Bài giảng Địa lý: Miền Bắc Việt Nam

Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Thương mại và Du lịch của Việt Nam.
Hà Nội bao gồm 9 quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Ðình, Ðống Ða, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai và 5 huyện ngoại thành: Từ Liêm, Gia Lâm, Ðông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn.
Hà Nội là một thành phố cổ được xây dựng năm 1010 dưới triều vua Lý Công Uẩn. Theo dòng thời gian, Hà Nội đã nhiều lần được đổi tên từ Thăng Long, Ðông Ðô đến Hà Nội .

 

ppt31 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Địa lý: Miền Bắc Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆT NAM –QUÊ HƯƠNG TÔI PHẦN II A HÀ NỘI - BẮC CẠN - BẮC GIANG - BẮC NINH - CAO BẰNG - ĐIỆN BIÊN - HÀ GIANG - HÀ NAM - HÀ TÂY - HẢI DƯƠNG - HẢI PHÒNG - HÒA BÌNH –HƯNG YÊN - LAI CHÂU - LẠNG SƠN - LÀO CAI – NAM ĐỊNH – NINH BÌNH - PHÚ THỌ - QUẢNG NINH - SƠN LA - THÁI BÌNH - THÁI NGUYÊN - TUYÊN QUANG - VĨNH PHÚC - YÊN BÁI SƠN LA LAI CHÂU ĐIỆN BIÊN HÒA BÌNH HÀ GIANG CAO BẰNG LÀO CAI BẮC KẠN LẠNG SƠN TUYÊN QUANG YÊN BÁI THÁI NGUYÊN PHÚ THỌ VĨNH PHÚC BẮC GIANG BẮC NINH QUẢNG NINH HÀ NAM HÀ TÂY HẢI DƯƠNG HÀ NỘI THÁI BÌNH HẢI PHÒNG HƯNG YÊN NAM ĐỊNH NINH BÌNH Chọn vào địa danh THỦ ĐÔ HÀ NỘI Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Thương mại và Du lịch của Việt Nam. Hà Nội bao gồm 9 quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Ðình, Ðống Ða, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai và 5 huyện ngoại thành: Từ Liêm, Gia Lâm, Ðông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn. Hà Nội là một thành phố cổ được xây dựng năm 1010 dưới triều vua Lý Công Uẩn. Theo dòng thời gian, Hà Nội đã nhiều lần được đổi tên từ Thăng Long, Ðông Ðô đến Hà Nội . Di tích: Thành Cổ Loa ; Phố cổ Hà Nội ; Khu phố cổ cửa sông Hà Nội; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Ðền Quán Thánh; Nhà thờ Lớn Hà Nội ; Văn miếu - Quốc Tử Giám; Cột cờ ; Nhà sàn bác Hồ ; Chùa Một Cột ; Chùa Trấn Quốc; Chùa Kim Liên ; Chùa Quán Sứ. TỈNH BẮC KẠN Là tỉnh thuộc miền núi và trung du, phía bắc giáp Cao Bằng, phía đông nam giáp Lạng Sơn, phía tây giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Thái Nguyên.  Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, trung du, hệ thống sông ngòi dày đặc . Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Kạn Các huyện:Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới, Bạch Thông Di tích - Danh thắng: Hồ Ba Bể; An toàn khu (ATK); Chùa Thạch Long; Đền Thắm; Động Nàng Tiên; Di tích lịch sử Pò Két; Di tích lịch sử hầm bí mật; Dốc Thiệm và nhà hội trường chữ U; Thác Roọm; Phya Khao; Khu bảo tồn TN Kim Hỷ; Thác Nà Đăng. Lễ hội: Lễ hội xuân Ba Bể; Lễ hội Phủ Thông; Lễ hội Lồng Tồng; Hội chùa Thạch Long; Hội Xuân Dương Lễ hội lồng tồng Hội Lồng Tồng TỈNH BẮC GIANG Là tỉnh ở miền trung du và giáp với châu thổ đồng bằng  Bắc bộ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.    Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 9 huyện, với 227 xã, phường và thị trấn:Thành phố Bắc Giang ,Yên Thế ,Tân Yên ,Lục Ngạn ,Hiệp Hoà ,Lạng Giang ,Sơn Động ,Lục Nam ,Việt Yên ,Yên Dũng Di tích - Danh Thắng: Đình Phúc Long; Chùa Đức La; Chùa Bổ Đà; Đình Lỗ Hạnh; Đình Thổ Hà; Di tích cách mạng Hoàng Vân; Di tích thành Xương Giang; Hồ Cấm Sơn; Khu du lịch Khuôn Thần; Khu di tích Suối Mỡ TỈNH BẮC NINH Giáp ranh giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phí Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Bắc Ninh bao gồm : Thành phố Bắc Ninh ,Huyện Gia Bình , Lương Tài , Quế Võ , Thuận Thành , Tiên Du , Từ Sơn , Yên Phong Bên cạnh nghề cổ truyền cấy lúa trồng dâu, Bắc Ninh có những làng nghề thủ công danh tiếng được hình thành từ rất sớm như dệt tơ tằm Nội Duệ, chạm gỗ Phù Khê, làm tranh Đông Hồ. TỈNH CAO BẰNG Tỉnh lỵ: Thị xã Cao Bằng Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở phía bắc Bắc bộ. Phía bắc và phía đông Cao Bằng giáp Trung Quốc, phía tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Cạn và Lạng Sơn. Gồm : Thị xã Cao Bằng Huyện Bảo Lạc , Bảo Lâm ,Hạ Lang , Hà Quảng , Hoà An, Nguyên Bình , Phục Hoà , Quảng Uyên , Thạch An , Thông Nông , Trà Lĩnh ,Trùng Khánh Lễ hội: Hội mời Mẹ Trăng; Hội Lồng Tồng (Lễ hội Xuống Đồng); Hội Chùa (dân tộc Tày, Nùng); Hội Thanh Minh TỈNH ĐIỆN BIÊN Tỉnh Điện Biên gồm: Thành phố Điện Biên Phủ Thị xã Mường Lay (thị xã Lai Châu trước kia) Huyện Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Thanh , Điện Biên Đông , Mường Nhé , Mường Chà , Mường Ảng Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Catri. Từ khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên Phủ, ra tới hồ Pá Khoang – một hồ nước nhân tạo trên núi cao, đầu nguồn của hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu cho cả vùng lòng chảo Ðiện Biên, đồng thời là khu an dưỡng. TỈNH HÀ GIANG Gồm: Thị xã Hà Giang và các huyện: Đắc Mê. Đồng Văn, Hoàng Phu Sì, Mèo Vạc, Quang Bình, Quản Ba, Vị Xuyên, Xín mần, Yên Minh. Di tích - Danh thắng: Cao nguyên Ðồng Văn; Hang Phương Thiện; Động Tiên; Dinh họ Vương; , Cổng trời Quản Bạ; Động Én; Chợ tình Khâu Vai; Suối Tiên . Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam. Phía bắc tỉnh Hà Giang giáp Trung Quốc (chiều dài đường biên 274 km), phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. TỈNH HÀ NAM Là tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình. Lễ hội: Lễ hội đền Trúc; Hội vật võ Liễu Đôi; Hội chùa Đọi Sơn; Hội đền Trần Thương; Hội làng Duy Hải; Hội làng Võ Giàng.  Di Tích - Danh Thắng: Đền Trúc - Ngũ Ðộng Sơn; Chùa Bà Ðanh - núi Ngọc; Chùa Long Ðọi; Hang Luồn - Ao Dong; Danh thắng Kẽm Trống. Tỉnh lỵ: Thị xã Phủ Lý Các huyện: Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục TỈNH HÀ TÂY Nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và sông Hồng thuộc vùng châu thổ sông Hồng.Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía đông giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hưng Yên, phía tây giáp Hoà Bình, Phú Thọ Nhiều cảnh quan kỳ như: Núi Thầy (Quốc Oai), Tản Viên Sơn (Ba Vì) gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh và đặc biệt thắng cảnh Hương Sơn (Mỹ Đức) đã được mệnh danh "Nam thiên đệ nhất động" tiếp đến Đồng Mô - Ngải Sơn - Suối Hai Hà Tây có hai thị xã: Hà Ðông và Sơn Tây cùng 12 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ðan Phượng, Hoài Ðức, Thanh Oai, Mỹ Ðức, ứng Hoà, Thường Tín, Phú Xuyên. TỈNH HẢI DƯƠNG Tỉnh lỵ: Thành phố Hải Dương Các huyện: Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn, Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang. Di tích - Danh thắng: Ðền Kiếp Bạc; Di tích Côn Sơn; Bến Bình Than; Khu Kính Phủ - An Phụ; Chùa Giám; Đình Mộ Trạch; Đền Cao; Làng Cò; Danh thắng Phượng Hoàng Văn Miếu Mao Điền. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác TỈNH HẢI PHÒNG Tỉnh lỵ: Thành phố Hải Phòng Các huyện: Thị xã Đồ Sơn; huyện: Thủy Nguyên, An Hải, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch Long Vĩ. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Thái Bình. Di tích - Danh thắng: Biển Ðồ Sơn; Ðình Hàng Kênh; Ðền Nghè; Ðền Bà Ðế; Chùa Dư Hàng. TỈNH HÒA BÌNH Thị xã Hoà Bình Các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Kỳ Sơn, Cao Phong,  Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy. Các huyện: Ðà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạch Thủy, Yên Thủy và thị xã Hoà Bình. Di tích - Danh thắng: Đền Thác Bờ; Chùa Tiên - động Phú Lão; Chùa Kè; Tam Động Sơn; Hang Bụt; Ðộng Ðá Bạc; Suối nước nóng Kim Bôi; Thung lũng Mai Châu; Bản dân tộc Mường; Công trình thuỷ điện Hoà Bình; Khu dl Suối Ngọc - Vua Bà TỈNH HƯNG YÊN Là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, phía bắc giáp Bắc Ninh, phía đông giáp Hải Dương, phía đông nam giáp Thái Bình, phía tây và tây bắc giáp Hà Tây và Hà Nội, phía nam và tây nam giáp Hà Nam Tỉnh lỵ: Thị xã Hưng Yên Các huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ.  Di tích - Danh thắng: Chùa Pháp Vân; Chùa Phú Thị; Chùa Hiến; Đền Phượng Hoàng; Ðền Chử Ðồng Tử; Phố Hiến . TỈNH LAI CHÂU Tỉnh lỵ: Thị trấn Phong Thổ. Các huyện, thị: Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, một số xã của huyện Mường Lay, phường Lê Lợi của thị xã Lai Châu (Điện Biên), Than Uyên. Lai Châu là tỉnh miền núi cao, nằm ở phía bắc Sông Đà. Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía đông bắc giáp Lào Cai, phía nam giáp Điện Biên, và phía tây giáp Lào. Thị trán Phong Thổ cách Hà Nội khoảng 470km (qua Lào Cai, Sa Pa). Di tích - Danh thắng : Sìn Hồ; Miếu nàng Han; Suối Mường Lai; Hang Tiên Sơn; Thị trấn Tam Đường TỈNH LẠNG SƠN Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên Tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện và 01 Thành phố: Thành phố Lạng Sơn và các huyện: Hữu lũng; Chi Lăng; Cao Lộc; Lộc Bình; Đình Lập; Văn Lãng; Tràng Định; Văn Quan; Bình Gia; Bắc Sơn Di tích lịch sử văn hoá: Thành Nhà Mạc Khu di tích lịch sử Chi Lăng. Những di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Thành ( Diên Khánh Tự ), Đền cửa đông, Đền cửa Tây, Đền Tả Phủ ( Tên chữ: Tả Phủ Linh Từ ) TỈNH LÀO CAI Tỉnh lỵ: Thành phố Lào Cai Các huyện: Thị xã Cam Đường; huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Than Uyên, Văn Bàn, Si Ma Cai. Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc với 203km đường biên, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La. Di tích - Danh thắng: Sapa; Bãi đá cổ Sa Pa; Thác Bạc; Cầu Mây; Danh thắng Cốc San; Hang động Mường Vi; Hang động Tả Phìn;Khu du lịch núi Hàm Rồng; Chợ Sa Pa; Chợ Mường Hum; Chợ phiên Bắc Hà; Lâu đài Hoàng Yến Chao; Phố cổ Lào Cai; Núi Phan Xi Păng.  TỈNH NAM ĐỊNH Nam Định là một tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng. Bờ biển dài 72km, cách thủ đô Hà Nội 90km về phía đông nam. Các huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu Di Tích: Chùa Cổ Lễ; Chùa Phổ Minh; Di tích cung điện Nhà Trần; Khu di tích Phủ Dày; Chùa Keo Hành Thiện; Đền Thượng; Khu bảo tồn TN Giao Thuỷ; Làng cây cảnh Vị Khê; Làng chạm gỗ La Xuyên; Bãi biển Thịnh Long. TỈNH NINH BÌNH Tỉnh lỵ: Thị xã Ninh Bình . Các huyện: Thị xã Tam Điệp; huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn. Là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hoà Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa. Di tích - Danh thắng: Chùa Bích Động; Đền Thái Vi; Động Tiên; Động Hoa Sơn; Động Địch Lộng; Động Vân Trình; Ðền vua Ðinh - vua Lê; Hồ Đồng Chương; Núi Non Nước; Núi Ngọc Mỹ Nhân; Nhà thờ Phát Diệm; Tam Cốc - Bích Ðộng; Suối nước nóng Kênh Gà TỈNH PHÚ THỌ Tỉnh lỵ: Thành phố Việt Trì Huyện: thị xã Phú Thọ; huyện: Hạ Hòa, Thanh Ba, Ðoan Hùng, Lâm Thao, Yên Lập, Thanh Sơn, Tam Thanh, Thanh Thuỷ, Phù Ninh, Cẩm Khê. Là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái; phía đông giáp Vĩnh Phúc; phía đông nam giáp Hà Tây; phía tây giáp Sơn La; phía nam giáp Hoà Bình. Phú Thọ cách Hà Nội 90 km. Di tích - Danh Thắng: Chùa Xuân Lũng; Chùa Phúc Thánh; Đầm Ao Châu; Núi Thắm; Hang Lạng; Hang động Xuân Sơn - rừng Xuân Sơn; Quần thể đền Hùng. Lễ hội: Hội Đền Hùng; Hội Bạch Hạc; Hội Chu Hoá; Hội mở cửa rừng; Hội đánh cá; Hội Cầu tháng giêng; Hội Phết Hiến Quang; Hội Xoan. Đền Hùng TỈNH QUẢNG NINH Tỉnh lỵ: Tp. Hạ Long Các huyện, thị: thị xã Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái; các huyện:  Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ, Đông Triều, Cô Tô, Yên Hưng. Vịnh Hạ Long: Bao phủ một vùng diện tích 1.500km2 với hàng ngàn đảo và động nổi lên trên mặt nước trong xanh của vịnh Bắc Bộ. Tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới. Danh thắng: Bãi Cháy; Bái Tử Long; Biển Trà Cổ; Đảo Cô Tô; Đảo Cống Đỏ; Đảo Ba Mùn; Đảo Đầu Bê; Đảo Đầu Gỗ; Đảo Vân Đồn; Đảo Tuần Châu; Đảo Quan Lạn; Động Hang Hanh; Ðộng Thiên Cung; Động Sửng Sốt; Hang Bồ Nâu; Hang Trinh Nữ; Hòn Gà Chọi; Núi Bài Thơ; Núi Yên Tử; Vịnh Hạ Long Di Tích: Bãi cọc Bạch Ðằng; Chùa Quỳnh Lâm; Đình Quan Lạn; Đền Cửa Ông; Ðình Trà Cổ; Đình Trung Bản; Di tích An Sinh; Nhà thờ Trà Cổ; Miếu Tiên Công; Yên Tử TỈNH SƠN LA Tỉnh lỵ: Thị xã Sơn La Các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp. Tỉnh Sơn La nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có nhiều núi cao, phía bắc giáp Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, phía tây giáp Điện Biên, phía đông giáp Phú Thọ và Hoà Bình, đông nam giáp Thanh Hoá và Hoà Bình, phía nam giáp Lào. Di tích, danh thắng: Nhà tù Sơn La, Hang Thẩm Tét Toòng, Thác Ta Niết, Hang Dơi, suối nuớc nóng Bản Mòng, Thác Dãi Yếm… TỈNH THÁI BÌNH Gồm: Thành phố Thái