Bài giảng Địa lý Lớp 12 địa lý địa phương: Hậu Giang chủ đề 3: đặc điểm dân cư và lao động trường THPT Chuyên Vị Thanh

1. Tình hình gia tăng dân số qua các năm:

1.1 Gia tăng tự nhiên:

Sự phân hóa về mức độ gia tăng dân số không nhiều.

Trong đó huyện Vị Thủy có mức tăng dân số cao nhất.

Gia tăng dân số cũng rất khác nhau giữa các dân tộc. Người kinh có mức tăng thấp, khoảng 1%. Trong khi đó, mức tăng của người Khơ – me là 1,26%, còn người Hoa có mức tăng cao nhất.

Tỷ suất tăng dân số tự nhiên ở khu vực nông thôn cao hơn so với thành thị. Năm 2008, nông thôn 1,26%, thành thị 1,14% .

 

ppt18 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 27/10/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Địa lý Lớp 12 địa lý địa phương: Hậu Giang chủ đề 3: đặc điểm dân cư và lao động trường THPT Chuyên Vị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG: HẬU GIANG Trường THPT Chuyên Vị Thanh - Lớp 12A - Nhóm 2. Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang I. Đặc điểm dân cư: T ính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người, mật độ dân số đạt 480 người/km² . So với các tỉnh thành của vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 4,6% dân số của đồng bằng Sông Cửu Long và 0,94% dân số cả nước . Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 176.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 593.200 người . Dân số nam đạt 387.600 người, trong khi đó nữ đạt 381.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,8 ‰ 1. Số Dân : Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 1. Tình hình gia tăng dân số qua các năm : Năm Tỉ suất sinh ( o / oo ) Tỉ suất tử( o / oo ) Tỉ suất tăng tự nhiên(%) 2004 19,95 5,70 1,42 2005 19,38 6,12 1,32 2006 17,98 4,82 1,31 2007 17,09 4,70 1,23 2008 16,87 4,55 1,23 2009 * 16,53 4,71 1,18 1.1 Gia tăng tự nhiên: Dân số Hậu Giang tăng lên chủ yếu là do gia tăng tự nhiên. Trước đây, dân số Hậu Giang tăng khá nhanh, hiện nay tỷ suất gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần, do làm tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, mặt khác nhờ chất lượng cuộc sống đang dần được cải thiện. - Trung bình mỗi năm dân số Hậu Giang tăng thêm 7,3 nghìn người. Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang Sự phân hóa về mức độ gia tăng dân số không nhiều. Trong đó huyện Vị Thủy có mức tăng dân số cao nhất. Gia tăng dân số cũng rất khác nhau giữa các dân tộc. Người kinh có mức tăng thấp, khoảng 1%. Trong khi đó, mức tăng của người Khơ – me là 1,26%, còn người Hoa có mức tăng cao nhất. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên ở khu vực nông thôn cao hơn so với thành thị. Năm 2008, nông thôn 1,26%, thành thị 1,14% . 1. Tình hình gia tăng dân số qua các năm : 1.1 Gia tăng tự nhiên: Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang -Theo thống kê năm 2009, tỉ suất tăng cơ học là -0,75%. - Như vậy Hậu Giang là địa bàn xuất cư khá lớn, địa bàn đến nhập cư của họ là thành phố hồ Chí Minh, Bình Dương... do nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu là nhu cầu về việc làm, nâng cao thu nhập, do diện tích đất nông nghiệp giảm, thiên tai mất mùaVì vậy làm cho tỉ lệ chuyển cư thuần túy âm. - Điều đó ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tại địa phương, cần có biện pháp điều chỉnh. 1. Tình hình gia tăng dân số qua các năm : 1.2 Gia tăng cơ giới: Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 2. Kết cấu dân số: 2.1 Kết cấu theo độ tuổi: Do tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao trong một thời gian dài nên trước đây tỉnh Hậu giang có cơ cấu dân số tương đối trẻ. Hiện nay do tỉ suất sinh giảm nên cơ cấu dân số của tỉnh cũng chuyển biến theo hướng giảm tỉ lệ trẻ em. Tuy nhiên sự chuyển biến diễn ra còn chậm. Theo thống kê năm 2009, Hậu Giang có cơ cấu dân số như sau: + Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm 24,5% dân số. + Nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi chiếm 66,9% dân số + Nhóm tuổi từ 60 trở lên chiếm 8,6% dân số. Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 2. Kết cấu dân số: 2.2 Kết cấu theo giới : Biểu thị sự tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Kết cấu theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lượt phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. - Kết cấu dân số theo giới ở Hậu Giang có tỉ lệ nam thấp hơn nữ, năm 2008 tỉ lệ nam là 49,3%, nữ là 50,7%. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu giới tính hiện nay là tỉ lệ giới tính nam ngày càng tăng nhanh, cần phải có giải pháp để cân bằng cơ cấu giới tính để kinh tế - xã hội ổn định và phát triển. - Kết cấu theo giới có sự thay đổi theo không gian. Trong tỉnh, các địa phương đều có tỉ lệ nữ cao hơn nam, tuy nhiên sự chênh lệch này diễn ra giữa các đơn vị hành chính không đáng kể. Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 2. Kết cấu dân số: 2.3 Kết cấu theo trình độ văn hóa: Kết cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư. Tỉ lệ biết chữ ở Hậu Giang thuộc loại cao so với các tỉnh thành trong cả nước, năm 2006 tỉ lệ dân số biết chữ từ 10 tuổi trở lên đạt 89,52%. Tuy nhiên, so với Đồng bằng sông Cửu Long thì tỉ lệ này còn thấp hơn 1,3% và thấp hơn mức trung bình cả nước là 3,5%. Điều đáng lo ngại nhất là tỉ lệ này đang có xu hướng giảm xuống (so với năm 2004 thì đến năm 2006 giảm xuống còn 89,52%), trong khi đó tỉ lệ này ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước ngày càng tăng lên. 2002 2004 2006 Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Hậu Giang 93,13 89,17 91,54 92,96 90,60 90,39 93,06 90,81 89,52 Bảng 3.2 Tỉ lệ biết chữ từ 10 tuổi trở lên của Hậu Giang từ 2004-2006 Số năm học trung bình của dân số từ 20 đến 24 tuổi tỉnh Hậu Giang là 7,5 năm (thấp hơn mức trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long là 7,9 năm và của cả nước là 9,6 năm). Khu vực thành thị có số năm học trung bình cao hơn khu vực nông thôn. (9,1 năm so với 7,2 năm). Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 2. Kết cấu dân số: 2.4 Kết cấu dân số theo lao động: Năm 2004 tổng số lao động ở Hậu giang là 516,8 nghìn người, chiếm 66.17% ,năm 2008 là 552.822 người chiếm 68,4% dân số tỉnh. Số lao động ở Hậu Giang ngày càng tăng, đây là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời cũng tạo sức ép đối với giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, theo điều tra dân số năm 2009, dân số Hậu Giang giảm, chủ yếu là do người lao động ra tỉnh ngoài tìm việc làm. Phân phối nguồn lao động ( %) 2004 2008 Dân số hoạt động kinh tế Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 80,3 80,1 Dân số không hoạt động kinh tế Số nguời trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học 9,3 9,5 Số nguời trong độ tuổi có khẳ năng lao động làm nội trợ 7,0 6,7 Số nguời trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc 1,3 1,2 Số nguời trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm 2,1 2,5 Bảng3.3. Phân phối nguồn lao động tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2004-2008 Tỷ lệ dân số hoạt động theo khu vực kinh tế ở Hậu Giang có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm ngành. Năm 2008 lao động ở khu vực I (nông lâm ngư nghiệp) chiếm 76,6%, khu vực II (công nghiệp – xây dựng) chiếm 59,3% và khu vực III (dịch vụ) chiếm 14,1%. Nhìn chung, lao động ở tỉnh ta chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực I, là kết quả tất yếu của một nền kinh tế trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt. Tỷ lệ lao động trong khu vực I và III còn rất thấp, điều đó cho thấy tính đơn điệu trong nền kinh tế, nhưng mặt khác cũng chỉ ra khả năng thu hút lao động rất lớn của hai khu vực này trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 3. Thành phần dân tộc và tôn giáo : Do đặc điểm lịch sử của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 3 tộc người chủ yếu: người Kinh, người Hoa, người Khơ-me Theo thống kê năm 2007, người Kinh đông nhất, chiếm 96,45%, người Khơ-me chiếm 2,38%, người Hoa chiếm 1,14%, còn lại các dân tộc khác (người Chăm, Tày...)chiếm 0,03%. