Bài giảng Chương trình thay sách văn học nước ngoài

a) Tác giả Sếch-xpia được chuyển từ chương trình lớp 10 lên chương trình lớp 11 cho phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Tác giả Lỗ Tấn trong chương trình lớp 11 cũ sẽ được đưa lên lớp 12, phù hợp với niên đại sáng tác.

Tác giả Ta-go của văn học Ấn Độ trước đây thuộc phần chính thức nay thuộc phần đọc thêm, còn tiểu thuyết Gô-đan của Prem Chan-đơ thì không học nữa.

Tác giả Tôn-xtôi của văn học Nga trước đây thuộc chương trình chính thức phải học thì nay không còn. Tác giả Sê-khốp được đưa vào học chính thức với tác phẩm Người trong bao. Phần thơ của Pu-skin thì chọn bài thơ Tôi yêu em. Phần văn học Đức, tác giả Si-le và kịch Âm mưu và ái tình của ông được thay thế bằng bài nghị luận của Ăng-Ghen. Văn học Pháp chỉ còn lại tiểu thuyết Những người khốn khổ với đoan trích quen thuộc là Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương trình thay sách văn học nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn học nước ngoài lớp 11 bộ chuẩn Bảng so sánh SGK Văn học 11 và SGK Ngữ văn 11 Nhận xét: a) Tác giả Sếch-xpia được chuyển từ chương trình lớp 10 lên chương trình lớp 11 cho phù hợp với lứa tuổi học sinh. Tác giả Lỗ Tấn trong chương trình lớp 11 cũ sẽ được đưa lên lớp 12, phù hợp với niên đại sáng tác. Tác giả Ta-go của văn học Ấn Độ trước đây thuộc phần chính thức nay thuộc phần đọc thêm, còn tiểu thuyết Gô-đan của Prem Chan-đơ thì không học nữa. Tác giả Tôn-xtôi của văn học Nga trước đây thuộc chương trình chính thức phải học thì nay không còn. Tác giả Sê-khốp được đưa vào học chính thức với tác phẩm Người trong bao. Phần thơ của Pu-skin thì chọn bài thơ Tôi yêu em. Phần văn học Đức, tác giả Si-le và kịch Âm mưu và ái tình của ông được thay thế bằng bài nghị luận của Ăng-Ghen. Văn học Pháp chỉ còn lại tiểu thuyết Những người khốn khổ với đoan trích quen thuộc là Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Số tiết dành cho VHNN là : 10 tiết b) Điểm chung là SGK cũ và mới đều có các thể loại thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn, còn sự khác biệt là SGK mới có thêm bài nghị luận của Ăng-Ghen. C) Việc xây dựng chương trình VHNN trong SGK Ngữ văn 11 đã kế thừa chương trình cũ và đồng thời cũng có những thay đổi nhất định. Sự kế thừa thể hiện qua việc giữ lại những đại diện tiêu biểu: V. Huy-gô (Pháp), Pu-skin,Sê-khốp (Nga), Ta-go (Ấn Độ), thêm vào đó là nhà lí luận chính trị, triết học kiệt xuất Ăng-Ghen. Xét về mặt hình thức, có các đại diện của châu Á, châu Âu (bao gồm cả Nga) với các thể loại khác nhau, gồm những tên tuổi lớn không thể không biết tới của mọi thời đại. d) Trong SGK Ngữ văn 11, tác giả Sếch-xpia trước đây được học ở lớp 10, nay được học chính thức. Đây là một tác giả khá quen thuộc với đội ngũ GV đã giảng dạy lâu năm. Văn bản được trích giảng của tác giả này vốn cũng đã quen thuộc với cái tên Thề hẹn đươc rút ra từ vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Điểm mới của bài này là số lượng lời thoại được trích giảng chỉ là 16 so với số lượng trên 50 lời thoại của Thề hẹn. Việc chon 16 lời thaọi này là phù hợp với thời lượng 2 tiết học, nhưng vẫn còn khó khăn khi đi sâu hơn vào văn bản. Cần chú ý là khi nói tới vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét, người