Bình (tỉnh lỵ) Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Vũ Thư. Là một tỉnh ven biển ở đồng bằn sông Hồng, miền Bắc Việt Nam tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển (vịnh Bắc Bộ). Chùa Keo Di tích lịch sử: Chùa Keo thế kỷ 11 triều nhà Lý; Đền Tiên La; Đền Đồng Bằng; Từ đường Lê Quý Đôn; Từ đường Ngô Quang Bích; Từ đường Bùi Viện… Đền thờ danh nhân Trần Thủ Độ, Lê Qúi Đôn, Chu Đình Ngạn… TỈNH THÁI NGUYÊN Tỉnh lỵ: Thành phố Thái Nguyên Các huyện, thị: thị xã Sông Công; huyện: Định Hoá, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên. Là tỉnh miền núi và trung du nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía tây và tây nam giáp Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, phía đông và đông nam giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp Hà Nội. Di tích - Danh thắng: ATK; Hồ Núi Cốc; Chùa Hang; Chùa Cao; Đình Phương Độ; Di tích khảo cổ Thần Xa; Khu di tích núi Văn, núi Võ; Di tích lịch sử làng Quặng; Di tích rừng Khuân Mánh; Di tích lịch sử xã Tiên Phong; Di tích lịch sử Căng Bá Vân; Di tích lịch sử nhà tù Chợ Chu; Di tích Điềm Mạc; Di tích đền Đuổm; Hang Phượng Hoàng. TỈNH TUYÊN QUANG Tỉnh lỵ: Thị xã Tuyên Quang Các huyện: Nà Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương. Di tích - Danh thắng: Suối khoáng Mỹ Lâm; Khu di tích lịch sử Tân Trào; Di tích đền Hạ; Đình Tân Trào; Đình Hồng Thái; Hang Bòng; Lán Nà Lừa; Di tích lịch sử Kim Bình; Di tích ATK Kim Quan; Di tích lịch sử Đá Bàn; Rừng nguyên sinh Nà Hang; Thác Mơ… Là một tỉnh miền núi hùng vĩ phía Bắc với nhiều  ngọn núi cao hơn 2.000m. Thị xã Tuyên Quang nằm bên bờ phải con sông Lô Một điểm di tích rất nổi tiếng ở đây là cây đa Tân Trào. Dưới tán  cây này, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc lời tuyên bố thành lập đội Tuyên truyền Giải phóng quân. TỈNH VĨNH PHÚC Tỉnh lỵ: Thị xã Vĩnh Yên. Các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về phía bắc; phía đông và đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam giáp Hà Tây. Di tích - Danh thắng: Đình làng Phú Mỹ; Đình Hương Canh; Đình Thổ Tang; Hồ Đại Lải; Danh thắng Tây Thiên; Khu du lịch Tam Ðảo; Tháp Bình Sơn; Làng gốm Hương Canh; Chợ Tam Lộng. Lễ hội Mậu Lâm ở thị xã Vĩnh Yên, hội làng Sơn Đông, chọi trâu ở Hải Lựu, hội xuân làng Thổ Tang, hội đền Hạ Lôi thờ Hai Bà Trưng, lễ hội Tây Thiên... TỈNH YÊN BÁI Tỉnh lỵ:Thành phố Yên Bái Các huyện, thị:thị xã Nghĩa Lộ; huyện: Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu. Là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền Tây Bắc, là đầu mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội. Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, phía tây giáp Sơn La, phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ. Di tích - Danh thắng: Hồ Thác Bà; Ðền Ðông Cuông; Đền Tuần Quán; Chùa tháp Hắc Y; Chùa Bách Lẫm; Di tích Căng và đồn Nghĩa Lộ; Di tích mộ Nguyễn Thái Học RẤT MONG ĐƯỢC SỰ ĐÓNG GÓP SỬA CHỮA VÀ BỔ SUNG CỦA QUÝ THẦY CÔ

File đính kèm:

  • pptMIEN BAC VIETNAM -PHAN 2A.ppt
  • pptCac vung mien Viet Nam Phan II B.ppt
  • pptCac vung mien VIet Nam Phan II C.ppt
Giáo án liên quan