sử:

- Năm 1929 cuộc khủng hoảng kinh tế này càng lan rộng ở các nước TB, chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của CNTB

- Giai cấp TS ở các nước đế quốc đã đặt khó khăn lên vai các nước thuộc địa

- Sự tăng cường bốc lột chính sách khủng bố tràn lan của thực dân pháp làm cho mâu thuẩn giữa nhân dân ta với thực dân pháp ngày càng sâu sắc.

b/ Chủ trương của đảng:

Ngay sau khi ĐCSVN ra đời, đảng chủ trương phát động quần chúng đấu tranh giành tự do dân chủ, cải thiện đời sống; chống địch khủng bố trắng, đòi trả tự do cho những người yêu nước bị bắt; đòi bồi thường cho những gia định nạn nhân và làng mạc bị tàn phá.

c/ Nhiệm vụ của đảng:

Từ ngày 14-31/10/1930, Ban chấp hành TW đảng họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương cảng Trung quốc. Hội nghị đã thông qua luận cương chính trị, quyết định đổi tên đảng CSVN thành ĐCS đông dương. Luận cương đã nêu lên những vấn đề cơ bản của Cách mạng Đông dương. Luận cương chỉ rõ: "Cách mạng có 2 giai đoạn, lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền . có tính chất thổ địa và phản đế", đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho đông Dương hoàn toàn độc lập; sau đó chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. Vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính; vô sản đông dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp, với quần chúng cách mạng ở các nước thuộc địa, nữa thuộc địa, nhất là Trung quốc và Ấn độ; phải sử dụng bạo lực cách mạng; " Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở đông dương là cần phải có một đảng cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy CN Các mác và Lê nin làm gốc"

BCH Trung ương chính thức của đảng do Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 của ra gồm 6 Uỷ viên, đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư.

