1. Định nghĩa:
Đột biến số lượng NST là đột biến làm thay đổi
số lượng ở một hay một số cặp NST hoặc ở toàn
bộ bộ NST.
2. Phân loại:
Có hai loại chính:
* Thể lệch bôi.
* Thể đa bội
26 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 7: đột biến số lượng nhiễm sắc thể, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7:ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ I. Khái niệm:Quan sát các bộ NST và rút ra nhận xét? I. Khái niệm: 1. Định nghĩa: Đột biến số lượng NST là đột biến làm thay đổi số lượng ở một hay một số cặp NST hoặc ở toàn bộ bộ NST. 2. Phân loại: Có hai loại chính: * Thể lệch bôi. * Thể đa bội. II. Các dạng đột biến số lượng NST. 1. Thể lệch bội: a. Khái niệm: Đột biến thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hoặc một số cặp NST 1. Thể lệch bội b. Nguyên nhân: Các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường ngoài. Sự cố rối loạn ở môi trường nội bào. Cản trở sự phân ly của một hoặc một số cặp NST. 1. Thể lệch bội c. Cơ chế: Quan sát hình và rút ra cơ chế? 1. Thể lệch bội c. Cơ chế: Sự rối loạn phân ly của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo giao tử thừa hay thiếu một hoặc vài NST. Các giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường tạo ra các thể lệch bội. 1. Thể lệch bội Các thể lệch bội: Thể không nhiễm: 2n-2. Thể một nhiễm: 2n-1. Thể ba nhiễm: 2n+1. Thể bốn nhiễm: 2n+2… 1. Thể lệch bội d. Hậu quả và vai trò: * Hậu quả: Thể lệch bội thường gây hậu quả nghiêm trọng đối với động vật. Ví dụ: 1. Thể lệch bội Hội chứng Down ở người: 1. Thể lệch bội Hội chứng Turner: 1.Thể lệch bội Hội chứng Klinefelter: 1. Thể lệch bội * Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Có ý nghĩa trong chọn giống. 2. Thể đa bội: a. Khái niệm: Thể đa bội là cơ thể có bộ NST bội lên một số lần (nhiều hơn 2) so với bộ NST đơn bội. 2. Thể đa bội b. Phân loại: Thể đa bội cùng nguồn (tự đa bội): Quan sát hình và cho biết thế nào là thể đa bội cùng nguồn? 2. Thể đa bội Thể đa bội cùng nguồn là sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng một loài. Có hai loại: Đa bội chẵn: 4n, 6n… Đa bội lẻ: 3n, 5n… 2. Thể đa bội Thể đa bội khác nguồn (dị đa bội): Qủa của cây lai Củ cải với cải bắp Thể dị đa bội được hình thành từ đâu? 2. Thể đa bội Thể dị đa bội được hình thành do lai xa. Dị đa bội là hiện tượng cả hai bộ NST của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào. 2. Thể đa bội c. Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường ngoài. Do rối loạn môi trường nội bào. Do lai xa giữa hai loài khác nhau. 2. Thể đa bội d. Cơ chế: Quan sát hình và rút ra cơ chế? 2. Thể đa bội d. Cơ chế: Bộ NST của tế bào không phân ly trong quá trình giảm phân Giao tử 2n x giao tử 1n Giao tử 2n x giao tử 2n Không phân chia NST trong lần nguyên phân đầu tiên. Giao tử 2n. Thể tam bội 3n. Thể tứ bội 4n. 2. Thể đa bội e. Hậu quả và vai trò: * Hậu quả: Thể tự đa bội hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. 2. Thể đa bội * Vai trò: 2. Thể đa bội * Vai trò: Tạo các giống cây ăn quả không hạt. Cơ thể đa bội có kích thước lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt. Có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống. CỦNG CỐ 1. Tìm câu trả lời đúng nhất trong các trường hợp dưới đây thuộc thể lệch bội: a. Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST về một cặp NST nào đó. b. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST là 3n. c. Tế bào sinh dưỡng thiếu một NST trong bộ NST. d. Cả a và c. CỦNG CỐ 2. Cơ thể sinh vật có số lượng bộ NST đơn bội trong nhân tế bào sinh dưỡng tăng lên số nguyên lần đó là dạng nào trong các dạng sau đây: a. Thể lưỡng bội. b. Thể đơn bội. c. Thể đa bội. d. Thể lệch bội.
File đính kèm:
- Dot bien so luong nhiem sac the.ppt