Bài giảng Lịch Sử 6 - Chương III, Tiết 19, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Ngân Thị Hương Thảo

II/ CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG BÙNG NỔ

Ở huyện Mê Linh có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị thuộc dòng dõi Lạc Tướng, cùng chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách đã bí mật kết hợp với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị khởi nghĩa.

ppt58 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 02/11/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lịch Sử 6 - Chương III, Tiết 19, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Ngân Thị Hương Thảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo Viên trình bày : Ngân Thị Hương Thảo GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN LỊCH SỬ KHỐI 6 BÀI 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40). Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Aâu Lạc và chia thành 3 quận : Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Đứng đầu mỗi châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái Thú (người Hán). Nhân dân ta phải nộp nhiều thứ thuế và nhà Hán ra sức đồng hoá nhân dân ta. I/ NƯỚC ÂU LẠC TỪ THẾ KỶ II TCN ĐẾN THẾ KỶ I CÓ GÌ ĐỔI THAY ? II/ CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG BÙNG NỔ  Ở huyện Mê Linh có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị thuộc dòng dõi Lạc Tướng, cùng chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách đã bí mật kết hợp với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị khởi nghĩa. Thái thú Tô Định đã lừa giết hại Thi Sách. Năm 40 Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh. Tương truyền ngày xuất quân bà Trưng Trắc đã đọc lời thề, sau này được viết thành 4 câu thơ: Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này. (Thiên Nam ngũ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII) Hai bà tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng sợ phải bỏ thành trốn về Nam Hải (Quảng Đông) Cuộc khởi nghĩa đền nợ nước trả thù nhà của Hai Bà Trưng hoàn toàn thắng lợi. THÀNH LUY LÂU HIỆN NAY LỄ HỘI HAI BÀ TRƯNG ĐỀN CỔ LOA RỒNG ĐÁ CỔ LOA MŨI TÊN ĐỒNG PHÙ ĐIÊU HAI BÀ TRƯNG ĐỀN CỔ LOA DI TÍCH CỔ LOA DI TÍCH CỔ LOA DI TÍCH CỔ LOA III/ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ. 1/ Nguyên nhân thắng lợi  Tinh thần yêu nước và đoàn kết của nghĩa quân  Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà Trưng. 2/ Ý nghĩa lịch sử  Đem lại độc lập cho đất nước  Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta PHẦN LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ Câu 1: Quan sát sơ đồ sau. Em hãy điền vào các chỗ trống cho biết nhà Hán sắp đặt bộ máy cai trị châu Giao như thế nào ? CHÂU QUẬN HUYỆN Đứng đầu châu là Đứng đầu mỗi quận là Đứng đầu mỗi huyện là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . THỨ SỬ THÁI THÚ LẠC TƯỚNG Câu 2: Aâm mưu nhà Hán khi gộp Aâu Lạc với 6 quận của Trung Quốc: a.Muốn xâm chiếm nước ta lâu dài.  b.Muốn xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới.  c.Muốn biến nước ta thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc  d.Cả ba đều đúng.  Câu 3: Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán nhằm mục đích gì? Kiểm soát dân ta chặt chẽ. b.Vơ vét của cải, chiếm đoạt những sản vật quý c. Dần dần thôn tính đất đai Aâu Lạc d. Đồng hóa dân tộc ta Câu 4: Những nơi nào đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (sắp theo thứ tự) ? a.Mê Linh  Hát Môn  Chu Diên b. Hát Môn  Long Biên  Cổ Loa c. Mê Linh  Cổ Loa  Long Biên d. Hát Môn  Mê Linh  Cổ Loa  Luy Lâu. Câu 5: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? Câu 6: Năm 42, vua Hán đã lựa chọn ai để chỉ huy đạo quân tấn công chiếm lại nước ta ? a.Tiêu Tư  b.Mã Viện  c.Tô Định  d.Trần Bá Tiên  Câu 7 : Đạo quân Hán xâm lược nước ta năm 42 gồm: a. Một vạn quân bộ.  b. Hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền các loại và nhiều dân phu.  c. Hai vạn quân thủy, một vạn quân bộ.  c. Câu a và câu b đúng  Câu 8: Chi tiết nào dưới đây nói lên tinh thần chiến đấu dũng cảm bất khuất của nhân dân ta: a. Giao chiến quyết liệt ở Lãng Bạc  b. Ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất  c. Hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê  d. Cả ba đều đúng  Câu 9: Chính quyền đô hộ bóc lột nhân dân ta bằng cách: a. Bắt dân ta phải nộp nhiều thứ thuế.  b. Dân ta phải lao dịch  c. Dân ta phải nộp cống  d. Cả ba đều đúng  Câu 10: Những chi tiết nào cho em biết dù bị hạn chế nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển ? a.Do những phát hiện được từ các di chỉ, mộ cổ các loại công cụ sản xuất và vũ khí làm bằng sắt  b.Do yêu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta lúc bấy giờ  c.Câu a và b đúng  d.Em có ý kiến khác : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 11: Điều đau khổ nhất trong mọi điều đau khổ của dân ta khi bị phong kiến Trung Quốc đô hộ là: a.Mất nhà cửa  b.Mất nước  c.Mất của cải  d.Mất người thân  Câu 12: Em hãy giới thiệu một vài nơi có đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng  Đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc)  Đền thờ Bà Triệu ở núi Tùng (Thanh Hoá) Lăng Ngô Quyền ở Ba Vì (Hà tây) Câu 13: Tương truyền, ngày xuất quân bà Trưng Trắc đã đọc lời thề, sau này được sách “Thiên Nam ngũ lục” viết thành bốn câu thơ. Em hãy viết lại bốn câu thơ đó. Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này. (Thiên Nam ngũ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII) TRIỆU ĐÀ CAI TRỊ ÂU LẠC BẢN ĐỒ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ I ĐẾN THẾ KỶ III NHÀ HÁN ĐÔ HỘ NƯỚC TA TÔ ĐỊNH LÀM THÁI THÚ GIAO CHỈ NHÀ HÁN BẮT DÂN TA TỪ BỎ PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG DÒNG DÕI HUYỆN LỆNH Ở MÊ LINH TRƯNG TRẮC VÀ TRƯNG NHỊ THI SÁCH, CON TRAI LẠC TƯỚNG CHU DIÊN TRƯNG TRẮC KẾT DUYÊN CÙNG THI SÁCH THI SÁCH BỊ TÔ ĐỊNH BẮT THI SÁCH BỊ XỬ TỬ HAI BÀ TRƯNG CHUẨN BỊ KHỞI NGHĨA NHỮNG NGƯỜI TÀI ỦNG HỘ HAI BÀ RẤT ĐÔNG THUẦN VOI ĐỂ RA TRẬN HAI BÀ TRƯNG LÀM LỄ TẾ TRỜI ĐẤT RA QUÂN GIẾT GIẶC BÀ TRƯNG TRẮC ĐỀN NỢ NƯỚC TRẢ THÙ NHÀ BÀ TRƯNG XUẤT QUÂN TIẾN VÀO MÊ LINH ĐÁNH CHIẾM THÀNH LUY LÂU NGHĨA QUÂN BAO VÂY DINH THÁI THÚ TÔ ĐỊNH TÔ ĐỊNH SỢ HÃI CẢI TRANG TRỐN VỀ NƯỚC HAI BÀ TRƯNG CHIẾN THẮNG TRƯNG TRẮC LÊN NGÔI VUA ĐÓNG ĐÔ Ở MÊ LINH CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_6_chuong_iii_tiet_19_bai_17_cuoc_khoi_nghi.ppt
Giáo án liên quan