Ngày 18/11/1930, ban thường vụ TW đảng ra Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội Phản đế đồng minh, coi việc đoàn kết toàn dân thành một tổ chức lực lượng thật rộng rãi, lấy công nông là động lực chính, là 1 điều kiện quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền CM 1930-1945 Chủ trương, nhiệm vụ, những thắng lợi cơ bản và ý nghĩa lịch sử mà Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền cách mạng từ 1930-1945. Như chúng ta đã biết, ở nước ta, hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc không những đến đời sống của những giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét bóc lột và khủng bố, phong trào đấu tranh của nhân dân ta, làm cho bầu không khí chính trị và kinh tế hết sức ngột ngạt. Mọi tầng lớp xã hội đều mong muốn có những cải cách dân chủ. Đảng Cộng sản Đông Dương đã phục hồi sau một thời kỳ đấu tranh cực kỳ gian khổ, kịp thời lãnh đạo nhân dân ta bước vào một thời kỳ mới. 1. Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ tỉnh a/ Hoàn cảnh lịch sử: - Năm 1929 cuộc khủng hoảng kinh tế này càng lan rộng ở các nước TB, chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của CNTB - Giai cấp TS ở các nước đế quốc đã đặt khó khăn lên vai các nước thuộc địa - Sự tăng cường bốc lột chính sách khủng bố tràn lan của thực dân pháp làm cho mâu thuẩn giữa nhân dân ta với thực dân pháp ngày càng sâu sắc. b/ Chủ trương của đảng: Ngay sau khi ĐCSVN ra đời, đảng chủ trương phát động quần chúng đấu tranh giành tự do dân chủ, cải thiện đời sống; chống địch khủng bố trắng, đòi trả tự do cho những người yêu nước bị bắt; đòi bồi thường cho những gia định nạn nhân và làng mạc bị tàn phá. c/ Nhiệm vụ của đảng: Từ ngày 14-31/10/1930, Ban chấp hành TW đảng họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương cảng Trung quốc. Hội nghị đã thông qua luận cương chính trị, quyết định đổi tên đảng CSVN thành ĐCS đông dương. Luận cương đã nêu lên những vấn đề cơ bản của Cách mạng Đông dương. Luận cương chỉ rõ: "Cách mạng có 2 giai đoạn, lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền ... có tính chất thổ địa và phản đế", đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho đông Dương hoàn toàn độc lập; sau đó chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. Vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính; vô sản đông dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp, với quần chúng cách mạng ở các nước thuộc địa, nữa thuộc địa, nhất là Trung quốc và Ấn độ; phải sử dụng bạo lực cách mạng; " Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở đông dương là cần phải có một đảng cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy CN Các mác và Lê nin làm gốc" BCH Trung ương chính thức của đảng do Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 của ra gồm 6 Uỷ viên, đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư. Ngày 18/11/1930, ban thường vụ TW đảng ra Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội Phản đế đồng minh, coi việc đoàn kết toàn dân thành một tổ chức lực lượng thật rộng rãi, lấy công nông là động lực chính, là 1 điều kiện quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. * Những thắng lợi cơ bản mà ĐCS Đông dương đã lãnh đạo nhân dân ta giành được trong Cao trào Xô viết nghệ tỉnh 1930-1931: 1930-1931 là những cuộc đấu tranh của 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riêng (Nam Bộ) tháng 2/1930 - Cuộc bãi công của 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định cuối tháng 3 đầu tháng 4/1930; - Cuộc bãi công của 4.000 công nhân nhà máy diêm Bên Thủy thành phố Vinh ngày 19/4/1930 - Cuộc đấu tranh ngày 1/5/1930 là một bước phát triển của cao trào Cm 1930-1931 diễn ra khắp từ Bắc, trung nam, đĩnh cao của phong trào là sự ra đời của chính quyền xô viết nghệ tỉnh. Lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, công nông VN biểu tình kỷ niệm ngày quốc tế lao động 1/5, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân L. động trong cả nước và thể hiện tình đoàn kết CM với nhân lao động thế giới. * Ý nghĩa lịch sử cao trào 1930-1931 và Xô viết Nghệ tĩnh Thành quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1930-1931 là đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo CM của giai cấp công nhân mà đại biểu là ĐCS Đông dương. Xây dựng được đội quân chủ lực của CM thực hiện được khối liên minh công nông,cổ vũ mạnh mẽ phong trào CM trong cả nước. Khẳng định đưòng lối CM VN do Đảng đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên là hoàn toàng đúng đắn. 2. Cao trào cách mạng 1936-1939 a/ Hoàn cảnh lịch sử: Trước hoạ phát xít và nguy cơ chiến tranh đe doạ loại người, yêu cầu bức thiết của nhân loại là chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình. 