Bài giảng Bài 6: Nghị luận đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

I. Mở bài:
- Giới thiệu Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào cuả dân tộc ta, người đã viết nên kiệt tác Truyện Kiều bất hủ. Câu chuyện kể về cuộc đời của người con gái tài sắc mà phải chịu bao trầm luân khổ ải.

ppt26 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 6: Nghị luận đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI LỚP 10 Bài 6: Nghị luận đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” GVHD: Trần Thị Bích Hà I. Mở bài: - Giới thiệu Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào cuả dân tộc ta, người đã viết nên kiệt tác Truyện Kiều bất hủ. Câu chuyện kể về cuộc đời của người con gái tài sắc mà phải chịu bao trầm luân khổ ải. - Giới thiệu đoạn trích: Một trong những đoạn thơ xuất sắc nhất trong truyện là đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích II. Thân bài: 1. Giới thiệu khái quát đoạn trích: 24 câu thơ lục bát ghi lại cảnh thiên nhiên, đặc biệt là tâm trạng, tình cảm của nàng Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích sau khi nàng vừa trải qua bao nhiêu biến cố và chưa biết tương lai sẽ thế nào. 2. Phân tích cụ thể: a) Mở đầu đoạn trích là bức tranh thiên nhiên nơi có lầu Ngưng Bích mà Kiều đang bị giam lỏng: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng - Bức tranh được thi nhân “vẽ” bằng những từ ngữ và hình ảnh rất chọn lọc, gợi cảm - Cảnh đẹp nhưng buồn, hoang vắng, không có một bóng người, chỉ mình Kiều trơ trọi trước không gian vắng lặng. - Tâm sự của nàng ngổn ngang, đặc biệt là cảm giác bẽ bàng, xấu hổ bởi những việc vừa trải qua. b) Trong hoàn cảnh ấy, Kiều nhớ về cha mẹ và người yêu: - Trước hết, nàng nhớ đến người yêu: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. - Kiều tưởng như đang nhìn thấy trước mắt mình cảnh dưới trăng đêm nào, nàng cùng chàng Kim uống chén rượu thề nguyền. Chén rượu thề nguyền còn chưa ráo, vầng trăng vẫn còn kia mà Kim và Kiều đã mãi mãi cách xa. Nỗi nhớ người yêu da diết, nỗi đau đớn vì mối tình tan vỡ đang vò xé lòng nàng. - Kiều hình dung cảnh chàng Kim, nơi quê nhà ở đất Liêu Dương đang ngày đêm chờ trông tin nàng. Thành ngữ “rày trông mai chờ” giàu sức gợi thể hiện nỗi mong chờ, lo lắng khắc khoải của chàng Kim. Có lẽ chàng Kim sẽ đau đớn lắm nếu nhận được tin dữ: Kiều đã bán mình chuộc cha. Nghĩ như vậy, lòng nàng càng đau đớn, càng bị vò xé khôn nguôi. - Kiều băn khoăn tự hỏi lòng mình: giờ đây nàng bị đẩy đến nơi góc bể chân trời, biết bao giờ mối tình với chàng Kim mới có thể nhạt phai. Câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định, chẳng bao giờ nàng có thể quên được chàng Kim, chẳng bao giờ nàng quên được mối tình đầu đẹp đẽ →Tuy chỉ bốn dòng thơ nhưng chất chứa được bao nỗi nhớ, niềm thương đối với người yêu. Sau này Kiều còn nhiều lần (bốn lần nữa) nhớ chàng Kim nhưng không có lần nào da diết bằng. - Nhớ cha mẹ: Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Nhớ người yêu rồi mới nhớ cha mẹ, không phải Kiều coi người yêu hơn cha mẹ mà bởi nàng có những lý do riêng. Việc miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho người yêu trước rồi mới đến cha mẹ là hoàn toàn phù hợp với tâm trạng, tình cảm của nàng lúc này. Đồng thời cũng chứng tỏ, Nguyễn Du là bậc thầy về tâm lý, thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với nhân vật. - Nghĩ về cha mẹ, lòng Kiều đau đớn xót xa. Nhà thơ đã đặt từ “xót” đứng ngay đầu dòng thơ, đoạn thơ để nhấn mạnh nỗi lòng Kiều lúc này. Nàng xót xa vì nhiều nỗi: + Xót vì biết cha