“ Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván,cứ ghép liền ba tấm làm một bức,bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín,tất cả là hai mươi bức.Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh,cứ mười người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn,hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau,dàn thành trận chữ “nhất”,vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc,mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra,chẳng trúng người nào cả.Nhân có gió bắc,quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa,khói toả mù trời ,cách gang tấc không thấy gì,hòng làm cho quân Nam rối loạn.Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió Nam,thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.
Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước.Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất,ai nấy cầm dao ngắn chém bừa,những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.
Quân Thanh chống không nổi,bỏ chạy tán loạn,giày xéo lên nhau mà chết.Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết.Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung,thây nằm đầy đồng ,máu chảy thành suối ,quân Thanh đại bại.”
(Hoàng Lê nhất thống chí-Ngô gia văn phái)
15 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 7, tiết 32: miêu tả trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: NGữ VĂN 9Bài 7, Tiết 32 miêu tả trong văn bản tự sự Giáo viên dạy: Vũ Thu HàTổ khoa học xã hộiTrường THCS Thịnh Long Tranhoanglong09@yahoo.com.vn Bài 7-Tiết 32: miêu tả trong văn bản tự sự I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 1.Ví dụ: “ Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván,cứ ghép liền ba tấm làm một bức,bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín,tất cả là hai mươi bức.Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh,cứ mười người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn,hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau,dàn thành trận chữ “nhất”,vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc,mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra,chẳng trúng người nào cả.Nhân có gió bắc,quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa,khói toả mù trời ,cách gang tấc không thấy gì,hòng làm cho quân Nam rối loạn.Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió Nam,thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước.Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất,ai nấy cầm dao ngắn chém bừa,những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi,bỏ chạy tán loạn,giày xéo lên nhau mà chết.Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết.Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung,thây nằm đầy đồng ,máu chảy thành suối ,quân Thanh đại bại.” (Hoàng Lê nhất thống chí-Ngô gia văn phái) Kể lại diễn biến trận đánh đồn Ngọc Hồi của quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung. Bài 7-Tiết 32: miêu tả trong văn bản tự sự I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 1.Ví dụ: -Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức rồi tiến sát đồn Ngọc Hồi. -Quân Thanh bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khói lửa, nhưng trời bỗng trở gió nam, quân Thanh tự hại mình -Quân của Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh -Quân Thanh chống đỡ không nổi,tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, quân Thanh đại bại. Sự việc chính Bài 7-Tiết 32: miêu tả trong văn bản tự sự I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 1.Ví dụ: “ Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván,cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức.Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió Nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước.Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.” (Hoàng Lê nhất thống chí-Ngô gia văn phái) Bài 7-Tiết 32: miêu tả trong văn bản tự sự I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 1.Ví dụ: -Vua Quang Trung truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín - Kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất" Miêu tả hành động, sự việc -Quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa -Vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc -Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước, gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa -Quân Thanh chống không nổi,bỏ chạy tán loạn,giày xéo lên nhau mà chết; Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung Miêu tả hành động, cử chỉ của nhân vật - Khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì - Thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối Miêu tả cảnh Miêu tả chân thực, cụ thể, chính xác 2. Ghi nhớ: a) Yếu tố miêu tả là gì? - Là những chi tiết cụ thể, hữu hình, xác thực về cảnh vật, nhân vật, sự việc được kể trong văn bản. Bài 7-Tiết 32: miêu tả trong văn bản tự sự I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 1.Ví dụ: 2. Ghi nhớ: a) Yếu tố miêu tả là gì? - Là những chi tiết cụ thể, hữu hình, xác thực về cảnh vật, nhân vật, sự việc được kể trong văn bản. b) Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: -Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức rồi tiến sát đồn Ngọc Hồi. -Quân Thanh bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khói lửa, nhưng trời bỗng trở gió nam, quân Thanh tự hại mình -Quân của Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh -Quân Thanh chống đỡ không nổi,tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, quân Thanh đại bại. Sự việc chính Đoạn văn Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức rồi tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khói lửa, nhưng trời bỗng trở gió nam, quân Thanh tự hại mình. Quân của Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh. Quân Thanh chống đỡ không nổi,tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, quân Thanh đại bại. -Giúp cho người đọc thấy được sự việc diễn ra như thế nào -Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, gợi cảm Bài 7-Tiết 32: miêu tả trong văn bản tự sự I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 1.Ví dụ: 2. Ghi nhớ: a) Yếu tố miêu tả là gì? - Là những chi tiết cụ thể, hữu hình, xác thực về cảnh vật, nhân vật, sự việc được kể trong văn bản. b) Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: -Giúp cho người đọc thấy được sự việc diễn ra như thế nào -Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, gợi