Nhóm 1&2: Các loài chim được miêu tả rất sinh động và hấp dẫn là do tác giả quan sát tinh tế và biết chọn ra ở mỗi loài một số nét đặc sắc nổi bật nhất. Hãy chỉ ra những nét đó ở từng loài chim.
Nhóm 3&4: Các loài chim được kể kết hợp với tả và bình luận như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.
17 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lao xao (tiết 2) (trích tuổi thơ im lặng - Duy khán), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các thầy cô đến dự giờ thăm lớp! Lao xao (tiết 2) (Trích Tuổi thơ im lặng - Duy Khán) Thảo luận nhóm Nhóm 1&2: Các loài chim được miêu tả rất sinh động và hấp dẫn là do tác giả quan sát tinh tế và biết chọn ra ở mỗi loài một số nét đặc sắc nổi bật nhất. Hãy chỉ ra những nét đó ở từng loài chim. Nhóm 3&4: Các loài chim được kể kết hợp với tả và bình luận như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài. Bắt đầu Hết giờ 0:00 0:10 0:20 0:30 0:40 0:50 1:00 1:10 1:20 1:30 1:40 1:50 2:00 2:10 2:20 2:30 2:40 2:50 3:00 Nhóm 1&2: Các loài chim được miêu tả rất sinh động và hấp dẫn là do tác giả quan sát tinh tế và biết chọn ra ở mỗi loài một số nét đặc sắc nổi bật nhất. Hãy chỉ ra những nét đó ở từng loài chim. Tác giả đã quan sát tinh tế và chọn miêu tả ở mỗi loài một vài nét đặc sắc nổi bật: Bồ các: tiếng kêu “Các … các … các”, vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh. Sáo sậu, sáo đen: đậu lên lưng trâu mà hót mừng được mùa, tọ toẹ học nói Diều hâu: mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm Chèo bẻo: những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm, mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét” Chim cắt: cánh nhọn như dao chọc tiết lợn, khi đánh nhau, chỉ xỉa bằng cánh. Bìm bịp: kêu “bịp bịp”, trời khoác cho nó bộ cánh nâu, suốt đêm ngày rúc trong bụi cây Nhóm 3&4: Các loài chim được kể kết hợp với tả và bình luận như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài. - Kết hợp tả với kể và bình luận: Chuyện con sáo nhà bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện kể về sự tích con bìm bịp… Nói về họ nhà Sáo: họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho trời đất. Nói về chèo bẻo: chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm. Nói về chim cắt: Chúng là loài quỷ đen, vụt đến vụt biến… cho đến nay chưa có loài chim nào trị được nó. - Tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài: Nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”. Tu hú đến khi mùa vải chín, và khi quả hết, nó bay đi đâu biệt. Bìm bịp kêu thì chim ác mới ra mặt. Diều hâu bắt gà con, chim cắt xỉa chết bồ câu, chèo bẻo đánh diều hâu và chim cắt. Trong bài có sử dụng rất nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng? Đồng dao: Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tú hú lại là chú bồ các. Thành ngữ: dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già, lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn. Cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo. 2. Nghệ thuật miêu tả sinh động Kết hợp tả, kể, nhận xét, bình luận Sử dụng yếu tố dân gian: + Đồng dao + Cổ tích + Thành ngữ Sử dụng cách nói nôm na như lời nói thường Nghệ thuật so sánh, nhân hóa Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim? III. Tổng kết: (ghi nhớ SGK trang 113) Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả bài văn đã vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê. Em có nhận xét gì về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim? Bài tập 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Lao xao” là gì? Em tán thành với ý kiến nào dưới đây: Tự sự Miêu tả Tự sự kết hợp miêu tả Bài tập 2: Có 3 bạn nhỏ sau khi đọc “Lao xao” đã tranh luận với nhau: Đoạn văn này miêu tả trực tiếp các loài chim theo cách nhìn và cảm nhận của người lớn Đây là lời kể của một em bé ở làng quê về các loài chim vì câu chuyện có nói đến chuyện lũ trẻ con xem đàn chèo bẻo cứu bạn. Đây là hồi ức của nhà văn về thời niên thiếu của mình ở làng quê? Em nghĩ bạn nào có lí? Vì sao? Bài tập 3: Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu miêu tả hành động của con diều hâu trong những hình ảnh sau. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng toàn thể các em học sinh.
File đính kèm:
- Lao xao(1).ppt