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định:     Kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới lúc này là chủ nghĩa phát xít. Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân quốc tế là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc, giành dân chủ và hoà bình. Đại hội đã chủ trương xây dựng sự thống nhất hành động của giai cấp công nhân từng nước và trên toàn thế giới. Mục tiêu là dựa trên mặt trận thống nhất của giai cấp công nhân, thiết lập Mặt trận nhân dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình. Đối với các nước thuộc địa, đại hội chỉ rõ: do tình hình thế giới và trong nước thay đổi, cho nên vấn đề mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt. Đại hội đã thông qua nghị quyết của BCH Quốc tế Công sản tháng 4/1931 công nhận ĐCS đông dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản. Đồng chí Lê Hồng Phòng được đại hội bầu làm uỷ viên BCH quốc tế Cộng sản.  b/ Chủ trương của đảng Tháng 7/1936, ban lãnh đạo của đảng CS đông dương họp ở Thượng hải Trung quốc do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì. căn cứ vào diển biến của tình hình thế giới và trong nước, thấu suốt tư tưởng chỉ đạo của Quốc tế Công sản, Hội nghị quyết định: Mục tiêu trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi dân chủ, dân sinh và hoà bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai. Hội nghị thành lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế đông dương sau đó đổi tên là mặt trận thống nhất dân chủ đông dương, bao gồm các lực lượng cách mạng, các đảng phái dân tộc và cải lương nhằm thống nhất đấu tranh chống phản động thuộc địa và tay sai "đòi những điều dân chủ đơn sơ". Hội nghị quyết định thay đổi các hình thức và phương pháp đấu tranh của quần chúng, từ tổ chức bí mật đấu tranh hợp pháp là chủ yếu chuyển sang tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp và nữa hợp pháp là chủ yếu. Tóm lại: Chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936-1939 chỉ có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình mới, tạo ra cao trào đấu tranh sôi nổi. Qua đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành, có khả năng đối phó với mọi tình huống, đưa cách mạng tiến lên không ngừng c/ Mục tiêu nhiệm vụ: Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi dân chủ, dân sinh và hoà bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi. Các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong năm 1937 và 1938 đã tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược với mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, đã đặt ra nhiệm vụ chính trị cụ thể của cách mạng trong một hoàn cảnh cụ thể, biết tập hợp rộng rãi những lực lượng chính trị dù là bé nhỏ, bấp bênh, tạm thời, sử dụng các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, phù hợp với mục tiêu cụ thể nhằm động viên hàng triệu quần chúng lên trận tuyến đấu tranh cách mạng, chuẩn bị tiến lên những trận chiến đấu cao hơn, thực hiện mục tiêu chiến lược của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936 trở đi khẳng định sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đúng đắn. Song thực tiễn cách mạng diễn ra phong phú hơn, sinh động hơn, đòi hỏi Đảng phải theo dõi, bổ sung và hoàn chỉnh từng bước các chủ trương và biện pháp đấu tranh. Trên tinh thần đó, các Hội nghị lần thứ ba (tháng 3-1937) và lần thứ tư (tháng 9-1937) đã đi sâu hơn về công tác tổ chức của Đảng, quyết định phải chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp được đông đảo quần chúng trong mặt trận chống phản động thuộc địa, chống phátxít, đòi tự do, cơm áo, hòa bình. Tháng 3-1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị toàn thể nhấn mạnh vấn đề lập mặt trận thống nhất dân chủ, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị chủ trương phải sử dụng mọi hình thức để liên hiệp thật rộng rãi các tầng lớp dân chủ, các đảng phái. Để thực hiện nhiệm vụ ấy, Đảng chủ trương phải đấu tranh khắc phục những tư tưởng "tả" khuynh, cô độc hẹp hòi và những tư tưởng hữu khuynh trong việc nhận thức và chấp hành đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh không phù hợp với nhiệm vụ chính trị mới. Hội nghị nhắc nhở phải kiên quyết, triệt để chống bọn tờrốtkít ở Đông Dương. Hội nghị còn quyết định củng cố những cơ sở Đảng đã có, lập thêm cơ sở mới, chú trọng phát triển Đảng ở thành phố, ở các vùng công nghiệp tập trung và các vùng đồn điền, phải chấn chỉnh, củng cố các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, phải giữ đúng nguyên tắc trong quan hệ giữa bộ phận hoạt động bí mật và bộ phận hoạt động công khai của Đảng: "Bí mật với công khai là làm cho công tác của Đảng được thống nhất và chóng phát triển, vô luận công khai hay