- Quang hợp là quá trình ôxi hoá khử vì trong quá trình quang hợp có quá trình ôxi hoá H2O thành O2 trong pha sáng và quá trình khử CO2 thành C6H12O6 trong pha tối
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật I- Khái niệm về hai pha của quang hợp: - Quang hợp là quá trình ôxi hoá khử vì trong quá trình quang hợp có quá trình ôxi hoá H2O thành O2 trong pha sáng và quá trình khử CO2 thành C6H12O6 trong pha tối II- Quang hợp ở các nhóm thực vật: 1. Pha sáng: Pha sáng là pha ôxi hoá nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thànhATP và NADPH, đồng thời giải phóng ôxi vào khí quyển. + Hệ sắc tố thực vật hấp thụ năng lượng của các phôtôn theo phản ứng kích thíchchất diệp lục (chdl): chdl + hץ chdl* chdl** + Năng lượng kích thích clorophyl được sử dụng cho các quá trình: Quang phân li nước Phôphorin hoá quang hoá Phản ứng quang hoá: 2H2O+18ADP+18P vô cơ+ 12NADP+ 18ATP+12NADPH+6O2 Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo các hợp chất hữu cơ (C6H12O6). Pha tối: Quang hợp các nhóm thực vật giống nhau ở pha sáng, chỉ khác nhau ở pha tối. Gọi là thực vật C3, C4 do: gọi theo sản phẩm cố định CO2 đầu tiên. CAM: là gọi theo đối tường thực vật có con đường cố định CO2 này. a) Con đường cố định CO2 ở thực vật C3 – Chu trình Cavin – Beson: Nhóm thực vật C3 bao gồm phần lớn thực vật phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới sống trong điều kiện khí hậu ôn hoà. Các cây đại diện: lúa, khoai, sắn, các loại rau, đậu,… Sản phẩm quang hợp đầu tiên là: một chất hữu cơ có 3C trong phân tử. b) Con đường cố dịnh CO2 ở thực vật C4 – chu trình Hatch – Slack: - Điều kiện môi trường: nóng ẩm kéo dài, ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. Gồm 1 số thực vật ở vùng nhiệt đới: ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu,… Sản phẩm quang hợp đầu tiên là: một chất hữu cơ có 4C trong phân tử. c) Con đường cố định CO2 ở thực vật CAM (Crassulacaen Acid Metabolism) Điều kiện môi trường: vùng sa mạc trong điều kiện khô hạn kéo dài. Cây đại diện: dứa, xương rồng, thuốc bỏng,… Quá trình nhận CO2 phải tiến hành vào ban đêm khi khí khổng mở. III- Một số đặc điểm phân biệt các nhóm thực vật C3, C4, CAM:
File đính kèm:
- Bai 8.ppt