ta thường dễ nghĩ tới xung đột giữa tình yêu của hai nhân vật này với mối thù hận truyền kiếp, truyền đời giữa hai dòng họ xuất thân của đôi trẻ. Thực ra, giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét không có xung đột nào mà giữa họ chỉ có một tình yêu duy nhất, trong trắng, hồn nhiên, mang vẻ đẹp của tình đời, tình người. Tình yêu của đôi nam nữ này diễn ra trên nền thù hận của hai dòng họ mà không xung đột với thù hận ấy. Tiêu đề đoạn trích nói rõ nội dung của đoạn trích và cho thấy với 16 lời thoại này, vấn đề tình yêu và thù hận, chứ không phải xung đột giữa tình yêu và thù hận, đã được giải quyết. Đoạn trích chỉ gồm 16 lời thoại, gồm hai loại. Trong sáu lời thoại đầu, hai nhân vật không đối thoại với nhau, cho dù trong lời thoại của họ đều có nhắc đến tên nhau. Sáu lời thoại đầu, về mặt hình thức, là các độc thoại. Các nhân vật nói về nhau chứ không nói với nhau. Vì các độc thoại này là tiếng lòng của nhân vật, nên xét về thực chất, các lời thoại này là các độc thoại nội tâm. Nhân vật nói một mình và để cho một mình mình nghe. Vì là độc thoại nội tâm, nên sau lời thoại đầu chứa đựng cảm xúc Yêu thương chân thành, đằm thắm. Tuy là lời độc thoại nội tâm song không phải là kiểu phát ngôn đơn tuyến, một chiều mà trong độc thoại đó cũng xuất hiện tính đối thoại. Tính đối thoại trong độc thoại làm cho lời thoại thêm sinh động. Đây là vẻ đẹp của lời văn Sếch-xpia. Mười lời thoại còn lại mang hình thức đối thoại, tức là các lời thoại ấy hướng vào nhau, các nhân vật nói cho nhau nghe, tính chất hỏi đáp, đối đáp xuất hiện. e) Tác giả V. Huy-gô : Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền rút từ tiểu thuyết Những người khốn khổ. (trước đây học bài thơ Biển đêm) Tiểu thuyết Những người khốn khổ gồm năm phần, mỗi phần lại được chia thành nhiều quyển, mỗi quyển lại gồm nhiều chương, mục và đều có tiêu đề riêng. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở quyển VIII của phần thứ nhất. Nổi bật trong đoạn trích là sự đối lập giưa hai nhân vật Gia-ve và Giăng van- giăng với sự đảo ngược vị thế xã hội : Gia-ve là cảnh sát vốn dưới quyền ông thị trưởng đến để bắt Giăng van-giăng, còn ông thị trưởng Giăng van-giăng lại phải cầu xin viên cảnh sát đó. Sự đối lập giữa hai nhân vật này cho phép lí giải ai là “người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Đồng thời cặp nhân vật Gia-ve và Giăng van-giăng là quan hệ đối kháng theo mô hình đao phủ - nạn nhân hoặc kẻ sát nhân - vị cứu tinh (thú dữ-anh hùng), qua đó tạo ra ấn tượng về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. Cách miêu tả của tác giả về nhân vật Gia-ve : Gia-ve được nhìn nhận theo kiểu con người thú, tạo ra cảm giác hắn như một con thú dữ. Nhân vật Giăng van-giăng được miêu tả như một anh hùng, như một cứu tinh, như một con người phi thường trong oàn cảnh đặc biệt. Cách miêu tả này tạo ra một cái nhìn khác thường, tương phản, đối lập hoàn toàn với cái nhìn về Gia-ve. Nhân vật này vừa được miêu tả một cách trực tiếp qua giọng nói nhẹ nhàng, qua những câu diễn giải dài dòng nhằm tạo lại bầu không khí yên tĩnh. Đồng thời nhân vật này cũng được miêu tả gián tiếp qua cái nhìn của các nhân vật khác như Phăng-tin và bà xơ Xem-plich, qua cảm nghĩ của các nhân vật