bí mật đều phải phục tùng cơ quan chỉ huy của Đảng"11. Sđd, tr. 359. Hội nghị bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư của Đảng thay đồng chí Hà Huy Tập. Cuối năm 1938, từ Liên Xô, Nguyễn ái Quốc trở lại Trung Quốc. Người chú ý theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở Đông Dương. Người nhắc nhở Trung ương Đảng cần nắm vững nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng ở Đông Dương lúc này là đấu tranh đòi thực hiện các quyền tự do, dân chủ đơn sơ và cải thiện đời sống, đấu tranh để Đảng được hoạt động hợp pháp; không nên đưa ra những khẩu hiệu quá cao như độc lập dân tộc để đề phòng âm mưu của phátxít Nhật lợi dụng khẩu hiệu đó. Đảng phải tổ chức một mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi, mặt trận ấy không phải chỉ có nhân dân lao động tham gia mà còn phải lôi cuốn cả giai cấp tư sản dân tộc, không phải chỉ có người Đông Dương mà còn có cả những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương nữa. Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. "Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo". . Đảng phải đấu tranh không khoan nhượng chống tư tưởng bè phái, phải chú ý tổ chức học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đảng viên. Tháng 3-1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc, nêu rõ họa phátxít đang đến gần, Chính phủ Pháp hiện đã nghiêng về phía hữu, đang ra sức bóp nghẹt tự do dân chủ, tăng cường bóc lột nhân dân và ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Tuyên ngôn kêu gọi các tầng lớp nhân dân phải thống nhất hành động hơn nữa trong việc đòi các quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc. Mặc dù bọn cầm quyền thực dân đẩy mạnh đàn áp, khủng bố, những cuộc biểu dương lực lượng của đông đảo quần chúng không tổ chức được như những năm trước, nhưng phong trào đấu tranh của quần chúng công nhân và nông dân vẫn tiếp tục nổ ra, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương chống lại chính sách tăng thuế. Số lượng tuy giảm nhiều, nhưng trình độ tổ chức và lãnh đạo các cuộc đấu tranh lại cao hơn. *Những thắng lợi cơ bản mà ĐCS Đông dương đã lãnh đạo nhân dân ta giành được trong Cao trào 1936-1939 Phong trào Đông Dương Đại hội. - Năm 1936, Đảng vận động và  tổ chức  nhân dân thảo ra bản dân  nguyện gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiên tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936) - Các Ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh… ) - Tháng 09/1936 Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo. Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp. Phong trào đón Gô –đa: năm 1937, lợi dụng sự kiện đó Gô đa và Toàn quyền mới sang Đông Dương , Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ . - 1937-1939:  nhiều cuộc mít tinh , biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra, nhân ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội,  Sài Gòn và nhiều nơi  khác  có đông đảo quần chúng tham gia. * Ý nghĩa lịch sử của cao trào CM (1936-1939) Cao trào CM 1936-1939 là cuộc vận động quần chúng sôi nổi chưa từng thấy dưới thời Pháp thống trị. Qua phong trào này đảng giáo dục chính trị cho hàng triệu quần chúng nhất là giai cấp công-nông trong các cuộc đấu tranh từ thành thị đến nông thôn, từ nhà máy, đồn điền, hầm mỏ đến làng mạc thôn xóm, chuẩn bị điều kiện để đưa quần chúng vào những trận chiến đấu quyết lịêt mới trong thời kỳ sau này. 3.Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc cách mạng Tháng Tám (1939-1945) a/ Hoàn cảnh lịch sử: Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, chiến tranh thế giới ảnh hưởng sâu sắc dến tình hình mọi mặt ở Đông dương. b/ Chủ trương, nhiệm vụ của Đảng: Hai tháng sau khi chiến tranh bùng nổ, TW Đảng họp từ ngày 6-8/11/1939 tại Bà Điểm (Gia Định), do đồng chí Nguyễn Văn Cừ, TBT của đảng chủ trì. Hội nghị đã phân tích sâu sắc bản chất cuộc chiến tranh, đặc điểm cơ bản cách mạng Đông dương xác định: Mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng đông dương, làm cho đông dương hoàn toàn độc lập. Hội ghị quyết định thay đổi một số khảu hiệu, chuyển hướng hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh. Tạm gác khẩu hiệu trịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ, chỉ chủ trương trịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai. Không nêu khẩu hiệu chính phủ xô viết công nông binh mà đề ra khẩu hiệu thành lập chính phủ liên bang cộng hòa dân chủ đông dương. Quyết đinh thành lập mặt trận thống nhất dân tộc phản đế đông dương thay cho mặt trận dân chủ đông dương. Từ ngày 6 đến ngày 9/11/1940, hội nghị TW họp tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh). Hội nghị khẳng định chủ trương nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất của Hội nghị TW tháng 11/1939 là đúng. Hội nghị QĐ duy trì lực lượng vũ trang Bắc sơn và chủ trương thành lập những đội du kích hoạt động phận tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ nhân dân, vừa phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc sơn , Vũ Nhai làm trung tâm. hội nghị nhận định rằng điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi nên ko cho phép xứ ủy Nam Kỳ phát động khỏi nghĩa. Ngày 28-1- 1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước. Đồng chí triệu tập hội nghị TW tại Pác Bó từ ngày 10-19/5/1941. Hội nghị đã xác định: Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của đảng ta. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh. Ngày 19/5/1941, mặt trận Việt minh chính thức được thành lập. Các đoàn thể quần chúng đều lấy tên là Hội cứu quốc thay cho hội phản đế trước đây. Hội nghị chủ trương ko giữ khẩu hiệu thành lập Chính phủ Liên bang Công hòa dân chủ đông dương như trước đây mà giải quyết dân tộc trong khuôn khổ từng nước. Hội nghị chỉ rõ: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trong tâm của đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị TW tháng 5/1941 đã hoàn thành đường lối giải phong dân tộc cùng với nghị quyết hội nghị TW năm 1939 và 1940 là một trong những nhân tố đưa đến thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945. Sau HN TW tháng 5/1941, đảng ta bám vào việc triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết, xây dựng Mặt trận Việt minh, phát động phong trào đánh pháp, đuổi nhật, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Thực hiện chủ trương của TW duy trì và phát triển đội du kích Bắc Sơn thành đội cứu quốc quân để làm nòng cốt cho việc xây dựng LL vũ trang cách mạng. Cuối năm 1941, đ/c Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội tự vệ võ trang Cao Bằng để thúc đẩy việc xây dựng cơ sở chính trị và chuẩn bị cho việc xây dựng lực lượng vũ trang. Các nghị quyết HNTƯ (11-1939), (11-1940) và (5-1941) đã phát triển hoàn chỉnh đường lối CM giải phóng dân tộc. Đó là một hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng trên mấy vấn đề chủ yếu sau đây: Nêu cao nhiệm vụ GPDT, giành độc lập hoàn toàn cho đất nước. Chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu vì đế quốc Pháp, Nhật là kẻ thù chủ yếu. Nhiệm vụ chống phong kiến đặt ra thực hiện từng bước và phải đặt dưới nhiệm vụ GP dân tộc. Điều đó phù hợp với nguyện vọng chung của toàn thể dân tộc. Năm 1943, đảng đưa ra đề cương về văn hóa Việt Nam, vũ trang cho toàn Đảng và những người hoạt động văn hóa yêu nước phương hướng chống lại văn hóa phát xít và phong kiến xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng. Tháng 2/1943, ban thường vụ TW đảng họp ở Võng la bàn việc mở rộng mặt trận Dân tộc thống nhất và xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Cuối năm 1944-1945, chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn kết thúc. Đêm 9/3/1945, hội nghị Ban thường vụ TW mở rộng họp ở làng Đình Bảng, Hội nghị quyết định: Phát động một cao trào cách mạng là tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa; tổ chức bộ đội, du kích, thành lập căn cứ địa mới, thống nhất các chiến khu và thành lập Việt Nam giải phong quân; thành lập UBND cách mạng ở những vùng quân du kích hoạt động, sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa. Những quyết định của hội nghị thường vụ TW thể hiện sự mau lẹ, kịp thời, sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo của đảng. Để gấp rút tiến tới khởi nghĩa, TW triệu hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp từ ngày 13-20/4/1945 ở huyện Hiệp Hòa. Hội nghị QĐ những chủ trương quan trọng: Lập chiến khu trong cả nước, nối liên lạc giữa các chiến khu, Trung, Nam xây dựng căn cứ địa kháng Nhật ở những nơi có điều kiện thống nhất VN tuyên truyền giải phóng quân, cứu quốc quân và các lượng lượng vũ trang Cm khác thành VN giải phóng quân. Củng cố và phát triển quân giải phóng. Giải quyết vấn đề vũ khí, quân nhu, xưởng sữa chữa chế súng đạn, dự trữ lương thực. Mở trường quân chính kháng nhật và mở lớp huấn luyện ở các địa phương để đào tạo cán bộ quân sự. Thành lập UB quân sự Bắc kỳ. Từ ngày 14-15/8/1945 TW đảng quyết định họp HN toàn quốc tại tân trào. Hội nghị nhận định: Cơ hội rất tốt cho ta giành chính quyền độc lập đã tới và quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi Đồng minh vào Đông dương. Để đảm bảo tổng khởi nghĩa thắng lợi, hội nghị đề ra 3 nguyên tắc: Tập trung, thống nhất, kịp thời. Ngày 16/8/1945, tại Tân trào, Đhội Quốc dân họp nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh, quyết định thành lập UB giải phóng dân tộc do HCM làm Chủ tịch; quy định quốc kỳ, quốc ca. Đại hội quốc dân thể