Bài giảng Đồng Chí

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ

biết bao! Dân tộc Việt Nam chưa kịp hưởng niềm vui của độc

lập tự do thì lại phải gồng mình cho một cuộc chiến mới. Từ

những làng quê Việt, bao thế hệ người con yêu nước lên đường

ra trận. Họ từ bỏ tất cả, nén tình riêng để đi theo tiếng gọi của

non sông đất nước. Có biết bao bài thơ ra đời trong hoàn cảnh

khốc liệt của cuộc chiến, viết về họ, nói giùm họ những điều

mà họ giữ kín trong lòng.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đồng Chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồng Chí Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ biết bao! Dân tộc Việt Nam chưa kịp hưởng niềm vui của độc lập tự do thì lại phải gồng mình cho một cuộc chiến mới. Từ những làng quê Việt, bao thế hệ người con yêu nước lên đường ra trận. Họ từ bỏ tất cả, nén tình riêng để đi theo tiếng gọi của non sông đất nước. Có biết bao bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến, viết về họ, nói giùm họ những điều mà họ giữ kín trong lòng. I, Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Chính Hữu từ người lính Trung đoàn Thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. Thơ của ông hầu như chỉ viết về về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương… 2. Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). Nhà thơ Chính Hữu khi ấy là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô. Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch Việt Bắc, Chính Hữu viết bài thơ Đồng chí vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ là sự thể hiện những tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí, đồng đội của mình. II, Đọc hiểu văn bản Bài thơ theo thể tự do, có 20 dòng, chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn, sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm. 7 dòng đầu: sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí 10 dòng tiếp: biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy. 3 dòng cuối: biểu tượng “đầu súng trăng treo” 1. Cơ sở hình thành tình đồng chí Em hiểu gì về ý nghĩa của hai chữ “đồng chí”? Tình đồng chí được nảy sinh trong những hoàn cảnh, điều kiện nào? Tình đồng chí đồng đội được nảy sinh từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Tình đồng chí dược nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Tình đồng chí đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả đã thể hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Như vậy cùng chung mục đích, lí tưởng khi dấn thân vào cuộc chiến, các anh còn giống nhau ở hoàn cảnh xuất thân, cùng với những điều kiện sống khó khăn bên nhau đã làm nảy sinh tình cảm đồng chí thiêng liêng. Từ mọi phương trời khác biệt, các anh tập hợp lại bên nhau, thân quen với nhau và cùng sống, chết bên nhau. Câu thơ thứ 7 thật đặc biệt với hai tiếng “Đồng chí!”. Câu thơ được xem như một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định đồng thời lại như một cái bản lề gắn kết hai đoạn của bài thơ. Hai tiếng ngắn đột ngột như thắt bài thơ lại, cảm xúc trở nên nghẹn ngào, sâu lắng hơn. Nhà thơ như đang hồi tưởng lại khoảng thời gian được sống bên những người đồng chí thân yêu của mình. 2. Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn bó và đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng đội? “Tôi” và “anh” xuất thân từ những miền quê nghèo, do đó đều cảm thông sâu xa những nỗi lòng của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Anh bộ đội xuất thân từ nông dân, gắn bó với mảnh ruộng, Làng quê biết bao! Nhưng các anh đã “mặc kệ” tất cả để mà nhẹ lòng ra đi. “Mặc kệ” nói lên được thái độ dứt khoát mạnh mẽ có dáng dấp của “trượng phu”, thế nhưng các anh không hoàn toàn vô tình lãng quên nơi chôn rau cắt rốn của mình. Các anh nhớ về quê hương và cũng cảm nhận thấy “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Nỗi nhớ quê hương chỉ có thể nén chặt trong lòng… Cuộc đời người lính có biết bao gian khổ, thiếu thốn Aó anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Giữa mùa đông giá lạnh, các anh cũng chỉ có những trang phục đơn sơ để chống lại cái rét : áo rách, quần vá, chân không giày. Nhưng gian lao thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng mãi nụ cười lạc quan (miệng cười buốt giá) Khó khăn nhất với những người lính là phải trải qua những cơn bệnh nguy hiểm: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Cũng năm 1948, nhà thơ Quang Dũng có bài thơ nổi tiếng “Tây tiến”, đã từng có những câu thơ nói về những cơn sốt rét hành hạ người lính sống ở rừng: Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Những “cơn ớn lạnh, sốt run người vừng trán ướt mồ hôi ” đã gây nên hậu quả của những “đoàn binh không mọc tóc” kiểu như “Tây tiến”. Chính Hữu cũng đã từng chứng kiến và trải qua những cảnh ấy, do đó hiện thực trong thơ ông đã nói lên phần nào sự gian khổ trong cuộc sống của những người lính chống Pháp. Những chi tiết về cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của nngười lính được tác giả miêu tả rất thật, không tô vẽ, cường điệu. Những chi tiết thật đã được chọn lọc nên vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao. Những người lính đã sống và chiến đấu bên nhau, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Chính Hữu đã tâm sự trong “Một vài kỉ niệm nhỏ về bài thơ Đồng chí”: “Suốt cả cuộc chiến đấu chỉ có mỗi một chỗ dựa dường như là duy nhất để tồn tại, để chiến đấu là tình đồng chí, đồng đội”, do đó các anh đã hết lòng để sống bên nhau, chia sẻ với nhau tất cả tình cảm “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”... 3. Biểu tượng “đầu súng trăng treo” Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc. Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sỹ. Trong bức tranh trên, nổi bật lên trên cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên trên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho họ. Đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả. Nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra từ những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và thơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sỹ và thi sỹ… Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Chính Hữu đã từng nói ấn tượng và suy nghĩ của mình : “Đầu súng trăng treo”, ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lư lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt. Suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật. III, Luyện tập Em hãy phân tích và phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ.

File đính kèm:

  • pptDong chi(23).ppt
Giáo án liên quan