mẹ đang ngày đêm tựa cửa mong chờ tin con. Nàng hiểu thấu nỗi lòng cha mẹ. + Xót vì cha mẹ không có người chăm sóc phụng dưỡng. + Xót vì cha mẹ tuổi cao sức yếu. →Tám dòng thơ gợi cảm hàm súc, diễn tả nỗi nhớ cha mẹ và người yêu với những lý do nhớ khác nhau, cho ta thấy Kiều là người tình chung thuỷ, người con hiếu thảo, nàng lúc nào cũng lo cho người khác, nàng giàu lòng vị tha và đức hy sinh c. Nỗi buồn của Kiều về thân phận: Đoạn thơ gồm 4 cặp câu có cấu trúc giống nhau, đều mở đầu bằng từ “buồn trông”. Đều là nỗi buồn về thân phận nhưng lại mang sắc thái khác nhau. - Cặp thơ thứ nhất: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa + Cảnh: cửa bể lúc chiều hôm, vẫn còn một cánh buồm thấp thoáng, ẩn hiện nơi xa, chưa tìm về bến đỗ. Không gian, thời gian, cảnh vật được miêu tả qua các từ láy gợi nỗi buồn vốn đã có sẵn trong lòng Kiều. + Tình: Kiều cảm nhận nỗi cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người. Nàng cũng như con thuyền kia đang lênh đênh trên biển cả chưa biết về đâu. Cặp thơ thứ hai: Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu + Cảnh: một bông hoa trôi dạt dập dềnh trên dòng nước. Từ láy và câu hỏi tu từ gợi cảm xúc. + Tình: Kiều liên tưởng cuộc đời mình cũng như bông hoa kia đã bị người đời ngắt ra khỏi cành, ném ra giữa dòng đời. Nàng cảm thấy buồn tủi, đau đớn vì thân phận bị dập vùi, đồng thời lo lắng không biết tương lai sẽ thế nào? Câu hỏi và từ dùng để hỏi đặt cuối câu xoáy vào lòng nàng nỗi buồn trước cuộc đời vô định. Cặp thơ thứ ba: Buồn trông nội cỏ dầu dầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh + Cảnh: đồng cỏ cuối mùa ủ rũ xanh nhợt nhạt nối liền với chân mây tạo bức tranh lạnh lẽo, đơn điệu, thiếu sức sống. Hai từ láy điệp hoàn toàn âm tiết có sức gợi tả, gợi cảm. + Tình: Kiều buồn bởi cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không niềm tin, hy vọng. Thậm chí, người con gái 16 tuổi này cảm thấy chán chường, tuyệt vọng muốn chết. Cặp thơ thứ tư: Nàng nhìn hướng cuối cùng: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. + Cảnh: gió từ biển thổi vào làm mặt nước duềnh lên, tiếng sóng biển đập ầm ầm bốn phía. + Tình: từ buồn chuyển thành lo sợ, hốt hoảng. Nàng Kiều tưởng mình đang ngồi trên biển sóng. Tác giả dùng từ láy chỉ âm thanh đặt ở đầu câu, lại dùng từ “sóng kêu” diễn tả nỗi hoảng sợ thật sự của Kiều, nàng tưởng như cuộc đời đang réo gọi nàng, đang bủa vây nàng, sắp nuốt chửng nàng. → 8 dòng thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên, đặc biệt là bức tranh tâm tình nàng Kiều thật xúc động. Cảnh và tình hài hoà, nội tâm buồn khiến ngoại cảnh buồn, đồng thời ngoại cảnh buồn khiến nội tâm càng buồn hơn. Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật điệp cú pháp, lại thêm điệp ngữ “buồn trông” mở đầu mỗi cặp câu, sử dụng nhiều câu hỏi tu từ diễn tả rất đúng nỗi lòng Kiều lúc này: buồn và lo lắng không biết tương lai rồi sẽ ra sao →Tám câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút của Truyện Kiều và của thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay cho ta thấy thiên tài thi ca Nguyễn Du cũng như sự thấu hiểu và cảm thông cao độ mà nhà thơ dành cho nhân vật của mình. 3. Đánh giá, mở rộng, nâng cao: - Đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ hay nhất của Truyện Kiều, cho ta thấy hoàn cảnh Kiều rất đáng thương, tâm trạng nhiều nỗi buồn lo, tình cảm Kiều rất đẹp. - Đoạn thơ đã sử dụng thể lục bát điêu luyện; ngôn ngữ và hình ảnh vô cùng chính xác, chọn lọc, gợi cảm; nghệ thuật tả cảnh, tả tình, tả cảnh ngụ tình xuất sắc, mẫu mực. III. