Bài giảng Chương I- Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX - 1945

I. Hiện đại hóa một cách toàn diện và sâu sắc

II. Nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ và khẩn trương

Thế kỉ XX, trong xu thế hiện đại hoá ngày càng mạnh mẽ văn học Việt Nam có sự biến đổi với nhịp độ khẩn trương , nhanh chóng thể hiện ở :

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương I- Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX - 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Hiện đại hóa một cách toàn diện và sâu sắc II. Nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ và khẩn trương - Thế kỉ XX, trong xu thế hiện đại hoá ngày càng mạnh mẽ văn học Việt Nam có sự biến đổi với nhịp độ khẩn trương , nhanh chóng thể hiện ở : Nhịp độ phát triển về số lượng Nhịp độ cách tân Nhịp độ trưởng thành Nhịp độ kết tinh ở những cây bút tài năng Thật vậy : 20 năm đầu thế kỉ xx : nhịp diệu phát triển chưa thật nhanh 30 – 45 : nhịp độ phát triển đặc biệt khẩn trương , nhanh chóng Chỉ trong không đầy nửa thế kỉ , diện mạo nền Văn học Việt Nam thay đổi hẳn từ nền Văn học trung đại sang nền Văn học hiện đại một cách nhanh chóng. Vũ Ngọc Phan nhận xét : “Một năm ở ta kể như ba mươi năm của người” III. Sự phân hoá phức tạp a) Văn học hợp pháp : - Sáng tác và lưu hành công khai hợp pháp . Bộ phận này tuy phần nhiều có được tinh thần dân tộc nhưng không trực tiếp chống đối chế độ thực dân và bày tỏ tình yêu nước công khai . - Bộ phận này lại phân hoá thành hai khuynh hướng : Lãng mạn Hiện thực Thế Lữ Huy Cận Lưu Trọng Lư b) Văn học bất hợp pháp Lực lượng sáng tác chủ yếu là các chiến sĩ, quần chúng cách mạng trong các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc . Bộ phận này tồn tại bất hợp pháp ( thơ văn cách mạng bí mật – đặc biệt là mảng thơ ca trong tù ) hoặc cũng có thời gian lưu hành nửa hợp pháp ( văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, văn thơ cách mạng vô sản thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936 – 1939 … ) 1. Từ đầu thế kỉ XX - 1930 Từ đầu thế kỉ XX – 1920 : Cầu nối giữa văn học trung đại và văn học hiện đại Lực lượng sáng tác : nhà Nho Chữ quốc ngữ được sử dụng phổ biến trong sabg1 tác văn học. Tuy nhiên thành tựu nổi bật nhất là văn học cách mạng yêu nước. b) 1920 – 1930 : Nền văn học có những chuyển biến rõ rệt hơn theo hướng hiện đại hoá . Văn xuôi : nổi bật tiểu thuyết “Tố Tâm” – Hoàng Ngọc Phách. Thơ : có sự nảy nở của khuynh hướng lãng mạn Kịch : kịch hiện đại xuất hiện Hoạt động biên khảo , dịch thuật phát triển khá mạnh Đầu những năm 20 xuất hiện nhà văn cách mạng Nguyễn Aùi Quốc. 2. Giai đoạn 1930 – 1945 : Phát triển sôi nổi , phong phú, mau lẹ, nhanh chóng. Văn xuôi : sự ra đời của Tự Lực văn đoàn ( 1933 ) , văn học hiện thực phê phán. Thơ : phong trào thơ Mới xuất hiện ( 1932 ) nhanh chóng chiếm lĩnh thi đàn. Phê bình văn học trở thành một ngành chuyên biệt Kịch hiện đại phát triển mạnh . Văn học cách mạng chuyển thẳng theo khuynh hướng vô sản. Văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống yêu nước, tinh thần nhân đạo , chủ nghĩa anh hùng. Thành tựu văn học thời kì này không tách rời những kết quả của cuộc cách tân văn học trên các thể loại và ngôn ngữ văn học . Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX – 1945 có một vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam : khép lại gần 10 thế kỉ Văn học trung đại và mở ra thời kì văn học mới – Văn học hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức – Văn học Việt Nam 1900 – 1945. Sách Văn học 11 – NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • ppttai lieu ve Tan Da.ppt
Giáo án liên quan