hiện sự đoàn kết, nhất trí của toàn thể dân tộc trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước, thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng và của Chủ tịch HCM. Trong lãnh đạo, chỉ đạo cao trào CM giải phóng dân tộc 1939 - 1945 Đảng và Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ tinh thần chủ động giành thắng lợi. Đặt ra và tranh thủ tối đa điều kiện thuận lợi của quốc tế. nhưng không ỷ lại trông chờ lực lượng bên ngoài đến giải phóng cho mình, mà quyết tâm đứng lên tự giải phóng, chủ động giành thắng lợi. Đảng đã kết hợp thành công sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại nhưng cái gốc vẫn là sức mạnh dân tộc, là nội lực, là ý chí và quyết tâm tự cứu lấy mình.  Có đường lối đúng, được hoạch định trên cơ sở tư duy chính trị, lý luận cách mạng khoa học và thực tiễn sinh động của xã hội, đất nước là một bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Đường lối có được tổ chức thực hiện, cụ thể hoá và phát triển một cách sáng tạo là thêm sự bảo đảm chắc chắn cho thắng lợi. Đó cũng là một trong những bài học lịch sử quan trọng và chủ yếu của CM tháng Tám năm 1945, rất có ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta hiện nay. * Những thắng lợi cơ bản mà ĐCS Đông dương đã lãnh đạo nhân dân ta giành được trong cao trào 1939-1945 - Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), Nam Kỳ (23/11/1940) và cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Đô Lương (Nghệ An) (13/1/1941), cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. *Ý nghĩa lịch sử của cao trào 1939-1945: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của CM tháng 8/1945 là thành quả tổng hợp của phong trào Cm liên tục trong suối 15 năm sau ngày thành lập ĐCSVN, từ cao trào xô viết Nghệ tỉnh, cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đến phong trào giải phóng dân tộc1939-1945. Sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc quyết đứng lên phá bỏ xiếng xích nô lệ, đập tan ách áp bức thực dân gần 100 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm, xây dựng nên một chế độ XH mới - chế độ dân chủ nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới- kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Thắng lợi của CM tháng 8 là thắng lợi vĩ đại đầu tiên trong ba thắng lợi vĩ đại của cách mạng VN trong thế kỷ XX. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm chủ yếu của CM tháng Tám năm 1945: CM T8 đã đập tan ách áp bức bóc lột cả CN thực dân gấn 100 năm và xoá bỏ chế độ quân chủ đã tồn tại hơn 1000 năm trên đất nước ta. CM T8 thành công mỏ ra kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liên với CNXH từ một nước thuộc địa nữa phong kiến, VN trở thành một quốc gia độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ XH. Thắng lợi của CM T8 đã chứng tỏ rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng CS với đường lối chính trị đúng đắn cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa dù nhỏ yếu vẫn hoàn toàn có khả năng giành thắng lợi. Thắng lợi cuộc CM T8 là thắng lợi đầu tiên cảu CN Mác-Lênin ở một nước thuộc địa nữa phog kiến góp phần làm phong phú kho tàng lý luận CN Mác – Lênin. * Bài học kinh nghiệm: (4 bài học)1. Nêu cao mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc với ý chí tự lực tự cường, kết hợp đúng đắn nhiệmvụ cống đế quốc và chống phong kiến; 2. Đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Việt Minh và các đàon thể cứu quốc, nồng cốt là công nhân và nông dân;3.Nắm vừng thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, chủ động sáng tạo tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền;4. Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng. Có đường lối đúng, được hoạch định trên cơ sở tư duy chính trị, lý luận cách mạng khoa học và thực tiễn sinh động của xã hội, đất nước là một bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Đường lối có được tổ chức thực hiện, cụ thể hoá và phát triển một cách sáng tạo là thêm sự bảo đảm chắc chắn cho thắng lợi. Đó cũng là một trong những bài học lịch sử quan trọng và chủ yếu của Cách mạng tháng Tám năm 1945, rất có ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta hiện nay.

File đính kèm:

  • docBai 2- dang lanh dao gianh chinh quyen 1930-1945.doc
  • docbai 1_su ra doi cua dang csvn.doc
  • docBai 3_dang lanh dao cm 1945-1975.doc
  • docbai 4_ dang lanh dao cmxhcn o mien bac 1954-1975.doc
  • docbai 5 dang lanh dao cmxhcn ca nuoc_1976-1986.doc
  • docBai 8- nguyen tac tap tung dan chu.doc
  • docBai 9_dac diem vai tro noi dung trong dieu kien dang cam quyen.doc
  • docBai 10-xay dung dang trong dieu kien moi.doc
  • doccau 10_lịch su dang.doc
  • docthuy bai 7_hoc thuyet mac lenin ve xd dang.doc
Giáo án liên quan