Bài giảng Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề 5: Em quý trọng bản thân

KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1: Chia sẻ về vẻ ngoài của em

Bước 1: Nhận biết vẻ bên ngoài của em

-GV yêu cầu HS ngồi cạnh nhau chia sẻ với bạn về những nét vẻ bên ngoài của mình, đặc biệt là chia sẻ những nét mà các em thích ở mình

-GV khích lệ những em còn tự ti về vẻ bên ngoài của mình tìm ra những điểm hài lòng

-Lưu ý HS tôn trọng những nét riêng của nhau và nhìn thấy nét đẹp của bạn để đưa ra những điều mình thích ở bạn nhằm khích lệ sự tự tin của bạn

 

docx22 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề 5: Em quý trọng bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN TUẦN 17 BÀI 11: CHÂN DUNG CỦA EM MỤC TIÊU: HS có khả năng: Nêu được những đặc điểm bên ngoài của bản thân Giới thiệu được với bạn bè và mọi người về những đặc điểm bên ngoài của bản thân Yêu thích và hài lòng về vẻ bề ngoài vốn có của bản thân Biết nhận xét, đánh giá vẻ ngoài của bản thân và người khác theo hướng tích cực, từ đó giáo dục lòng nhân ái cho HS CHUẨN BỊ: Giáo viên: -Bài hát (hoặc bài thơ) mô tả vẻ bên ngoài của con người dành cho hoạt động khởi động Học sinh: -Mỗi em chuẩn bị 1 số bức ảnh chụp toàn thân của mình để mang đến lớp CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHỞI ĐỘNG -GV tổ chức cho HS hát 1 bài hát mô tả ngoại hình của con người để tạo hứng thú và liên tưởng của HS về nhận diện vẻ bên ngoài của bản thân -HS tham gia KHÁM PHÁ – KẾT NỐI Hoạt động 1: Chia sẻ về vẻ ngoài của em Bước 1: Nhận biết vẻ bên ngoài của em -GV yêu cầu HS ngồi cạnh nhau chia sẻ với bạn về những nét vẻ bên ngoài của mình, đặc biệt là chia sẻ những nét mà các em thích ở mình -GV khích lệ những em còn tự ti về vẻ bên ngoài của mình tìm ra những điểm hài lòng -Lưu ý HS tôn trọng những nét riêng của nhau và nhìn thấy nét đẹp của bạn để đưa ra những điều mình thích ở bạn nhằm khích lệ sự tự tin của bạn -Yêu cầu HS rèn luyện kĩ năng lắng nghe tích cực và kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình trong quá trình chia sẻ với bạn Làm việc chung toàn lớp -GV khích lệ 1 vài cặp đôi xung phong lên chia sẻ với lớp về những nét bên ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn -GV khen ngợi tính tích cực và mạnh dạn của các em xung phong Bước 2: Tổ chức trò chơi “Đi tìm những lời nhận xét về vẻ bên ngoài của mình” -GV phổ biến cách chơi: +Từng HS chạy đến chỗ các bạn trong lớp xin lời nhận xét “Bạn thích điều gì ở vẻ bên ngoài của tớ?” +Các bạn cho lời nhận xét cần có cách nhìn tích cực về vẻ bên ngoài của bạn để nói cho bạn mình nghe +Trong thời gian 7 phút, từng HS vừa xin ý kiến nhận xét vừa đưa ra ý kiến nhận xét của mình về vẻ ngoài của bạn +Bạn nào thu được càng nhiều ý kiến của các bạn trong lớp càng tốt Chia sẻ những điều mọi người nhận xét về vẻ bên ngoài của mình -2 bạn ngồi gần nhau chia sẻ với nhau về những điều mà mọi người thích ở vẻ bên ngoài của mình -GV gợi ý: từng em có thể bổ sung thêm ý kiến nhận xét của những người khác, có thể chia sẻ cả những điều mình băn khoăn về nhận xét nào đó mà mình cảm thấy chưa thật chính xác Làm việc chung toàn lớp -GV yêu cầu vài HS chia sẻ trước lớp về những nhận xét của mọi người về vẻ bên ngoài của mình -Hỏi: Các em thấy mỗi bạn có những vẻ ngoài khác nhau và đều có điểm đáng yêu không? Kết luận: Mỗi người đều có vẻ bên ngoài khác nhau và đều có những điểm đáng yêu. Ai cũng có quyền tự hào/ hài lòng với vẻ bề ngoài của mình -HS tham gia nhóm đôi -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS trình bày, lắng nghe -HS lắng nghe -HS chia sẻ với nhau theo yêu cầu -HS chia sẻ, lắng nghe -HS lắng nghe THỰC HÀNH Hoạt động 2: Nói lời động viên để giúp bạn tự tin Bước 1: Làm việc cá nhân -GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2/SGK/44 để hiểu rõ nội dung của từng tranh và chuẩn bị câu nóitích cực về vẻ bên ngoài của các bạn trong mỗi tranh Bước 2: Làm việc theo cặp -GV yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh chia sẻ với nhau về câu nói tích cực đã chuẩn bị về vẻ bên ngoài của các bạn trong tranh -GV lấy tinh thần xung phong của các cặp HS chia sẻ với lớp về những nét bên ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn Kết luận: Chúng ta nên có cái nhìn tích cực về vẻ bên ngoài của bản thân và người khác -HS làm cá nhân, thực hiện theo yêu cầu -HS chia sẻ trong nhóm -Đại diện nhóm trình bày -HS lắng nghe VẬN DỤNG Hoạt động 3: Giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu và nhận xét tích cực về vẻ ngoài của người khác -Hỏi: Để cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh, đáng yêu chúng ta cần làm gì hằng ngày? -GV gợi ý HS vận dụng những điều đã học ở các môn học khác và kinh nghiệm đã có trong cuộc sống để đưa ra câu trả lời -GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt lại yêu cầu HS giữ vệ sinh cá nhân, lựa chọn trang phục phù hợp, ăn uống đủ chất, an toàn, để giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu của bản thân -GV yêu cầu HS vận dụng đưa ra những nhận xét tích cực về vẻ ngoài của bạn. Hỏi HS về cảm xúc của các em sau khi nghe những ý kiến nhận xét tích cực của bạn -Yêu cầu HS tiếp tục vận dụng cách nhìn tích cực vẻ bên ngoài của những người xung quanh và nói những lời khích lệ Tổng kết: GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được. rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động -GV đưa thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Ai cũng có những nét bên ngoài đáng yêu. Mọi người nên tự hào và hài lòng với vẻ bên ngoài của mình -HS nêu -HS lắng nghe -HS nêu cảm xúc -HS chia sẻ -HS lắng nghe, nhắc lại CỦNG CỐ - DẶN DÒ -Nhận xét tiết học -Dặn dò chuẩn bị tiết sau -HS lắng nghe SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 17 I.Mục tiêu: - Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua. - GDHS chủ đề 5 “Em quý trọng bản thân” - Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. - Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. - Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. II.Đồ dùng dạy – học: GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: - GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học * Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. *Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua. - Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay). - CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). - CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp). + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. - CTHĐTQ: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. - CTHĐTQ: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới * Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. *Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. - Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban. - CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới. - Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới. Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. - CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các ban. Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời) - CTHĐTQ: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay. - CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. -HS hát một số bài hát. -Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban. - CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - Các ban thực hiện theo CTHĐ. - Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới. - Trưởng ban lên báo cáo. 3. Sinh hoạt theo chủ đề -Tổ chức trò chơi đoán tên bạn dựa trên đặc điểm bên ngoài: GV làm phiếu nhận biết trong đó có nêu 1 vài đặc điểm như: tóc, khuôn mặt, chiều cao, của HS trong lớp cho vào hộp -Mời HS lên bốc thăm, sau đó đọc to, rõ nội dung trong phiếu và có quyền đoán bạn có đặc điểm trong phiếu là ai; nếu không đoán được thì các bạn trong lớp sẽ tham gia đoán. Bạn nào đoán đúng sẽ được khen hoặc thưởng -HS tham gia trò chơi ĐÁNH GIÁ Cá nhân tự đánh giá GV HD HS tự đánh giá việc thể hiện lòng kính yêu thầy cô theo các mức độ dưới đây: -Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau: +Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình và giới thiệu được với bạn +Luôn nói lời khích lệ vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực -Đạt: Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình, nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực nhưng chưa thường xuyên -Cần cố gắng: đã nhận biết được một vài nét bên ngoài của mình, chưa nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực b) Đánh giá theo tổ/ nhóm -GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung -HS tự đánh giá -HS đánh giá lẫn nhau -HS theo dõi 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học của lớp mình. - GV dặn dò nhắc nhở HS -HS lắng nghe TUẦN 18 NGÀY HỘI VÌ SỨC KHOẺ HỌC ĐƯỜNG Bài 12 : GIỮ VỆ SINH CÁ NHÂN I.MỤC TIÊU - HS có khả năng Kể tên và nhận diện được những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ ; - Thực hiện được một số việc làm thể hiện giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày phù hợp với lứa tuổi ; - Rèn luyện thói quen tự giác , tự lực , có trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày . II . CHUẨN BỊ a ) Đối với GV - Đồ dùng dảnh răng , rửa mặt , rửa tay ( chậu nhựa , cốc , khăn mặt , bàn chải đánh răng , kem đánh răng , xà phòng rửa tay ) : Xô đựng nước và nước sạch ; Truyện ngụ ngôn Gấu con bị sâu răng bài hát Rửa mặt như mèo ( sáng tác : Hàn Ngọc Bích ) ; vicleo , tranh ảnh hưởng dẫn cách chỉnh răng , rửa mặt , các bước rửa tay ( ti - vi hoặc máy tính vũ mây chiều , nếu có ) . b ) Đối với HS Nhớ lại các kiến thức đã học của môn Đạo đức , Tự nhiên và Xã hội về nội dung tự Chăm sóc bản thân và giữ vệ sinh cá nhân - Mỗi HS chuẩn bị một khăn rửa mặt cá nhân , TP Thẻ hai mặt : một mặt xanh và một mặt đỏ ; Mỗi tổ chuẩn bị hai đến ba chậu nhựa . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : - GV mở bải hát có nhạc : Rửa mặt như mèo , ... cho HS hát theo và múa phụ hoạ để tạo không khỉ vui tươi , hào hứng trước giờ học . - GV đặt câu hỏi : Những trò chơi bài hát các em vừa được chơi nghe xem nói về điều gì ? Những ai không muốn bị chê “ Rửa mặt như mèo ” HS hát theo và múa phụ hoạ HS trả lời KHÁM PHÁ - KẾT NỐI Hoạt động 1 CHIA SẺ NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ GIỮ VỆ SINH CÁ NHÂN - GV đặt câu hỏi , yêu cầu HS nêu tên những việc mọi người thưởng làm hằng ngày để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ . - Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK , suy nghĩ và vận dụng hiểu biết , kinh nghiệm của bản thân để chia sẻ trước lớp theo gợi ý sau : + Em đã tự làm được những việc nào để giữ vệ sinh cá nhân ? + Kể lại cách em thực hiện một đến hai việc giữ vệ sinh cá nhân mà em đã tự làm được . - GV yêu cầu khi kể , em hãy nói rõ tên việc làm ; thời gian làm việc đó trong ngày , tác dụng và các bước thực hiện việc đó . - Mời lần lượt các em HS trong lớp trình bày , chia sẻ trước lớp . - Gọi HS trong lớp nhận xét và nểu cảm nghĩ của mình về việc bạn đã làm được . Tuyên dương , khen ngợi những HS đã tự thực hiện và kể lại được những việc giữ vệ sinh cá nhân tốt . - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ sau : Quan sát nhóm hình 2 - hoạt động 1 , vận dụng kinh nghiệm , hiểu biết của bản thân để sắp xếp các hình cho đúng trình tự rửa mặt ( 4-3-12 5 : Vò khăn bằng nước sạch - Vắt khăn - Đặt khăn vào hai lòng bàn tay - Lau sạch mất - Lau hai bên má , trán , mũi , cần ) . - Mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả sắp xếp trình tự các bước rửa mặt . - Yêu cầu HS cả lớp lắng nghe bạn trình bày . Kết luận các bước rửa mặt . - Khen ngợi , động viên những nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập Trước khi kết thúc hoạt động 1 , nếu có điều kiện , GV cho HS xem video Vũ điệu rửa tay hoặc video hướng dẫn 6 bước rửa tay . - Nếu không có điều kiện , GV gọi một số HS xung phong trình bày cách rửa tay sạch sẽ ( đã học ở môn Tự nhiên và Xã hội ) , sau đó kết luận cách rửa tay đủng để HS thực hành ở hoạt động 2 . GV kết luận hoạt động 1 : Có nhiều việc các em cần làm để giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ như : đánh răng , rửa mặt , rửa tay , chân , tắm gội . Mỗi việc giữ vệ sinh cá nhân có tác dụng và cách thực hiện khác nhau . Thường xuyên thực hiện đúng cách việc giữ vệ sinh cá nhân sẽ giúp cho cơ thể luôn sạch sẽ , thơm tho , khoẻ mạnh HS nêu tên những việc mọi người thưởng làm hằng ngày để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ HS quan sát các hình trong SGK và trả lời HS trong lớp trình bày HS trong lớp nhận xét và nểu cảm nghĩ HS hoạt động nhóm cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ - HS trong lớp biểu thị sự đồng tình hoặc không đồng tinh với sự sắp xếp các bước rửa mặt của các nhóm bằng cách giơ thẻ học tập . THỰC HÀNH Hoạt động 2 : THỰC HÀNH RỬA MẶT , RỬA TAY a ) Thực hành rửa mặt - Tổ chức cho mỗi nhóm chọn 2 - 3 bạn lên bảng thực hiện các bước rửa mặt . Những HS được nhóm chọn lần lượt lên bảng chọn dụng cụ , đồ dùng cần thiết cho việc rửa mặt , lấy nước sạch cho vào chậu rửa mặt và thực hiện các động tác rửa mặt . HS cả lớp quan sát bạn thực hiện b ) Thực hành rửa tay - Yêu cầu mỗi nhóm cử 3 - 4 bạn lên bảng thực hiện các bước rửa tay ( cử những HS chưa lên bảng thực hiện các bước rửa mặt ) . - GV nhận xét chung kết quả thực hành của HS . Khen ngợi , động viên những HS thực hành tốt trước lớp . Có thể tặng bông hoa cắt bằng giấy màu hoặc phần thưởng nhỏ để khích lệ các em . - HS nhận xét : Bạn đã chọn đúng , đủ đồ dùng cần thiết để rửa mặt chưa ? Rửa mặt có đúng trình tự không ? Có đúng cách không ? Có sạch không ? HS thực hành và nhận xét bạn theo hướng dẫn của GV . - HS khác quan sát , nhận xét tương tự như đã thực hiện ở hoạt động thực hành rửa mặt . VẬN DỤNG Hoạt động 3 THỰC HIỆN CÁC VIỆC GIỮ VỆ SINH CÁ NHÂN HẰNG NGÀY - GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các việc sau : Tự giác rửa mặt , đánh răng , rửa tay chân , tắm gội để rèn luyện thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày . Nhờ bố mẹ , người lớn hướng dẫn thêm những việc bản thân chưa tự làm được hoặc làm chưa đúng trong việc giữ vệ sinh cá nhân - Nhờ bố mẹ , người thân đánh giá việc làm của mình để báo cáo vào giờ học sau . Tổng kết : GV mởi một số HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của các em sau khi tham gia các hoạt động GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ : Hàng ngày , các em cần thực hiện các công việc giữ vệ sinh cá nhân đang tích để giữ cho cơ thể luôn thơm tho , sạch sẽ và mạnh khỏe. HS về nhà thực hiện SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 18 I.MỤC TIÊU - Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua. - GDHS chủ đề 5 “Em quý trọng bản thân” - Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. - Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. - Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: - GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học * Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. *Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua. - Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay). - CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). - CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp). + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. - CTHĐTQ: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. - CTHĐTQ: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới * Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. *Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. - Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban. - CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới. - Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới. Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. - CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các ban. Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời) - CTHĐTQ: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay. - CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. -HS hát một số bài hát. -Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban. - CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - Các ban thực hiện theo CTHĐ. - Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới. - Trưởng ban lên báo cáo. 3. Sinh hoạt theo chủ đề - GV cho HS chia sẻ : Những điều em đã học hỏi và cảm nhận được trong Ngày hội Vì sức khoẻ học đường . Những việc đã làm được ở gia đình để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ . Cảm nhận của bản thân khi làm được những việc đó . - Chơi trò chơi , học múa hát - HS chia sẻ -HS tham gia trò chơi ĐÁNH GIÁ Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây : Tốt : Thường xuyên thực hiện được các yêu cầu sau : + Tự làm được những việc giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày + Giữ vệ sinh cá nhân đúng cách , sạch sẽ . + Tự giác thực hiện việc giữ vệ sinh cá nhân . Đạt : Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên . Cần cố gắng : Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên , chưa thể hiện rõ , chưa thường xuyên b) Đánh giá theo tổ/ nhóm - GV hướng dẫn tổ trưởng nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau : Có chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao thông . - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực , tự giác , hợp tác , trách nhiệm , ... hay không . c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát , tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ nhóm để đưa ra nhận xét , đánh giá chung . -HS tự đánh giá -HS đánh giá lẫn nhau -HS theo dõi 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học của lớp mình. - GV dặn dò nhắc nhở HS -HS lắng nghe TUẦN 19 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Bài 13 : ĂN UỐNG HỢP LÝ I. MỤC TIÊU HS có khả năng : - Nhận biết được việc ăn uống hợp lí và ăn uống có hại cho sức khoẻ , Biết cách tự chăm sóc bản thân bằng việc rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí và tránh việc ăn uống có hại cho sức khoẻ ; Tự giác thực hiện việc ăn uống hợp lý khi ở nhà và ở bên ngoài . - Rèn kĩ năng điều chỉnh bản thân , hành động đáp ứng với sự thay đổi , phẩm chất trung thực , trách nhiệm . II. CHUẨN BỊ a ) Đối với GV - Có thể sử dụng cho HS nhận diện việc ăn uống hợp lí và ăn uống có hại cho sức khoè ( nếu GV có điều kiện chuẩn bị ) ; Tranh ảnh một số loại thực phẩm và đồ uống Tốt nhất là có một số loại thực phẩm tươi , xanh để tổ chức trò chơi Chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn " ; - Phần thưởng cho nhóm thắng cuộc . b ) Đối với HS Thẻ hai mặt : một mặt xanh và một mặt đỏ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : - GV cho HS cả lớp nghe hát một bài hát hoặc tổ chức trò chơi có nội dung về an toàn thực phẩm , ăn uống hợp lí HS thực hiện KHÁM PHÁ - KẾT NỐI Hoạt động 1 XÁC ĐỊNH VIỆC ĂN UỐNG HỢP LÍ VÀ ĂN UỐNG KHÔNG HỢP LÝ - GV nêu lần lượt các câu hỏi và gọi HS trả lời : + Hằng ngày , ở gia đình các em thường ăn mấy bữa + Em thích ăn loại thức ăn nào ? Em có thích ăn rau , quả không ? + Em thường uống loại nước nào ? + Em tự ăn hay có người lớn cho em ăn - GV nhận xét dựa trên các câu trả lời của HS và khái quát : Có nhiều loại thức ăn , đồ uống và cách ăn uống khác nhau . Có những thức ăn , đồ uống và cách ăn uống có lợi cho sức khoẻ nhưng cũng có thức ăn , đồ uống và cách ăn uống có hại cho sức khoẻ . - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ sau : Trong các tranh ở hoạt động 1 - SGK , tranh nào thể hiện việc ăn uống hợp lí ? Tranh nào thể hiện việc ăn uống không hợp lí , có hại cho sức khoẻ Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . - GV ghi tổng hợp ý kiến của các nhóm vào bảng cỏ 2 cột : 1 / Ăn uống hợp lí ; 2 / Ăn uống không hợp lí , có hại cho sức khoẻ GV nhắc lại từng biểu hiện đã ghi trên bảng và yêu cầu HS biểu thị sự đồng tình hoặc không đồng tình bằng cách giơ thẻ ( giơ thẻ xanh mặt cười biểu thị sự đồng tình ; giơ thẻ đỏ mặt mếu biểu thị không đồng tình ) , Có thể mới một số HS giải thích vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình . Chốt lại ý - GV hỏi HS trong lớp : Em nào đã thực hiện được điều này ? Còn với mỗi biểu hiện của việc ăn uống không hợp lí , GV hỏi : Trong lớp mình có bạn nào chỉ thích ăn thịt , không ăn rau ? Bạn nào chỉ thích uống nước ngọt ? Nhận xét , nhắc nhở sau phần liên hệ việc ăn uống của HS . Động viên , khen ngợi những em đã biết ăn uống hợp lí . Gọi HS nhắc lại những biểu hiện của việc ăn uống hợp lý và ăn uống không hợp lý , có hại cho sức khoẻ . - Nhận xét kết quả thực hiện hoạt động 1 HS trả lời HS nghe HS hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ HS biểu thị sự đồng tình hoặc không đồng tình bằng cách giơ thẻ ( giơ thẻ xanh mặt cười biểu thị sự đồng tình ; giơ thẻ đỏ mặt mếu biểu thị không đồng tình ) HS trả lời HS nhắc lại THỰC HÀNH Hoạt động 2 THAM GIA TRÒ CHƠI " CHỌN THỰC PHẨM TỐT C

File đính kèm:

  • docxbai_giang_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_chu_de_5_em_quy_trong.docx
Giáo án liên quan