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm sản xuất và truyền thống văn hóa độc đáo riêng. Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 4. Vấn đề lao động và việc làm: Hậu Giang có nguồn lao động dồi dào, năm 2008, dân số trong độ tuổi lao động của Hậu Giang là 552,8 nghìn người, chiếm 68,3% tổng số dân . Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm tỉnh ta tăng thêm khoảng 9000 lao động. Người lao động vốn rất cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất (đặc biệt là trong nông nghiệp, ngư nghiệp), được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, dạy nghề đang được tỉnh quan tâm và chú trọng đầu tư bằng nhiều biện pháp, mô hình, nên chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, Hậu Giang là một tỉnh nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, do đó chất lượng nguồn lao động vẫn còn thấp, năng suất lao động chưa cao, tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lao động xã hội còn rất thấp, đặc biệt là lao động có kỹ thuật cao. Nhìn chung, nguồn lao động chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của thị trường lao động trong và ngoài nước. Theo thống kê, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn bình quân toàn tỉnh năm 2008 là 3,8%, trong đó cao nhất là thị xã Vị Thanh, kế đến là huyện Long Mỹ và thấp nhất là huyện Vị Thủy. Tuy nhiên, vấn đề lao động và giải quyết việc làm vẫn còn nhiều hạn chế: tình trạng không có việc làm ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn cao. Để giải quyết tốt vấn đề việc làm và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện các giải : - Hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, tạo việc làm tại chỗ, đa dạng hóa các loại hình đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho 20.000-25.000 người, giảm tỷ lệ lao động trong độ tuổi chưa có việc làm ổn định, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80%. - Phát triển và khôi phục các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. - Tăng cường kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 5. Phân bố dân cư : 5.1 Mật độ dân số Năm 2008, mật độ dân số trung bình của Hậu Giang là 505 người/km 2 cao gần gấp 2 lần mật độ dân số cả nước (254người/km 2 ) và mật độ chung của dồng bằng sông Cửu Long. Nơi có mật độ dân số cao nhất là Thị xã Ngã Bảy (795 người/km 2 ), thấp nhất là huyện Long Mỹ ( 426 người/km 2 ). Do có sự phân bố dân cư không đều nên mật độ dân số có sự chênh lệch giữa các huyện thị trong tỉnh. Đơn vị hành chính Diện tích (km 2 ) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km 2 ) Thị xã Vị Thanh Thị xã Ngã Bảy Huyện Châu Thành A Huyện Châu Thành Huyện Phụng Hiệp Huyện Vị Thuỷ Huyện Long Mỹ 119 79 157 135 486 230 396 73.603 63.059 104.332 85.967 211.248 100.888 168.977 620 795 666 639 435 438 426 Tổng số 1.608 808.074 505 Bảng 3.4 Diện tích, dân số, mật độ dân số các huyện, thị năm 2008 (người/km 2 ) Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 5. Phân bố dân cư : 5.2 Phân bố dân cư: Dân cư có sự phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. Do đặc thù kinh tế là nông nghiệp nên phần lớn dân cư sinh sống ở nông thôn. Hiện nay, quá trình thành thị hóa nông thôn ngày càng thể hiện rõ nét: tỉnh đã đầu tư phát triển mạng lưới điện, giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn, xoá đói giảm nghèo...nhờ vậy, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Ngay từ khi chia tách tỉnh đến nay quá trình đô thị hóa diễn ra khá mạnh, đến năm 2008 tỷ lệ dân thành thị 20%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp so với mức trung bình cả nước. Hiện đang có luồng chuyển cư từ nông thôn ra thành thị do: - Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa: hình thành một số thị trấn, thị tứ mới; mở rộng quy mô đô thị; việc hình thành và phát triển các các khu, cụm công nghiệp; việc phát triển hệ thống giao thông đã thu hút dân cư từ nông thôn ra thành thị. - Thu nhập từ khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, sự hấp dẫn của lối sống thành thị. - Do nhu cầu tìm việc làm, học hành... Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 6. Văn hóa xã hội : 6.1 Giáo dục Từ lúc chia tách tỉnh đến nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới về quy mô, chất lượng, loại đào tạo và về cơ sở vật chất. Phong trào xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa loại hình giáo dục – đào tạo đã phát huy hiệu quả, chất lượng giáo dục được chuyển biến, giáo dục vùng sâu, vùng xa có những tiến bộ, trình độ dân trí được nâng lên. Tỷ lệ thu hút học sinh đến trường theo từng độ tuổi tăng ở tất cả các bậc học, ngành học. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng lên hàng năm, chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên, tỷ lệ học sinh lưu ban bỏ học giảm. Tỉnh đã hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở năm 2005, tiếp tục triển khai phổ cập giáo dục phổ thông trung học vào năm 2010. Mạng lưới trường lớp được sắp xếp, điều chỉnh và phát triển rộng khắp, tỉnh đã xóa được lớp học ca ba, xây được một số trường đạt chuẩn quốc gia, cải thiện một bước đáng kể hệ thống cơ sở giáo dục. Hàng năm, tỉnh đầu tư khoảng 30% ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Các hình thức tổ chức giáo dục ngày càng hoàn chỉnh, đa dạng, linh hoạt tạo thuận lợi cho người học. Có đủ các cấp học và ngành học. Ngoài mô hình giáo dục công lập do nhà nước quản lý như trường phổ thông, trường chuyên, trường Dân tộc Nội trú, trường dành cho trẻ mồ côi, khuyết tật còn xuất hiện các loại hình trường dân lập, tư thục (chủ yếu là nhà trẻ, mẫu giáo). Các loại hình giáo dục không chính quy phát triển nhanh, mạng lưới trường lớp kiên cố hóa được mở rộng đến vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Tỉnh hiện đã có 01 trường Đại học dân lập, 01 trường Cao Đẳng Cộng đồng, 02 Trường dạy nghề , tại các huyện đều có trung tâm giáo dục thường xuyên. Tồn tại hiện nay của ngành giáo dục là mạng lưới trường lớp còn phân tán, chưa được kiên cố hóa toàn diện và xây dựng, trang bị đạt chuẩn quốc gia; việc huy động trẻ trong độ tuổi vào nhà trẻ, mẫu giáo còn thấp; số học sinh lưu ban, bỏ học còn cao hơn mặt bằng chung của tỉnh Cần Thơ cũ. Tuy tỉnh đã đạt danh hiệu xóa mù chữ theo chuẩn quốc gia, nhưng đến nay vẫn còn khoảng 3% người trong diện xóa mù. Năm học Mẫu giáo Phổ thông Trường Lớp GV HS Trường Lớp GV HS 2004-2005 40 527 479 14 114 219 4 510 6 170 137 791 2005-2006 45 607 656 16 404 224 4 402 6 437 130 707 2006-2007 49 646 775 17 203 235 4 337 6 727 127 585 2007-2008 59 716 809 19 088 241 4 301 6 780 122 993 2008-2009 63 754 861 20958 246 3929 6727 119 345 Bảng 3.5 Số trường lớp học, giáo viên, học sinh của tỉnh Hậu Giang Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 6. Văn hóa xã hội : 6.2 Y tế: Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp 3 tuyến từ tuyến cơ sở (xã, phường, cơ quan, xí nghiệp) đến tuyến huyện, tuyến tỉnh. Ngoài hệ thống cơ sở y tế công, tại các trung tâm huyện thị còn có các phòng mạch tư, hiệu thuốc và đại lý thuốc tân dược và y học dân tộc, phòng trồng răng. Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đã nâng cao chất lượng phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Chương trình y tế - bảo vệ sức khỏe nhân dân được chú trọng, nhất là các lĩnh vực y tế dự phòng, tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tình trạng sức khỏe của nhân dân được cải thiện. Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, từ 61,6 tuổi năm 2000 lên 75,5 tuổi năm 2009. Việc tiêm chủng mở rộng được thực hiện tốt, đạt tỷ lệ 95%, từng bước khống chế 6 bệnh truyền nhiễm của trẻ em, chương trình phòng chống lao, phong, sốt rét, tâm thần, mắt hột, suy dinh dưỡng trẻ em đều được chú trọng đầu tư. - Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn nhiều hạn chế,đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất còn rất thiếu và nhỏ bé, không đạt chuẩn, nhất là các tuyến huyện, thị xã. Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Cơ sở y tế + Bệnh viện 7 8 8 8 8 + Phòng khám đa khoa khu vực 8 8 8 8 8 + Trung tâm phòng chống bệnh xã hội - 1 1 1 1 + Trạm y tế xã, phường 52 52 52 55 71 Số giường bệnh 675 815 950 1030 1220 Số cán bộ y tế + Ngành y 1066 1151 1215 1335 1488 + Ngành dược 146 177 188 233 272 Bảng 3.6. Tình hình phát triển y tế của tỉnh Hậu Giang qua các năm Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 6. Văn hóa xã hội : 6.3 Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao -Trong những năm gần đây, hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khá nhộn nhịp, đáp ứng kịp thời và phần lớn nhu cầu đa dạng của nhân dân: phong trào xây dựng đời sống văn hóa, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thông tin thể dục thể thao,...góp phần làm hạn chế các tệ nạn xã hội ở nông thôn. Các thị xã, thị trấn là các trung tâm văn hóa của khu vực và đang từng bước được quy hoạch, đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới. Phát thanh truyền hình tuy mới được xây dựng nhưng có nhiều cố gắng mở rộng diện tích phủ sóng.Ngoài ra các hoạt động thể dục thể thao cũng ngày càng phát triển mạnh Tuy nhiên, cơ sở vật chất của ngành văn hóa thông tin thể dục thể thao tuy có cải thiện nhưng còn thiếu, nhất là ở huyện và xã, thiếu vốn,các hoạt động văn hóa thông tin chưa thường xuyên, quản lý văn hóa chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập. Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang 6. Văn hóa xã hội : 6.4 Chất lượng cuộc sống: -Tình trạng nghèo khó là biểu hiện của chất lượng cuộc sống thấp. Hậu Giang là một tỉnh thuần nông, thu nhập bình quân của người dân thấp, nên xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội là một vấn đề cấp thiết. -Những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã tích cực triển khai các chương trình quốc gia như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, chương trình giải quyết việc làm... -Nhìn chung, các chương trình này đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân cư theo hướng được cải thiện ngày càng tốt hơn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 565USD tăng gấp 1,9 lần so với những năm đầu chia tách. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1%/năm, năm 2008 tỷ lệ hộ ngheo giảm xuống còn 13,7%, đây là một trong những thành tích lớn của Hậu Giang những năm qua. -Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng thiết yếu của dân cư được khắc phục. Điều kiện đi lại học hành, khám chữa bệnh, thưởng thức văn hóa, văn nghệ, tiếp cận thông tin được cải thiện. -Theo thống kê, chỉ số HDI của Hậu Giang hiện tại đạt khoảng 0,702 cao hơn mức bình quân của đồng bằng sông Cửu Long (0,669), nằm trong ngưỡng phát triển trung bình. -Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm tăng nhưng vẫn còn chậm, tỷ lệ thất nghiệp và chưa có việc làm khá ổn định ở mức 18,6% lao động xã hội. - Tuy nhiên sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc, nhất là giữa khu vực nông thôn và thành thị, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khơ-me còn khó khăn. Năm 2002 2004 2006 Cả nước 356,22 484,38 647,78 ĐBSCL 371,34 471,07 632,52 Hậu Giang 400,15 448,95 608,89 Bảng 3.7 Thu nhập bình quân 1 người/tháng giai đoạn 2002 – 2006 (Đơn vị: nghìn đồng) Địa lý địa phương tỉnh Hậu Giang Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã theo dõi.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_ly_lop_12_dia_ly_dia_phuong_hau_giang_chu_de_3.ppt
Giáo án liên quan