Bài giảng Dạy tiết trả bài tập làm văn trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở

Chương trình Ngữ văn trong trường trung học cơ sở bao gồm phần: Văn bản, Tiếng việt và Tập làm văn, trong đó bài viết Tập làm văn là kết quả, là sản phẩm của học sinh thông qua một quá trình định hướng dẫn dắt của người thầy để học sinh tự mình hiểu về các vấn đề văn học, xã hội, về tiếng việt và khả năng trình bày, diễn đạt làm bài viết Tập làm văn của học sinh. Vì vậy người dạy và người học cần quan tâm nhất đến kết quả bài viết bài Tập làm văn của học sinh. Đặc biệt là việc viết văn của học sinh từ cách dùng từ, đặt câu, dùng hình ảnh, diễn đạt.kém hiệu quả, bài viết tập làm văn còn mắc khá nhiều lỗi như: sai lỗi chính tả, dùng từ sai nghĩa, sai lỗi logíc, sai cách diễn đạt, xa đề, lạc đề qua thực tế, tôi nhận thấy: "Trả bài" là một tiết dạy khó, nhưng nếu chú trọng tiết dạy này, người dạy sẽ chỉ ra cho học sinh những lỗi sai, tác hại của lỗi sai và quan trọng là hướng dẫn cho các em cách sửa lỗi, cách giải quyết, cách trau dồi thêm kinh nghiệm viết văn bản từ đúng đến hay gây hứng thú học văn, viết văn cho các em. Ngược lại, nếu người dạy không quan tâm đến tiết dạy trả bài , trả bài qua loa chiếu lệ thì dù có cố gắng đến mấy ở những tiết dạy tìm hiểu văn bản và tiếng việt cũng không đem lại hiệu quả cho học sinh viết bài Tập làm văn.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Dạy tiết trả bài tập làm văn trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHOØNG GD&ÑT HUYEÄN LẠC THỦY TRÖÔØNG THCS AN LẠC SÁNG KIẾN DẠY TIẾT “TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN” TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS Chương trình Ngữ văn trong trường trung học cơ sở bao gồm phần: Văn bản, Tiếng việt và Tập làm văn, trong đó bài viết Tập làm văn là kết quả, là sản phẩm của học sinh thông qua một quá trình định hướng dẫn dắt của người thầy để học sinh tự mình hiểu về các vấn đề văn học, xã hội, về tiếng việt và khả năng trình bày, diễn đạt làm bài viết Tập làm văn của học sinh. Vì vậy người dạy và người học cần quan tâm nhất đến kết quả bài viết bài Tập làm văn của học sinh. Đặc biệt là việc viết văn của học sinh từ cách dùng từ, đặt câu, dùng hình ảnh, diễn đạt...kém hiệu quả, bài viết tập làm văn còn mắc khá nhiều lỗi như: sai lỗi chính tả, dùng từ sai nghĩa, sai lỗi logíc, sai cách diễn đạt, xa đề, lạc đề qua thực tế, tôi nhận thấy: "Trả bài" là một tiết dạy khó, nhưng nếu chú trọng tiết dạy này, người dạy sẽ chỉ ra cho học sinh những lỗi sai, tác hại của lỗi sai và quan trọng là hướng dẫn cho các em cách sửa lỗi, cách giải quyết, cách trau dồi thêm kinh nghiệm viết văn bản từ đúng đến hay gây hứng thú học văn, viết văn cho các em. Ngược lại, nếu người dạy không quan tâm đến tiết dạy trả bài , trả bài qua loa chiếu lệ thì dù có cố gắng đến mấy ở những tiết dạy tìm hiểu văn bản và tiếng việt cũng không đem lại hiệu quả cho học sinh viết bài Tập làm văn. ĐẶT VẤN ĐỀ DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1 CƠ HOC LÍ LUẬN Thực trạng hiện nay, khi dạy tiết “Trả bài tập làm văn” tôi thấy: nhiều giáo viên không quan tâm đầu tư chất lượng cho tiết “Trả bài”, thời gian dành cho trả bài còn quá ít, nội dung bài soạn tiết “Trả bài” chưa thực sự đầu tư còn sơ sài. Thông thường bài soạn chỉ là: đọc lại đề ra, nhận xét ưu khuyết điểm của bài làm học sinh, định hướng lại một số ý cơ bản yêu cầu của đề bài, sau đó lấy điểm vào sổ, hoặc tiết “Trả bài” có thể dùng để dạy bù bài mới, hay nội dung tiết dạy trước chưa hoàn thành, trả bài chỉ là chiếu lệ dành thời gian ít phút cuối tiết dạy. Người dạy chưa quan tâm đến các thao tác chữa