-Về văn hóa truyền thống (Lối chữ viết, Cách uống chè, Khoa cử, Cuộc bình văn trong nhà Giám,.); Về phong tục ( Lễ đội mũ, Hôn lễ, Tệ tục, Lễ tế giao, Phong tục,.); Về địa lý (Xứ Hải Dương, Thay đổi địa danh,.); Những danh lam thắng cảnh (Cảnh chùa Sơn Tây,.); Về xã hội – lịch sử (Nón đội, Áo mặc, Quan chức, ). Giá trị nhất là hai tác phẩm ký sự bằng văn xuôi: Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án)
22 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh trích “ vũ trung tùy bút” của phạm đình hổ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAO GIẢNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Bài : CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH trích “ Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG(Trích “ Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ) 1/ Tóm tắt cốt truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ. 2/ Phát biểu cảm nghỉ về nhân vật Vũ Nương. KIỂM TRA BÀI CŨ Tuần 5 Văn 22 GIỚI THIỆU BÀI MỚI 1) Tác giả - Phạm Đình Hổ là một nho sĩ sống trong chế độ phong kiến đã khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác những tác phẩm văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực. -Về văn hóa truyền thống (Lối chữ viết, Cách uống chè, Khoa cử, Cuộc bình văn trong nhà Giám,..); Về phong tục ( Lễ đội mũ, Hôn lễ, Tệ tục, Lễ tế giao, Phong tục,..); Về địa lý (Xứ Hải Dương, Thay đổi địa danh,..); Những danh lam thắng cảnh (Cảnh chùa Sơn Tây,..); Về xã hội – lịch sử (Nón đội, Áo mặc, Quan chức,…). Giá trị nhất là hai tác phẩm ký sự bằng văn xuôi: Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án) I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 2) Tác phẩm “ Vũ trung tùy bút” - Vũ trung tùy bút – Tùy bút viết trong những ngày mưa – viết đầu XIX. - Tác phẩm gồm 88 mẫu chuyện nhỏ viết theo thể tùy bút. - Tác phẩm không những có giá trị văn chương đặc sắc mà còn cung cấp những tư liệu quý về sử học, địa lý, xã hội học. II. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 3) Văn bản “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” - Trích “ Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ. - Ghi chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm. I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH Khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774-1775), trong nước vô sự, Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Việc xây dựng đình đài cứ liên miên. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày hàng bách hóa chung quanh bờ hồ để bán. Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hỗ tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các thứ như ở cửa hàng trong chợ. Cũng có lúc bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc, hay dưới bóng cây bến đá nào đó, hòa vài khúc nhạc. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về, Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra như hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường. III. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khứu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá, thâïm chí phải phá nhà hủy tường để khiêng ra. Các nhà giàu họ vu cho là dấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xóa thơm lừng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ ấy. III. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN So sánh tùy bút và truyện Người con gái Nam Xương(Truyện) * Cốt truyện * Nhân vật: được khắc họa qua các chi tiết nghệ thuật phong phú: chi tiết sự kiện, xung đột, nội tâm, ngoại hình; chi tiết tính cách; chi tiết hoang đường Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Tùy bút) *Con người, sự việc cụ thể, có thực theo cảm hứng chủ quan, tản mạn nhưng vẫn tuân thủ theo tình cảm, cảm xúc chủ đạo. * Bộc lộ cảm xúc suy nghĩ, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Tùy bút: Ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Sự ghi chép ở đây tùy theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống kết cấu gì nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo. III. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Một thứ quà của lúa non: Cốm (Ngữ văn 7.I/ 159) III. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Sài Gòn tôi yêu (Ngữ văn 7.I/ 168) III. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Mùa xuân của tôi (Ngữ văn 7.I/173) III. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Một thứ quà của lúa non: Cốm (Ngữ văn 7.I/159- Sài Gòn tôi yêu (Ngữ văn 7.I/ 168) - Mùa xuân của tôi (Ngữ văn 7.I/173) III. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Từ đó, có thể khái quát như thế nào về chủ đề tư tưởng và nghệ thuật của văn bản “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh”? 1) Nội dung: Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh. 2) Nghệ thuật: - Thể tùy bút trung đại - Ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động III. TỔNG KẾT Căn cứ vào bài “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” và cả bài đọc thêm , hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII. Dữ liệu: - Văn bản: “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” - Bài đọc thêm/ 63 NV9.I Yêu cầu: - Trình bày những điều nhận thức về tình trạng đất nước ta - Vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối XVIII IV. LUYỆN TẬP Câu mở đoạn: Giới thiệu văn bản và bài đọc thêm Các câu phát triển đoạn: * Cảnh sống ở phủ chúa Trịnh: - Xa hoa của vua chúa - Sự nhũng nhiễu đáng chê trách của bọn quan lại hầu cận. * Cuộc sống của người dân trong hồi loạn năm Canh Thân, Tân Dậu: cơ cực, đói kém. Câu kết đoạn: Cảm xúc của bản thân: - Căm ghét cách sống xa hoa của bọn vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại - Thương xót dân lành IV. LUYỆN TẬP 1)Bài học: - Vẽ sơ đồ Graph văn bản “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” - Nắm đặc trưng thể tùy bút thời trung đại - Những sự kiện nào được kể trong văn bản. - Hoàn thành bài luyện tập. 2)Bài mới:Hoàng lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn – trích) - Tác giả - Tác phẩm “Hoàng lê nhất thống chí” ( Hồi thứ mười bốn – trích) - Trả lời câu 1, 2/ 72NV9.I V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Văn 22 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh 2/ Sự tham lam, nhũng nhiễu của bọn quan lại III.TỔNG KẾT 1/ Nội dung 2/Nghệ thuật IV. LUYỆN TẬP V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP DÀN BÀI DẠY VĂN BẢN THAO GIẢNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Bài : CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH trích “ Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ
File đính kèm:
- Chuyencutrongphu-9.ppt