. Một số vấn đề phân loại văn bản
II. Một số cách phân loại văn bản
1. Phân loại dựa vào quan hệ giữa các thành viên tham dự giao tiếp
2. Phân loại văn bản dựa vào chức năng ngôn ngữ
3. Phân loại văn bản dựa vào thế đối lập thực/ giả
khi quy chiếu nội dung văn bản với hiện thực.
4. Phân loại văn bản dựa vào kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt
4.1.Văn bản tự sự
4.2.Văn bản miêu tả.
4.3. Văn bản nghị luận
4.4. Văn bản hành chính
4.5. Văn bản biểu cảm
4.6. Văn bản thuyết minh
19 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương V: Các loại văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V CÁC LOẠI VĂN BẢN I. Một số vấn đề phân loại văn bản II. Một số cách phân loại văn bản 1. Phân loại dựa vào quan hệ giữa các thành viên tham dự giao tiếp 2. Phân loại văn bản dựa vào chức năng ngôn ngữ 3. Phân loại văn bản dựa vào thế đối lập thực/ giả khi quy chiếu nội dung văn bản với hiện thực. 4. Phân loại văn bản dựa vào kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt 4.1.Văn bản tự sự 4.2.Văn bản miêu tả. 4.3. Văn bản nghị luận 4.4. Văn bản hành chính 4.5. Văn bản biểu cảm 4.6. Văn bản thuyết minh Tiết 4 4.5. Văn bản biểu cảm 4.5.1. Khái niệm 4.5.2. Đặc điểm văn bản biểu cảm 4.6. Văn bản thuyết minh 4.6.1. Khái niệm 4.6.2. Đặc điểm văn bản thuyết minh 4.6.3. Phương pháp thuyết minh Văn bản biểu cảm Khái niệm - Đặc điểm văn bản biểu cảm Khái niệm: Văn bản biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. - Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút… VD: “Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung của đọng lại, đứng im không nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng… có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát…” (Nguyên Ngọc - Đường chúng ta đi) Đặc điểm văn bản biểu cảm - Tác giả (người viết) sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm chủ quan của mình nhằm khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc. - Phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu đạt trong văn biểu cảm bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần điệu, cách ngắt nhịp, biện pháp tu từ… - Có hai phương thức biểu cảm: + Biểu cảm trực tiếp là phương thức trữ tình bộc lộ những cảm xúc của người viết bằng những từ ngữ trong quan hệ trực tiếp hoặc trực tiếp gọi ra tình cảnh ấy, bằng những lời hỏi, lời than. + Biểu cảm gián tiếp là cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc thông qua việc miêu tả một phong cảnh, kể một câu chuyện hay gợi ra một suy nghĩ, liên tưởng nào đó mà không gọi thẳng cảm xúc ấy ra. Văn bản thuyết minh Khái niệm Đặc điểm của văn bản thuyết minh - Phương pháp thuyết minh Chùa Một Cột (Bạch Kim) Chùa Một Cột ở Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc cổ kính của dân tộc Việt Nam. Chùa được xây dựng từ năm 1049 dưới triều vua Lí Thái Tông. Trải qua gần một ngìn năm và nhiều lần sửa chữa, đến nay chùa Một Cột có khác ít nhiều so với lúc mới dựng, nhưng toàn bộ công trình vẫn mang nét độc đáo của nền nghệ thuật kiến trúc dân tộc cách đây mười thế kỉ. Chùa làm theo hình vuông, mỗi bề rộng ba mét. Toàn bộ ngôi chùa dựng trên một cột đá khá lớn. Cột đá được chôn xuống một hồ nước rất chắc chắn. Công trình kiến trúc này mô phỏng một đoá hoa sen mọc lên giữa hồ nước trong xanh. Cột đá tượng trưng cho cuống hoa, tám thanh gỗ quanh thân cột đỡ lấy chùa như một đài hoa. Một lối đi xây bằng gạch dẫn tới một cầu thang tám bậc nối từ bờ hồ lên chùa. Ngoài của chùa có đề ba chữ: Liên hoa đài (Đài hoa sen). Trong chùa có một pho tượng rất đẹp. Chùa Một Cột không lớn, nhưng độc đáo và duyên dáng. Hồ nước cùng với cây cối và lăng mộ các nhà sư càng làm cho ảnh chùa thêm cổ kính và thơ mộng. Tại sao lá cây có mầu xanh lục? Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bẩy mầu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có mầu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các chất màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì... như vậy lá cây có màu xanh là do chất biệp lục trong lá cây. Nhóm 1. - Các văn bản trên có thuộc các kiểu loại văn bản đã học không? - Các văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì? - Hãy kể thêm một số văn bản cùng loại? Nhóm 2: Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp kiểu văn bản như trên ở đâu? Nhóm 3: Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng? (khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm…) Nhóm 4: Để làm nổi bật đặc điểm bản chất của đối tượng cần phải sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? Hãy trình bày các phương pháp thuyết minh. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là loại văn bản nhằm làm cho người đọc biết và hình dung rõ một đối tượng nào đấy bằng phương thức trình bày, giới thiệu, miêu tả, phân tích, giải thích, đánh giá các khía cạnh và các biểu hiện cụ thể của nó. Tác dụng: Là văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về các hiện tượng và sự vật trong đời sống một cách xác thực, hữu ích. Đặc điểm văn bản thuyết minh - Cung cấp tri thức khách quan giúp người đọc hiểu đúng đắn và đầy đủ về đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng được thuyết minh. Ngôn ngữ khoa học, chính xác, rõ ràng và hấp dẫn. Không có các yếu tố hư cấu, tưởng tượng và tránh bộc lộ các cảm xúc chủ quan. Sáu phương pháp thuyết minh - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. - Phương pháp liệt kê. - Phương pháp nêu ví dụ. - Phương pháp dùng số liệu (con số) - Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân loại, phân tích. - Văn bản thuyết minh sản phẩm hàng hoá - Lời giới thiệu di tích, danh lam thắng cảnh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp. Thuyết minh 6 - Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn.. - TPVH: Thơ trữ tình, tuỳ bút… Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Biểu cảm 5 Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người. Hành chính 4 Các bài xã luận, bình luận… Nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận. Nghị luận 3 Văn tả cảnh, tả người... Tái hiện trạng thái sự vật, con người… Miêu tả 2 - Tác phẩm lịch sử - Tác phẩm VHNT (truyện, tiểu thuyết, kí sự..) Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ. Tự sự 1 Đơn từ, báo cáo, thông tư, chỉ thị, điện mừng, ... CỦNG CỐ BÀI
File đính kèm:
- nguvan(9).ppt