đó. Quan hệ giữa Phăng-tin và Giăng van-giăng là quan hệ đối lập theo mô hình nạn nhân - vị cứu tinh (người bị nạn - người cứu nạn, nạn khan – ân nhân) song cũng vừa là quan hệ tương đồng nạn nhân - nạn nhân mà qua đó có thể thấy được tình cảm tốt đẹp của những con người cùng cảnh, đồng hội đồng thuyền khi gặp hoạn nạn, hiểm nguy. Sự đối lập thể hiện trong cách miêu tả của tác giả là cách thức đối lập thường thấy ở các nhà văn lãng mạn, dưới dạng thức đối lập người – thú, nạn nhân – đao phủ, anh hùng – ác thú ... Nhân vật Giăng van-giăng hiện ra ở đây như một vị cứu tinh, như một kiểu anh hùng lãng mạn có tính cách phi thường nổi lên trong hoàn cảnh phi thường. Các bình luận ngoại đề mà tác giả - người kể chuyện đưa ra cũng góp phần tôn tạo chân dung kì vĩ của nhân vật Giăng van-giăng. Lời trữ tình ngoại đề ở đây xuất hiện dưới hình thức một loạt câu hỏi dồn dập, song trong câu hỏi ấy đã hàm chứa các lời đáp, trong đó hàm chứa cả sự cảm thông của nhân vật người kể chuyện. Cũng cần chú ý thêm về quan niệm của tác giả về cái chết : “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” Đây cũng là một cách nhìn lãng mạn, khác thường, không giống như quan niệm bình thường, thể hiện niềm tin bất diệt vào thế giới cái thiện. Cái thiện bao giờ cũng gắn với thế giới ánh sáng, cái ác bao giờ cũng gắn với thế giới bóng tối. g) Văn học Nga với hai đại diện là Sê-khốp và Pu-skin. - Tác giả Sê-khốp qua truyện ngắn Người trong bao đã phơi bày lối sống hèn nhát, co cụm, thủ tiêu đấu tranh, tự hạ thấp nhân phẩm và nhân cách con người của một bộ phận trí thức Nga cuối TK XIX, sự trì trệ, thụ động, lối sống co mình được thể hiện qua các nhân vật mà ông miêu tả trong truyện ngắn này là sản phẩm gắn liền với thời kì lịch sử đó. Lối sống đó đã làm hạ thấp giá trị nhân phẩm của con người, biến con người thành một nô lệ tự nguyện, chỉ răm rắp phục tùng mà không hề biết phân biệt đúng sai, thật giả, tạo ra một cơ chế sống giả tạo, máy móc, rập khuôn. Nhà văn cho rằng “không thể sống như thế mãi được”. Ông phủ nhận xã hội đương thời và nhiệt tình cổ vũ cho một xã hội mới tốt đẹp hơn. Ông chứng minh một cách thuyết phục về những cái xấu xa đang tồn tại để chỉ cho mọi người thấy trách nhiệm của họ là phải thanh toán những cái xấu xa, lạc hậu ấy. Truyện ngắn của Sê-khốp có dáng vẻ độc đáo riêng. Đó là hình thức nhỏ, nhưng mang nội dung lớn, không rườm lời nhưng ý thì lại sâu sắc, có sức gợi lớn, nhằm tạo ra khả năng liên tưởng giữa độc giả và văn bản, giữa tác giả và độc giả. Truyện ngắn Người trong bao được sáng tác năm 1898, trong thời gian Sê-khốp đi dưỡng bênh tại thành phố I-an-ta trên bán đảo Crưm thuộc biển Hắc Hải. Trước hết, câu chuyện được kể trong truyện ngắn Người trong bao về nhân vật kì cục Bê-li-cốp là do nhân vật Bu-rơ-kin, một GV và là đồng nghiệp của Bê-li-cốp, kể lại cho bạn anh ta, bác sĩ thú y I-van I-va-nứt. Trong đoạn trích, nhân vật chủ yếu được tái hiện từ góc nhìn của người kể chuyện, của tác giả và người nghe kể chuyện là Bê-li-cốp. Qua cuộc trò chuyện giữa hai trí thức - một thầy giáo trường làng Bu-rơ-kin và bạn ông ta, bác sĩ thú y I-van I-va-nứt – nhân vật Người trong bao hiện ra. Đó là thầy giáo dạy tiếng Hi Lạp cổ Bê-li-cốp, tác giả dường như chỉ là người ghi chép lại một