lỗi, định hướng cách chữa cho học sinh nên học sinh không nhận diện được những lỗi sai và làm thế nào để chữa những lỗi sai đó. Từ thực trạng đó dẫn đến hiệu quả bài viết của học sinh chưa cao, bài viết mắc nhiều lỗi và những lỗi sai đó lặp đi lặp lại nhiều lần mà không sửa được, thậm chí có những lỗi diễn đạt của học sinh rất ngô nghê buồn cười. DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trường THCS An Lạc là một trường vùng sâu, hầu hết học sinh là con em dân tộc mường, nông thôn nên điều kiện vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn. Địa bàn phân bố rộng, nhà dân thưa thớt, đi lại rất khó khăn nên việc trao đổi trong học tập của các em không thuận lợi. Sách vở, đồ dùng học tập của một số học sinh còn thiếu, nhận thức còn hạn chế, phần lớn chưa có tinh thần hiếu học, thời gian để các em học bài còn ít vì còn phải tham gia làm việc giúp đỡ gia đình. Đa số gia đình các em chưa thật quan tâm đến việc học tập của con em mình nên kết quả học tập của các em chưa cao. Đặc biệt là môn Ngữ Văn yêu cầu phải có lượng thời gian tương đối cho các em có đủ thời lượng học bài, soạn bài đọc văn bản, nghiên cứu nội dung của ba phân môn: Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn…Dẫn đến kết quả học tập của các em chưa được như ý muốn. DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS 2. NỘI DUNG CỤ THỂ 2.1 Nhận thức của người dạy và người học Tiết “Trả bài”, người dạy phải có trách nhiệm vì học sinhPhải thật sự có tâm khi chấm bài, phải chấm kỹ, chấm đúng và tìm ra được những lỗi sai của học sinh để chủ động chữa trên lớp. - Người dạy phải có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm - Người học phải có ý thức tôn trọng tiết trả bài, tránh suy nghĩ đây là tiết trả bài để lấy điểm vào sổ 2.2 Chuẩn bị trả bài 2.2.1 Giáo viên(GV) GV Tập hợp những lỗi sai, phân loại lỗi sai cơ bản của học sinh mắc phải để chữa lỗi DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS * Những lỗi sai học sinh thường gặp: - Sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ nghĩa - Lạc chủ đề, không hướng đúng yêu cầu của đề, xa đề. - Thiếu hụt chủ đề - Lặp chủ đề, ý luẩn quẩn - Lỗi đứt mạch ý các câu trong đoạn nên câu văn đoạn văn bị đứt quãng, ý từ - Lỗi mâu thuẫn về ý - Lỗi không tách đoạn Lỗi không chuyển đoạn, liên kết đoạn…. 2.2.2 Học sinh(HS) - Phải nắm vững kiến thức về thể loại văn học - Phải thấy được vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của tiết trả bài. - Các em mạnh dạn đề xuất ý kiến cá nhân của từng em trong cách chữa lỗi. DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS 2.3 Các hoạt động của tiết trả bài trên lớp Tiết trả bài có 6 hoạt động: + Hoạt động 1: GV vào lớp, ổn định tổ chức, nêu yêu cầu mục tiêu của tiết “Trả bài”. + Hoạt động 2: HS đọc trầm bằng ghi nhớ lại đề bài, ghi đề ra lên bảng, xác định yêu cầu của đề bài qua bố cục 3 phần + Hoạt động 3: Nhận xét ưu điểm (cần phát huy), khuyết điểm (cần phải sửa) bài làm của HS. + Hoạt động 4: Trả bài, lấy điểm vào sổ. HS nghiên cứu phần chữa lỗi sai của GV đã chỉ ra ở bài làm để chuẩn bị cho phần chữa lỗi. + Hoạt động 5: “Nhận diện lỗi sai và sữa lỗi” (trọng tâm) + Hoạt động 6: Đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp. (Giáo viên chọn trước) DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS Một số hoạt động của tiết “Trả bài” đã được áp dụng cụ thể qua 2 đề bài sau: Đề số 1 Lão Hạc (trong truyện ngắn cùng tên) của Nam Cao là một lão nông Việt Nam đáng kính bởi phẩm hạnh của một con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương con. Em hãy làm rõ nội dung đó. * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, nêu