cảm c) Lưu ý: Tự sự là quan trọng nhất. Miêu tả chỉ có tính chất hỗ trợ, nó không tồn tại độc lập. - MT không được lấn át làm mờ cốt truyện. Khi sử dụng miêu tả cần chú ý chọn được chi tiết, hình ảnh để miêu tả Dùng từ ngữ để gợi tả Dùng các biện pháp nghệ thuật để diễn tả Bài 7-Tiết 32: miêu tả trong văn bản tự sự I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 1.Ví dụ: 2. Ghi nhớ: a) Yếu tố miêu tả là gì? - Là những chi tiết cụ thể, hữu hình, xác thực về cảnh vật, nhân vật, sự việc được kể trong văn bản. b) Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: -Giúp cho người đọc thấy được sự việc diễn ra như thế nào -Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, gợi cảm c) Lưu ý: Tự sự là quan trọng nhất. Miêu tả chỉ có tính chất hỗ trợ, nó không tồn tại độc lập. - MT không được lấn át làm mờ cốt truyện. II.Luyện tập: 1.Bài tập 1: Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thuý Kiều, tr.81 và Cảnh ngày xuân tr.84). Phân tích giá trị của nhữngyếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích. * Gợi ý: -Phân tích giá trị của yếu tố miêu tả: chỉ rõ: + ở mỗi đối tượng, tác giả đã chú ý tả ở những phương diện nào? +Khi miêu tả tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? +Chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? (Gợi lên những hình ảnh như thế nào? Qua đó khắc hoạ điều gì? Gửi gắm tình cảm gì của tác giả) 1. Bài tập 1: a. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn ,nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc,tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thuỷ,nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một,tài đành hoạ hai. ( Chị em Thuý Kiều) Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thuý Kiều, tr.81 và Cảnh ngày xuân tr.84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích. - Khi miêu tả nhan sắc Thuý Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt, đôi lông mày. - Nhà thơ sử dụng nghệ thuật uớc lệ với những biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá đặc sắc: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu gợi ấn tượng chung về vẻ đẹp của nàng Kiều. Kiều có đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu; Đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của nàng làm cho hoa ghen, liễu hờn, làm cho nước nghiêng thành đổ Đó là vẻ đẹp độc đáo, hiếm có, không ai sánh bằng. Vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp của nàng dự báo số phận éo le, đau khổ và bất hạnh. - Qua việc miêu tả Thuý Vân, Thuý Kiều nhà thơ trân trọng ngợi ca, đề cao vẻ đẹp, phẩm chất của con nguời, đồng thời cũng bày tỏ khát vọng về nhân phẩm của con người. - Tả Thuý Vân tác giả miêu tả nhiều chi tiết:Khuôn mặt,lông mày,mái tóc,màu da,nụ cười,giọng nói -Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn chương trung đại: Lấy thiên nhiên như trăng ,hoa, mây ,tuyết , ngọc…để nói về vẻ đẹp của Thuý Vân ->Thuý Vân có khuôn mặt tròn đầy, tươi sáng như vầng trăng, lông mày sắc nét, miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, mái tóc đẹp đến mây cũng phải thua, làn da trắng đến tuyết cũng phải nhường. Đó là vẻ đẹp quý phái, phúc hậu số phận, cuộc đời bình lặng, ấm êm, hạnh phúc. 1. Bài tập 1: b. Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều Quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. Gần xa, nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân, Dập dìu tài tử, giai nhân, Ngựa xe như nước, áo quần như nêm. ( Cảnh ngày xuân) Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thuý Kiều, tr.81 và Cảnh ngày xuân tr.84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích. - Khi miêu tả bức tranh mùa xuân, tác giả chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu và là biểu tượng của mùa xuân: Cánh én, cỏ non, hoa lê: Các từ ngữ chỉ màu sắc: Xanh, trắng - Màu nền cho bức tranh xuân là thảm cỏ non xanh trải rộng tới chân trời. Trên nền mầu xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng. Cảnh vật, con người có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu. Tất cả gợi nên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: Mới mẻ, tinh khôi, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết và giàu sức sống. * Khi miêu tả khung cảnh lễ hội mùa xuân Nguyễn Du đã sử dụng các danh từ gợi tả sự đông vui: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân; Các động từ gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt của ngày hội: sắm sửa, dập dìu; Các tính từ chỉ tâm trạng: gần, xa, nô nức,… - Tất cả gợi nên không khí rộn ràng, đông vui, náo nhiệt của lễ hội mùa xuân. - Qua cách miêu tả ta nhận thấy được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống tha thiết của nhà thơ. 2) Bài tập 2: Dựa vào đoạn trích cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân. * Gợi ý: Đoạn văn: + Đảm bảo bố cục: Mở đoạn Phát triển đoạn Kết đoạn. + Trình bày theo cách nào: Diễn dịch? Quy nạp? Song hành... + Nội dung: Kể về cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong buổi chiều thanh minh. + Có sử dụng yếu tố miêu tả ( tả cảnh thiên nhiên, tả hoạt động của chị em Kiều) 3) Bài tập 3: Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình. Bài tập 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Trong khi kể, người kể cần miêu tả một cách đầy đủ, chi tiết hành động, cảnh vật, con người và sự việc đã diễn ra như thế nào thì truyện mới trở nên sinh động. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Bài tập 2: Tại sao nói khi làm văn tự sự thì phương thức tự sự là quan trọng nhất, yếu tố miêu tả chỉ là hỗ trợ ? Bài 7-Tiết 32: miêu tả trong văn bản tự sự I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 1.Ví dụ: 2. Ghi nhớ: a) Yếu tố miêu tả là gì? - Là những chi tiết cụ thể, hữu hình, xác thực về cảnh vật, nhân vật, sự việc được kể trong văn bản. b) Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: -Giúp cho người đọc thấy được sự việc diễn ra như thế nào -Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, gợi cảm c) Lưu ý: Tự sự là quan trọng nhất. Miêu tả chỉ có tính chất hỗ trợ, nó không tồn tại độc lập. - MT không được lấn át làm mờ cốt truyện. II.Luyện tập: 1.Bài tập 1: 2.Bài tập 2 3.Bài tập 3 Hướng dẫn về nhà Học, nắm chắc bài -Hoàn chỉnh bài tập 3 -Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả kể lại một trận chiến đáu ác liệt mà em đã được học, được nghe, được xem. -Ôn tập, chuẩn bị cho bài viết số 2.
File đính kèm:
- Mieu ta trong van ban tu su(1).ppt