Bài giảng Di sản văn hóa huế

Ðại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, ngày nay thuộc địa phận Phường Thuận Thành, thành phố Huế.

 

Sau khi hoà bình, Đại Nội đã được mở cửa cho công chúng và trở thành một điểm sáng bậc nhất, hấp dấn hàng triệu khách du lịch trong ngoài nước.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Di sản văn hóa huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 11B3 Ðại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, ngày nay thuộc địa phận Phường Thuận Thành, thành phố Huế. Sau khi hoà bình, Đại Nội đã được mở cửa cho công chúng và trở thành một điểm sáng bậc nhất, hấp dấn hàng triệu khách du lịch trong ngoài nước. 1. Khái quát chung: Sơ đồ Đại Nội Huế Đố Vui : Di Sản Văn Hóa Huế 1. Hoàng Thành Huế có bao nhiêu cửa đi và cửa chính để vào là cửa nào? Đáp án: 4 cửa, cửa chính là Ngọ Môn. 2. Nội thất cung điện ở đây thường được trang trí như thế nào? Đáp án: Nhất thi nhất họa (1 bài thơ kèm 1 bức tranh) 3. UNESCO công nhận Kinh thành Huế là Di sản văn hóa thế giới vào năm nào? Đáp án: 02/08/1994. Hoàng Thành Huế 2. Hoàng Thành Huế: Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt. Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Mặt bằng Ðại Nội xây dựng theo hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 600m, trên một diện tích rộng tới 37,5 ha. Tường thành xây bằng gạch to, cao 4m, dày 1m, ngoài thành là hào vây quanh với 10 chiếc cầu đá bắc qua để ra vào. Trong Ðại Nội có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp ở nhiều khu vực khác nhau với các chức năng khác nhau đó là: Khu vực phòng vệ Khu vực cử hành đại lễ Khu vực miếu thờ Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí Tôn Nhân Phủ Tử Cấm Thành Mặc dù quy mô của mỗi công trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu “trùng lương trùng thiềm” (hay còn gọi là “trùng thiềm điệp ốc” - kiểu nhà kép hai mái trên một nền), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng. Nội thất cung điện thường được trang trí theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh). 3. Tử Cấm Thành Huế: Tử Cấm Thành là khu vực được giới hạn bởi vòng thành thứ 3, nằm bên trong Kinh thành và Hoàng thành, là nơi làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Tử Cấm thành được xây dựng vào năm Gia Long thứ 2 (1803) với tên gọi Cung thành. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi thành Tử Cấm thành. Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, Tử Cấm thành có chu vi hơn 2 dặm, cao 9 thước 2 tấc, dày một thước 8 tấc, mở 7 cửa: Phía nam là cửa Đại Cung. Phía bắc là cửa Tường Loan, Nghi Phượng. Phía đông là cửa Hưng Khánh, Đông An. Phía tây có hai cửa Gia Tường và Tây An. A. Cửa mặt nam - Đại Cung môn:  Cửa Đại Cung được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), cửa nằm ở mặt trước của Tử Cấm thành, mặt hướng về phía nam. Theo các tài liệu ghi lại, cửa Đại Cung là một trong những cửa tam quan to lớn, kiến thiết theo dạng 5 gian, vật liệu bằng gỗ, với bộ vì kèo kiểu chồng rường được chạm trổ công phu. Hiện nay, cửa Đại Cung chỉ được nhận biết qua các tài liệu, thư tịch cổ. B. Cửa mặt bắc - Tường Loan môn và Nghi Phượng môn:  Cửa Tường Loan và Nghi Phượng được xây dựng cùng thời điểm với Tử Cấm thành. Các cửa này có kiên trúc kiểu nguyệt môn với hai tầng mái, vật liệu chủ yếu là gạch và vôi vữa truyền thống, mái được đắp vữa giả ngói.  Cửa Tường Loan Cửa Nghi Phượng C. Cửa mặt đông - Hưng Khánh môn và Đông An môn: Cửa Hưng Khánh và Đông An được xây dựng cùng thời điểm với các cửa trong Tử Cấm thành. Tuy nhiên, về sau triều đình cho lấp cửa Đông An, ở mặt thành này có mở thêm cửa Cấm Uyển nhưng rồi lấp lại, chỉ còn ba chữ Hán còn hiện hữu.  Cửa Hưng Khánh D. Cửa mặt tây - Gia Tường môn và Tây An môn: Cửa Gia Tường và Tây An có kiến trúc dạng nguyệt môn, mái nhiều tầng. Tuy nhiên, hiện nay cửa Gia Tường có kiến trúc bề thế với bốn tầng mái tương tự cửa Hưng Khánh, còn cửa Tây An có kiến trúc đơn giản hơn với mái hai tầng và quy mô ngỏ hơn. Các họa tiết trang trí của các cửa ở mặt này đã bị hủy hoại gần như hoàn toàn.  Cửa Gia Tường Cửa Tây An Các cửa của Tử Cấm thành ở ba mặt đông, tây, bắc tuy khác nhau về kích thước, nhưng nhìn chung nó có cùng kiểu dáng kiến trúc nguyệt môn, cửa thành đều được xây bằng gạch và vôi vữa, mái làm giả ngói chồng nhiều tầng (ngoại trừ cửa Duyệt Thị). Hiện nay, một số cửa không còn hiện hữu, các cửa đang tồn tại lại bị cây cối, nấm mốc xâm hại đã và đang xuống cấp nghiêm trọng cần được tu bổ. CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA LỚP 11B3!

File đính kèm:

  • pptDi san van hoa Hue Dai Noi.ppt