yêu cầu, mục đích của tiết “Trả bài” Hoạt động 2: HS đọc đề, xác định lại yêu cầu của đề và nêu ngắn gọn bố cục 3 phần * Hoạt động 3: GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài làm HS * Hoạt động 4: Trả bài , lấy điểm vào sổ *Hoạt động 5: Phần “nhận diện và sữa lỗi” (trọng tâm). Thời gian từ 28 đến 30 phút. * Hoạt động 6: Đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số em (GV chọn trước GV định hướng HS phân tích tìm ra được những câu hay, đoạn văn hay để học tập rút kinh nghiệm. DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS Đề số 2: Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Sau khi GV hướng dẫn cho HS hoàn thành các hoạt động 1, 2, 3, 4 trong một lượng thời gian quy định, GV tiếp tục sử dụng những kinh nghiệm của mình giúp HS nhận diện, gọi tên và phát hiện lỗi và chữa lỗi trong bài làm của mình và của bạn GV yêu cầu HS đổi bài cho bạn kiểm tra 1/ Lỗi sử dụng từ địa phương không đúng chỗ 2/ Lỗi chưa hiểu nghĩa của từ, dùng từ không đúng văn cảnh 3/ Lỗi thiếu thống nhất trong cách xưng hô 4/ Lỗi diễn đạt vụng về, tối nghĩa, sai nghĩa 3. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng cách dạy tiết: "Trả bài tập làm văn“ Sau khi vận dụng phương pháp hướng dẫn HS nhận diện và chữa các lỗi sai trong bài tập làm văn với hai đề bài đã nêu ở trên, các em tự ý thức nhận thấy được việc sữa chữa lỗi là cần thiết và mắc lỗi là cần tránh. DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS + Lỗi về chính tả + Lỗi về dùng từ + Lỗi về câu + Lỗi diễn đạt + Lỗi do chưa nắm chắc yêu cầu của bài văn nghị luận + Lỗi do chưa biết xác định các luận điểm, luận cứ ... * Kết quả cụ thể Trước đây, khi chưa áp dụng những phương pháp này, trong tiết “Trả bài” tôi cũng đã chú trọng đến những vấn đề sửa lỗi cho học sinh nhưng số lỗi để học sinh chữa được trong một tiết dạy không nhiều. Khi áp dụng cách dạy như đã nêu ở trên tôi đã thu được kết quả như sau (bảng so sánh đối chiếu) DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS * Ý kiến của học sinh : được chủ động trong giờ học, hứng thú, sôi nổi, không thụ động. Các em yêu cầu tiếp tục duy trì và phát huy kiểu trả bài chữa lỗi, gọi tên lỗi sai. Những bài viết sau được hạn chế với những số lỗi đã chữa. DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS 1. Kết luận chung - Để giờ “Trả bài” tập làm văn thực sự là một giờ văn đúng nghĩa và có hiệu quả, người giáo viên phải hướng dẫn học sinh bằng hoạt động tự nhận thức, nhận diện xem mình đã viết cái gì, viết như thế nào - Mỗi học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong giờ trả bài phải tìm ra lỗi sai đã mắc phải và sữa chữa để phấn đấu cho bài sau - Phải có đầu tư thời gian và trí tuệ của cả giáo viên và học sinh 2. Đề xuất Phòng giáo dục & đào tạo, nên triển khai các hội thảo về cách dạy “Văn học địa phương” Chúng tôi mong rằng vấn đề hội thảo về cách dạy văn, học văn (đặc biệt là cách dạy tiết “Trả bài”) được tiếp tục triển khai nhằm giúp chúng tôi - những người đứng lớp - an tâm hơn về đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THCS. Trên đây là một số ý kiến về cách dạy tiết “Trả bài” trong chương trình Ngữ văn THCS. Tiết dạy giúp học sinh nhận diện lỗi và sữa chữa các lỗi sai của mình trong tiết trả bài tập làm văn. Trong khi viết và triển khai có thể còn nhiều thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tiết dạy “Trả bài” có hiệu quả cao hơn. DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT DẠY TIẾT TRẢ BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS B/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

File đính kèm:

  • pptbai thuyet trinhb sang kien.ppt