Bài giảng Lịch sử 6 - Tiết 11, Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

1.Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ?

2.Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ?

3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?

 

ppt25 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 31/10/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lịch sử 6 - Tiết 11, Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
L Ư U Ý về bài học : * Chữ trắng : Nội dung của bài học . * Chữ vàng : Nội dung các em cần ghi . * Chữ xanh : Nội dung câu hỏi . * Chữ đỏ : Nội dung câu hỏi khó . Chương:II THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC :VĂN LANG – ÂU LẠC 1.Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ? 2.Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ? 3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ? 1.Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ? Tiết11 - Bài:10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ. Địa bàn cư trú của người Việt cổ trước đây là ở đâu ? Địa bàn nơi cư trú của người Việt cổ trước đây là vùng chân núi , hang động , mái đá , thung lũng , ven khe , ven suối . Và sau đó địa bàn sinh sống được mở rộng ra sao ? .., sau đó một số người dừng lại,một số đã chuyển xuống trung du,đồng bằng , các vùng đất bãi ven những con sông lớn để sinh sống với nghề nông nghiệp nguyên thuỷ . Phùng Nguyên ( Phú Thọ ) Hoa Lộc ( Thanh Hoá ) Lung Leng ( Kon Tum ) Óc Eo (An Giang ) Các di chỉ có niên đại cách nay 4000-3500 năm HOA LỘC ( Thanh Hoá ) PHÙNG NGUYÊN ( Phú Thọ ) ? Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ của người thời đó ? Công cụ đá nhiều loại mài nhẵn toàn bộ,hình dáng cân xứng Đồ gốm có hoa văn => Trình độ sản xuất ngày càng cao về chế tác công cụ đá&làm gốm .  Qua đọc sách,tham khảo tư liệu &n hìn vào hình, em thấy các nhà khảo cổ đã phát hiện được những gì ở di chỉ HoaLộc &Phùng Nguyên? Công cụ sản xuất của họ có : - Rìu đá có vai, mài nhẵn 2 mặt,bôn đá. - Lưỡi đục hình dáng cân xứng - Bàn mài đá và mảnh cà đá,cưa đá.. - Công cụ bằng xương, sừng nhiều hơn; Đồ gốm xuất hiện phong phú : vò,bình,vại,bát,ca,cốc có chân cao..với hoa văn đa dạng. Xuất hiện đồ trang sức: vòng tay, vòng cổ bằng đá bằng vỏ ốc.. Nghề gốm phát triển  phát minh ra nghề nào ? Luyện kim . Tại sao lại nói : nghề làm đồ gốm phát triển tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim ? Trong tự nhiên , kim loại tồn tại dưới hình thức quặng , nghĩa là không có kim loại nguyên chất . Phải nấu chảy quặng mới lọc ra được kim loại,mà muốn làm nấu chảy quặng phải có độ cao và điều này đã làm được khi người ta đốt lò nung đồ gốm . Sau đó,muốn làm được những công cụ , đồ dùng theo ý mình , người ta không thể ghè đẽo kim loại như ghè đẽo đá mà phải làm khuôn đúc bằng đất sét.Nghề làm đồ gốm đã giúp người ta các khuôn đúc đó.Vì vậy , có thể nói,nghề làm gốm phát triển đã tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim . Đọc mục 2 trang31,32 SGK Thảo luận:  - Cuộc sống của người Việt cổ ra sao? Cuộc sống của người Việt cổ ngày càng ổn định hơn, xuất hiện những bản làng ở ven các con sông lớn: sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai ...với nhiều thị tộc khác nhau.Cuộc sống định cư(sinh sống lâu dài ở một nơi nhất định) đòi hỏi con người lúc đó phải cải tiến hơn nữa các công cụ sản xuất và đồ dùng hàng ngày 2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ?  - Để định cư lâu dài,đòi hỏi con người cần phải làm gì? Để định cư lâu dài, con người cần phải phát triển sản xuất nâng cao đời sống, muốn vậy phải cải tiến công cụ lao động . Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã tìm thấy các loại quặng kim loại, quặng đồng được tìm thấy đầu tiên, thuật luyện kim ra đời. Đồ đồng xuất hiện . Kim loại được dùng đầu tiên là đồng. *Khi phát hiện ra kim loại đồng, người Việt cổ đã nung quặng đồng nóng chảy ở nhiệt độ từ 800-1100 ( Sau đó họ dùng những khuôn đúc đồng bằng đất sét) để đúc được công cụ theo ý muốn, không phải mài đá như trước, những công cụ này sắc bén hơn, năng suất lao động cao hơn : rìu đồng, cuốc đồng, liềm đồng,cày đồng...  Em hiểu như thế nào là thuật luyện kim ? Thuật luyện kim là cách sử dụng kim loại như đồng , kẽm , chì v.v để chế tác ra các công cụ và đồ dùng cần thiết . Xỉ đồng tìm thấy ở phùng nguyên . Một số công cụ đồng:Rìu đồng,cuốc đồng,Cày đồng .  Thuật luyện kim được phát minh, có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của người Việt cổ? Họ tìm ra đồng, có thế làm ra những công cụ theo ý muốn, năng suất lao động cao hơn, của cải dồi dào hơn. Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn. ? Nghề gì xuất hiện tiếp theo nhờ công cụ lao động bằng kim loại ?  Tại sao thuật luyện kim không xuất hiện từ thời Bắc Sơn , Quỳnh Văn ? Ở thời Bắc Sơn , Quỳnh Văn , Hạ Long , ngay cả nghề chế tác đá cũng chưa phát triển , đồ gốm tuy có nhưng còn thô sơ , nhu cầu tăng thêm các loại công cụ tốt hơn đồ đá chưa có . Như vậy , về khả năng cũng như về nhu cầu chế tạo công cụ kim loại đều chưa có . Đọc mục 3 SGK  Những dấu tích nào chứng tỏ người Việt cổ đã phát minh ra nghề trồng lúa nước? 3 Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào? Theo các nhà khoa học: Nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang . Với công cụ (đá, đồng), cư dân Việt cổ sống định cư ở đồng bằng, ven sông lớn, họ đã trồng được các loại rau, củ đặc biệt là cây lúa. Nghề trồng lúa nước ra đời. Hạt gạo cháy Phùng Nguyên . Rìu,cuốc Rìu,cuốc,hạt gạo cháy Phùng Nguyên . Như vậy: cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta. Nghề nông nguyên thủy ra đời, gồm 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.  Các nghề thủ công như đan lát se chỉ dệt vải đều đã có.Họ biết đan nong đôi .se được các loại thừng to và chỉ nhỏ , nhiều đọi se chỉ đã được phát hiện trong các di chỉ văn hoá của thời kì này .  Theo em hiểu, vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các sông lớn? Họ có nghề trồng lúa nước; - Công cụ sản xuất được cải tiến (đồ đồng); Của cải vật chất ngày càng nhiều hơn; Điều kiện sống tốt hơn; Cho nên, họ có thể định cư lâu dài  Việc phát minh ra nghề trồng lúa nước có ý nghĩa gì trong đời sống của con người ? Em thử lấy thí dụ qua chuyện ăn uống hằng ngày của mình để chứng minh ? Thóc gạo – cơm là lương thực chính hằng ngày của chúng ta , không có cơm ăn thì đói . Chính vì vậy mà việc phát minh ra nghề trồng lúa có ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống của con người . Hơn nữa , thóc lúa thu được không phải chỉ để đủ ăn trong một vài ngày như rau , quả , thịt gia súc mà có thể tích trữ trong bình , trong vại để dùng lâu dài . Có thóc lúa để dự trữ ,con người có thể yên tâm làm việc khác hoặc đôi lúc không phải lao động để kiếm thức ăn như trước . Cuộc sống của con người ,do đó , ổn định hơn , đỡ lo hơn và cũng đỡ vất vả .  Theo em biết hiện nay người ta thường trồng lúa ở đâu ? Sơ kết: Trên bước đường phát triển sản xuất để nâng cao đời sống, con người đã biết sử dụng ưu thế của đất đai. Người Việt cổ đã tạo ra 2 phát minh lớn: thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.  Cuộc sống ổn định hơn. *. Củng cố Bài tập:1 Trong các di chỉ được tìm thấy ở Phùng Nguyên,Hoa Lộc,di chỉ nào là quan trọng hơn cả ? a.Đồ trang sức công cụ đá b.Đồ gốm có hoa văn đẹp . c.Cục đồng,xỉ đồng,dây đồng,dùi đồng d.Công cụ bằng xương,sừng S Đ S S Bài tập : 2 Một trong những quê hương của cây lúa hoang là : Việt Nam Bài tập 3 Theo em hai phát minh lớn góp phần tạo ra bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế của con người thời kì này là gì ? thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. .. ................................................................................................... ... Bài tập 4 Em hãy giải thích vì sao con người lại định cư lâu dài ở các đồng bằng ven sông lớn ? a.Thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước . b.Con người đã đủ sức rời khỏi vùng núi trung du,tiến xuống đồng bằng . c.Do dân số ngày càng tăng . d.Cả ba đều đúng . S S S Đ * Thời đại đồ đá bao gồm : Thời đồ đá cũ : + Sơ kì ( khoảng 3,5 triệu năm – 100.000 năm ) Vượn người cao cấp . + Trung kì (100.000 năm – 40.000 năm ) người tối cổ,sống theo bầy . + Hậu kì :(40.000 năm – 14.000 năm ) người tinh khôn,sống theo nhóm . 2 . Thời đồ đá giữa (14.000 – 7.000 năm TCN) 3. Thời đồ đá mới (6.000 – 4.000 năm TCN ) Chế độ thị tộc mẫu hệ *. Thời đồ đồng gồm có : Thời đá – đồng ( đồng đỏ)3.000 – 2.000 năm TCN.Chế độ thị tộc phụ hệ Thời đồng thau (2.000 – 1.000 năm TCN ) * Thời đại đồ sắt ( khoảng 1.000 năm TCN ) *.Về nhà: a.Bài vừa học : Học theo những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài. b.Bài sắp học : Bài 11 Những chuyển biến về xã hội . 1.Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?(Thủ công nghiệp&nông nghiệp-Người phụ nữ & người đàn ông ) 2.Xã hội có gì đổi mới?(chế độ phụ hệ là gì ?) 3.Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào ? 3 1 2 4 Hiện vật tìm thấy ở Phùng Nguyên : 1.Bàn mài . 2.Rìu tứ giác . 3.Rìu có vai . 4.Mảnh vòng và lõi vòng . 5.Mán rỉ đồng . 5

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_6_tiet_11_bai10_nhung_chuyen_bien_trong_do.ppt
Giáo án liên quan