BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 - LỚP 10 THPT BAN KHTN
Tính chất các hợp chất của Halogen
Mục tiêu:
- Chứng minh tính axit mạnh của HCl
- Chứng minh tính tẩy màu của nước Gia-ven
- Giải bài thực nghiệm: nhận biết 4 dung dịch: HCl, HNO3, NaCl, NaNO3
16 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 29/10/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hóa 10 nâng cao - Bài 39: Bài thực hành số 4 Tính chất các hợp chất của Halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài thực hành số 4 - Lớp 10 THPT ban KHTN
Tính chất các hợp chất của Halogen
Mục tiêu:
- Chứng minh tính axit mạnh của HCl
- Chứng minh tính tẩy màu của nước Gia-ven
- Giải bài thực nghiệm: nhận biết 4 dung dịch: HCl, HNO 3 , NaCl, NaNO 3
Kiểm tra kiến thức cũ:
1. Hãy nêu tính chất hoá học chung của axit.
2. Cho biết tính chất của nước Gia-ven.
3. Hãy trình bày phương pháp nhận ra axít HCl và muối clorua.
Thí nghiệm về tính axit của HCl
Các thao tác thí nghiệm:
- Lấy 4 ống nghiệm sạch đặt vào giá ống nghiệm.
- ố ng 1: Cho vào 5 giọt dd CuSO 4 và 5 giọt dd NaOH quan sát màu kết tủa. Nhỏ tiếp 20 giọt dd HCl, lắc nhẹ, quan sát hiện tượng.
- ố ng 2: Cho vào một ít bột CuO (bằng hạt đậu) và 20 giọt dd HCl, lắc nhẹ.
- ố ng 3: Một mảnh đá vôi và 20 giọt dd HCl.
- ố ng 4: Một viên kẽm và 20 giọt dd HCl.
Yêu cầu:
Quan sát hiện tượng ở từng ống nghiệm, giải thích, viết phương trình phản ứng.
Chú ý:
Không để dd HCl và NaOH giây ra tay, quần áo.
Thí nghiệm về tính tẩy màu của nước Gia-ven
Các thao tác thí nghiệm:
- Đặt mảnh giấy màu (hoặc vải màu) lên mảnh kính (hoặc chén sứ).
- Nhỏ 10 giọt nước Giaven thấm ướt 1 vùng giấy màu (hoặc vải màu).
- Để yên 2 - 3 phút - quan sát, so sánh với vùng giấy không có nước Giaven. Giải thích, nêu ứng dụng của nước Giaven trong thực tế.
Giải bài thực nghiệm: nhận biết 4 dung dịch: HCl, HNO 3 , NaCl, NaNO 3
Giải lý thuyết: Quan sát các lọ đựng d.d. : HCl, HNO 3 , NaCl, NaNO 3 và thảo luận về các nội dung:
- Tính chất của các chất cần nhận biết.
- Các hóa chất dùng để nhận biết.
- Trình tự tiến hành thí nghiệm, dự đoán hiện tượng xảy ra.
- Các kết luận về chất được nhận biết từ hiện tượng dự đoán.
- Các dụng cụ thí nghiệm cần dùng.
Tiến hành thí nghiệm:
- Trưởng nhóm phân công các công việc cho cá nhân.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm - xác nhận dự đoán đúng, ghi kết quả.
- Tiến hành thí nghiệm lần 2 - kiểm tra lại kết quả (như lần 1).
- Các nhóm tự thảo luận về kết quả thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm:
Kết quả thí nghiệm 1:
ố ng 1:
CuSO 4 + 2NaOH Cu(OH) 2 + Na 2 SO 4
Kết tủa tan, dd xanh do:
2HCl + Cu(OH) 2 CuCl 2 + 2H 2 O
ố ng 2:
Có kết tủa màu xanh do:
Kết tủa tan, dd có màu xanh:
2HCl + CuO CuCl 2 + H 2 O
(xem kết quả)
(Xem kết quả)
ố ng 3:
ố ng 4:
CaCO 3 tan, có khí bay lên:
2HCl + CaCO 3 CaCl 2 + H 2 O + CO 2 ↑
Kẽm tan dần, có khí bay lên:
2HCl + Zn ZnCl 2 + H 2
Kết luận:
HCl có đầy đủ tính chất của axít, là axít mạnh.