cách tình cờ câu chuyện nghe được. Song đây là cách kể khách quan. Bê-li-cốp xuất hiện qua lời kể như là một điển hình cho loại người trong bao, loại người luôn tự tìm cho mình một cách thức bao gói để tự co mình lại vì sợ cuộc sống đang diến ra ồn ã xung quanh. Y sợ và “ghê tởm” hiện tại cho nên hướng về quá khứ, “luôn ngợi ca những gì không có thật”. Nghề nghiệp của y là dạy tiếng Hi Lạp cổ, thứ tiếng này cũng là một hình thức bao gói, giúp anh ta ẩn sâu hơn vào quá khứ mà trách đi cái hiện thực đang diễn ra. Chạy trốn hiện tại cũng có nghĩa là từ chối tương lai, từ chối cái sẽ đến hoặc sẽ phải đến. Tìm về quá khứ, kể cả quá khứ không có thật, chính là sự vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời. Chui vào bao, tự tìm cho mình những cái bao để che chở đã trở thành lối sống của Bê-li-cốp, trở thành “thói quen kì cục” của nhân vật này. Lối sống đó trở thành nỗi ám ảnh triền miên đối với mọi người, vì chẳng ai biết là y muốn gì, cần gì và lại càng không biết phải nói với y thế nào. Y đã khống chế cả trường học, cả thành phố “suốt mười lăm năm trời”. Trong việc khắc hoạ nhân vật, Sê-khốp thường sử dụng nhiều chi tiết tưởng chừng “vặt vãnh”, “nhỏ nhoi”, “tầm thường” như giày, ô, mũ, bông nhét tai,... Và đặc biệt là hình ảnh “cái bao” . Có thể phân tích hình ảnh cái bao qua ba cấp độ : Hình ảnh “cái bao” qua các vận dụng hàng ngày của Bê-li-cốp Hình ảnh “cái bao” qua công việc hàng ngày Hình ảnh “cai bao” thường trực trong tư tưởng Cách kể của tác giả qua đoạn trích tỉ mỉ, chậm rãi thể hiện qua giọng văn mỉa mai, giễu cợt, vừa hài hước vừa ngậm ngùi, chua xót đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật lớn, tác động thức tỉnh độc giả mọi thời đại. - Tác giả Pu-skin với bài thơ Tôi yêu em Tình yêu là một chủ đề lớn trong sáng tạo thơ ca của Pu-skin. Bài thơ bắt nguồn từ một mối tình có thật giữa nhà thơ với A.A. Ô-lê-nhi-na, con gái vị chủ tịch viện hàn lâm nghệthuật Nga. Song lời cầu hôn của nhà thơ đã bị chối từ. Câu chuyện xảy ra vào mùa hè 1829. Bài thơ ra đời vào thời điểm đó. Trong nguyên tác, bài thơ này không có tên, tiêu đề Tôi yêu em là của dịch giả Thuý Toàn đặt cho bì thơ. Bài thơ Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin mà nhà phê bình Bi-ê-lin-xki đã đánh giá là bài thơ “tôn vinh phẩm giá con người với tư cách là CON NGƯỜI”. Trong bài thơ này, Pu-skin không dụng công xây dựng hình ảnh, cũng rất ít dùng các mĩ từ pháp (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng,...) mà bài thơ đơn giản chỉ là sự giãi bày tâm sự chân thành nhất, lời chia tay buồn song kgông bi luỵ, cũng chẳng hề oán trách. Pu-skin, trong thơ của mình, thường chú ý quan tâm nhiều tới việc xác lập các cấu trúc quan hệ hơn là đi tìm kiếm các thủ pháp để trau lời chuốt chữ. Ta không thấy ở thơ ông sự rực rỡ hào nhoáng của những câu chữ hay hình ảnh khác thường, song ta gặp ở đây vẻ đẹp của tâm hồn, của tư tưởng trong xu thế hướng thiện, đang vươn tới cái cao cả, thiêng liêng, cố gắng hoàn thiện mình để trở thành con người viết hoa như nhà thơ thường tâm niệm. Đây là một bài thơ trữ tình mà chủ thể trữ tình là nhà thơ, câu chuyện được bộc lộ ra trong bài thơ là câu chuyện tình yêu rất riêng tư của chính chủ thể nhà thơ. h) Phần văn học Đức : Ph. Ăng-ghen, đây