Bài giảng Cố Hương_ Lỗ Tấn

Cuộc đời của Lỗ Tấn gắn liền với những biến cố

chính trị lớn lao của đất nước. Ông đã cống hiến

cả đời mình cho dân tộc, suốt đời chỉ vì một mục

đích: mong người Trung Quốc được tự do, văn

minh, tiến bộ. Trong con người Lỗ Tấn, ý thức dân

tộc là thứ tình cảm thiêng liêng quyết định bước

đường đời của ông.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Cố Hương_ Lỗ Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cố Hương I, Nhà văn và tácphẩm Lỗ Tấn (1881 – 1936) 1. Nhà văn Lỗ Tấn Lỗ Tấn là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới Cuộc đời của Lỗ Tấn gắn liền với những biến cố chính trị lớn lao của đất nước. Ông đã cống hiến cả đời mình cho dân tộc, suốt đời chỉ vì một mục đích: mong người Trung Quốc được tự do, văn minh, tiến bộ. Trong con người Lỗ Tấn, ý thức dân tộc là thứ tình cảm thiêng liêng quyết định bước đường đời của ông. Lỗ Tấn nhận thấy văn chương là một thứ vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”. Ông đã để lại rất nhiều những công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương lớn, trong đó có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926). Nhà văn Lỗ Tấn 2. Văn bản tác phẩm Cố Hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét. Nhân vật “tôi” được coi là một nhân vật chính của tác phẩm. Những dòng hồi ức và tâm sự của nhân vật rất gần gũi với cuộc đời của tác giả nhưng không nên đồng nhất “tôi” với nhà văn Lỗ Tấn. Những tâm tình và suy ngẫm của “tôi” về người bạn xưa vượt lên trên ý nghĩ về một cá nhân nào đó, nó hướng về rất nhiều con người Trung Quốc lúc bấy giờ. Bố cục Theo em bố cục của truyện gồm mấy phần? Bố cục 3 phần “Tôi” trên đường về quê Những ngày “tôi” ở quê “Tôi” trên đường xa quê II, Tìm hiểu văn bản Trong truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là trung tâm? vì sao? Truyện có hai nhân vật chính là Nhuận Thổ và “tôi”. Hình tượng Nhuận Thổ có vị trí rất quan trọng, gần như mọi sự thay đổi của làng quê đều tập trung ở nhân vật này, chính sự thay đổi đó tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của “tôi”. Tuy nhiên “tôi” mới là nhân vật trung tâm vì đó mới là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật, từ đó toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. 1, Nhân vật Nhuận Thổ Sau 20 năm không gặp, Nhuận Thổ đã hoàn toàn thay đổi về ngoại hình, động tác, giọng nói… Tất cả đã có khoảng cách đối với “tôi”, điều này là do địa vị xã hội quy định thái độ sống. Cậu bé đẹp như thiên thần ngày nào giờ lại thay thế bằng một người đàn ông già, khắc khổ và đáng thương, khiến cho “tôi” cảm thấy xót xa, thương cảm… Tuy nhiên, không phải mọi mặt trong tính cách và thái độ của Nhuận Thổ đối với “tôi” đều thay đổi. Tận đáy lòng, Nhuận Thổ vẫn giữ tình bạn sâu nặng với “tôi”. Nghe tin bạn về, Nhuận Thổ đến ngay và dù nhà rất nghèo nhưng không quên mang gói quà “đậu xanh của nhà”đến tặng bạn. Chính yếu tố không đổi ấy lại càng làm cho những điều thay đổi trong quan hệ giữa hai người càng thêm bi đát. Em có nhận xét gì về hình ảnh của Nhuận Thổ trong quá khứ và Thủy Sinh trong hiện tại? Sự khác biệt ấy đã phản ánh điều gì? Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê, tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu nhân vật này trong hiện tại với nhân vật kia trong quá khứ, đặc biệt là đối chiếu Nhuận Thổ trong quá khứ với Thủy Sinh trong hiện tại. Qua hàng loạt sự đối chiéu ấy, tác giả đã phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Từ đó chỉ ra nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn đó. Nhà văn còn chỉ ra những tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động. Theo ông, Nhuận Thổ khổ vì con đông, mùa mất, thuế nặng lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đã đành, song Nhuận Thổ còn đau đớn hơn vì gánh nặng tinh thần, vì mê tín, vì quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp. 2. Nhân vật “tôi” “Tôi” về thăm quê lần này là để từ giã lần cuối, cùng mẹ và Cháu đến nơi đất khách, nơi “tôi” đang làm ăn sinh sống. Do đó trên đường trở về “cố hương” lòng “tôi” tràn đầy cảm xúc. “Tôi” dành tình cảm đặc biệt cho nhân vật Nhuận Thổ, người bạn thân thiết thuở ấu thơ. Đoạn hồi ức đẹp đẽ hiện lên ngay khi mẹ “tôi” nhắc đến Nhuận Thổ. Tuy nhiên Nhuận Thổ không xuất hiện ngay sau đó, ba bốn ngày sau mới đến khiến cho sự chờ mong người bạn càng trở nên khắc khoải. Tâm trạng “tôi” càng buồn hơn sau khi gặp lại Nhuận Thổ. “Để làm rõ chất trữ tình đậm đà của tác phẩm cần phân tích diễn biến cảm xúc của nhân vật “tôi”, từ chỗ phảng phất buồn (trên đường về quê) đến chỗ đau xót, đau xót đến “bi đát” (những ngày ở quê), song cuối cùng kết thúc không phải là tuyệt vọng mà là “hi vọng” ( trên đường xa quê). Buồn bã, đau xót, hi vọng đều chỉ là những biểu hiện khác nhau của tình cảm yêu mến quê hương của nhân vật “tôi”. Cái hay của tác phẩm là thể hiện sự diễn biếu ấy một cách sinh động, chân thật, hợp lí.” ( Nguyễn Khắc Phi, các tác phẩm văn chương cổ và văn chương nước ngoài, Vụ Đào tạo bồi dưỡng – Bộ Giáo dục, 1989) “Tôi” là nhân vật trung tâm. Truyện đan xen nhiều đoạn hồi ức, đoạn có tính chất độc thoại nội tâm và những đoạn miêu tả phong cảnh vì vậy tác phẩm có màu sắc trữ tình rõ nét. Trong tác phẩm, đoạn 1 chủ yếu dùng phương thức tự sự có kết hợp biểu cảm để nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn. Đoạn 2 chủ yếu dùng phương thức miêu tả kết hợp biện pháp hồi ức và đối chiếu để lảm nổi bật sự thay đổi về ngoại hình của Nhuận Thổ. Đoạn 3 chủ yếu dùng phương thức lập luận bày tỏ suy nghĩ của nhân vật “tôi”. Do đó, tác phẩm vừa mang màu sắc trữ tình vừa đậm chất triết lí, suy tưởng. 3. Hình ảnh “cố hương” và ý nghía “con đường” Hình ảnh “cố hương” Hình ảnh “cố hương” trong nhiều tác phẩm văn học không nên chỉ được quan niệm là nơi chôn rau cắt rốn. “Cố hương” thường còn là bức ảnh thu nhỏ của xã hội, của đất nước. Những thay đổi mà Lỗ Tấn đã miêu tả trong “Cố hương” là những thay đổi có tính điển hỉnh của xã hội Trung Quốc cận đại. Bởi vậy qua việc miêu tả sự thay đổi của làng quê, Lỗ Tấn mặc dầu vẫn với một phong cách sâu sắc và trầm tĩnh đã đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết: phải xây dựng “ một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống. Việc miêu tả quá trình sa sút nghiêm trọng của xã hội Trung Quốc ở những phần trên là cơ sở để cuối tác phẩm “tôi” được bộc lộ ước mơ của mình về một ngày mai tươi sáng cho người dân và cho đất nước Trung Quốc. ý nghĩa “con đường” Trong cuộc sống của chúng ta, con đường tương lai, con đường số phận quả thực có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nghĩ đến con đường là hướng tới tương lai, tới hi vọng. Trên mặt đất kì thực vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi. Cuộc sống cũng vậy, không có gì là có sẵn, chúng ta phải vượt qua mọi gian nan trắc trở, gạt bỏ hết chông gai cùng với niềm hi vọng bất diệt để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp phía trước. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập

File đính kèm:

  • pptNgu van bai Co Huong.ppt
Giáo án liên quan