(xem kết quả)
Kết quả thí nghiệm 2:
Giấy màu có nước Gia-ven bị mất màu do:
Nước gia-ven có chứa NaClO là muối của axit rất yếu, dễ tác dụng với CO 2 trong không khí:
NaClO + CO 2 + H 2 O NaHCO 3 + HClO
HClO có tác dụng sát trùng, tẩy trắng vải, sợi, giấy
ứ ng dụng của nước Gia-ven: Sát trùng, khử mùi khi tẩy uế các khu vực bị ô nhiễm, tẩy trắng vải, sợi, giấy.
Thí nghiệm 3:
Các phương án nhận biết 4 chất: NaCl, NaNO 3 , HCl, HNO 3
Phương án 1:
NaCl, NaNO 3 , HCl, HNO 3
Quỳ tím
Quỳ chuyển màu đỏ:
HCl, HNO 3
Quỳ không đổi màu:
NaCl, NaNO 3
Có trắng NaCl
Không có
trắng: NaNO 3
Có trắng: HCl
Không có trắng: HNO 3
+ AgNO 3
+ AgNO 3
Phương án 2:
NaCl, NaNO 3 , HCl, HNO 3
+ AgNO 3
+ Quỳ tím
Có trắng
HCl, NaCl
Không có trắng
HNO 3 , NaNO 3
quỳ chuyển đỏ: HCl
quỳ không đổi màu: NaCl
+ Quỳ tím
quỳ chuyển đỏ: HNO 3
quỳ không đổi màu: NaNO 3
Phương án 3:
NaCl, NaNO 3 , HCl, HNO 3
+ Zn
Có khí
HCl, HNO 3
Không có khí
NaCl, NaNO 3
+ AgNO 3
Có trắng: HCl
Không có trắng: HNO 3
+ AgNO 3
Có trắng: NaCl
Không có trắng: NaNO 3
Phương án 4:
NaCl, NaNO 3 , HCl, HNO 3
Có trắng
HCl, NaCl
Không có trắng
HNO 3 , NaNO 3
+ AgNO 3
+ Zn
Có khí : HCl
Không có khí : NaCl
+ Zn
Có khí : HNO 3
Không có khí : NaNO 3
Các bước tiến hành khi giải bài tập thực nghiệm nhận biết
1. Giải lý thuyết:
- Phân loại các chất cần nhận biết: loại chất, tính chất đặc trưng.
- Lựa chọn chất dùng để nhận biết, dự đoán hiện tượng xảy ra, kết luận về chất được nhận ra.
- Dự kiến trình tự tiến hành thí nghiệm (xây dựng sơ đồ nhận biết).
2. Tiến hành thực nghiệm:
- Chuẩn bị dụng cụ hóa chất, đánh số thứ tự các lọ đựng các chất cần nhận biết.
- Lấy từng ít các chất ra ống nghiệm, dụng cụ. Tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát, ghi hiện tượng, nhận xét đối chiếu với dự đoán kết quả đã nêu khi giải lí thuyết.
- Thí nghiệm kiểm tra lại kết quả một lần nữa.
- Đưa ra kết luận cuối cùng.
3. Trình bày kết quả giải: theo trình tự nhận từng chất.
- Chọn chất cần dùng để nhận biết (thuốc thử) - cách tiến hành thí nghiệm.
- Hiện tượng - nhận xét - kết luận chất được nhận, viết PTPƯ.
File đính kèm:
- bai_giang_hoa_10_nang_cao_bai_39_bai_thuc_hanh_so_4_tinh_cha.ppt