không phải là một tác gia văn học, một người sáng tác văn chương chuyên nghiệp mà là một nhà hoạt động chính trị-xã hội, một nhà cách mạng, văn bản được sử dụng trong SGK thí điểm có tên là Điếu văn đọc trước mộ Các Mác, nay được thống nhất sửa đổi thành Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác. Đây là bài chính luận được đưa ra trong một hoàn cảnh đặc thù gắn với một sự kiện đặc biệt và gắn với những con người có thật chứ không phải là những hình tượng hư cấu. Tất cả những điều đó tạo ra tính chất đặc biệt của văn bản. Tác giả bài Điếu văn là nhà lí luận chính trị thuần tuý chứ không phải là nhà viết văn chuyên nghiệp. Bài này thuộc thể loại văn chính luận, do đó cách khai thác các giá trị thẩm mĩ cũng có khác với các thể loại văn học hư cấu khác. Bài Điếu văn không chỉ bày tỏ sự thương tiếc mà còn ca ngợi công lao to lớn của Các Mác. Có thể hiểu đây là đánh giá của một vĩ nhân về một vĩ nhân. Ở đó Ph. Ăng-ghen nhấn mạnh tính chất bất tử của những cống hiến của C.Mác đối với nhân loại. Điếu văn này khẳng định khía cạnh quan trọng của cuộc đời con người là khía cạnh sống, thể hiện sự đóng góp thúc đẩy sự phát triển của nhân loại chứ không dừng ở khía cạnh mất mát, đau thương. Điều đó thể hiện qua cách lập luận được tổ chức theo hình thức so sánh bằng kết cấu tầng bậc để từ đó sáng tạo ra sự trùng điệp nhằm nhấn mạnh tính chất bất tử của những đóng góp quan trọng mà C. Mác đã cống hiến. Bài Điếu văn được đọc tại lễ an táng C. Mác. Đây là một thời điểm quan trọng trong cuộc đời của mỗi một con người : thời điểm kết thúc sự hiện diện của con người đó trong thế giới của những người sống. Đối với các vĩ nhân đây cũng là thời điểm tổng kết cuộc đời thông qua sự nhìn nhận đánh giá ủa bạn bè thân hữu, của đồng chí đồng đội. Giá trị của vĩ nhân hiện ra trong sự đánh giá, tổng kết ấy. Cho nên bản thân sự đánh giá cũng cho thấy tầm vóc của người được đánh giá, đồng thời sự đánh giá càng khách quan và chính xác bao nhiêu thì giá trị của vĩ nhân càng lớn bấy nhiêu. Đây là đánh giá cảu một vĩ nhân đối với một vĩ nhân và vĩ nhân - người đánh giá cũng tầm vóc lịch sử thời đại chứ không phải là một người bình thường, để đánh giá vĩ nhân – con người mà lịch sử đã sinh ra. Bài Điếu văn đề cao hình ảnh của C. Mác nhưng tác giả bài Điếu văn không nói nhiều về cái chết tập trung nhấn mạnh ý nghĩa của sự sống, ý nghĩa của cuộc đời C. Mác và sự bất tử của những đóng góp sáng tạo mà C. Mác đã cống hiến cho nhân loại. Đây cũng chính là chỗ khác biệt giữa bài Điếu văn này với với những bài điếu văn thông thường khác. Cuộc đời của C. Mác với những cống hiến quan trọng mà ông mang lại cho nhân loại cũng mang tầm vóc nhân loại. Kết thúc bài Điếu văn là một tiếng khóc bày tỏ tình cảm tiếc thương dưới hình thức một lời cầu nguyện : “Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi”. Những cống hiến của C. Mác là tài sản chung của nhân loại. Những cống hiến ấy không chỉ có giá trị lí luận mà nó còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên. Vì hoạt động của Mác không phải để phục vụ cho quyền lợi của cá nhân mà cho quyền lợi của toàn dân, do đó, “Ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả” Xin tr©n träng c¶m ¬n !

File đính kèm:

  • pptchuong trinh thay sach vhnn 11.ppt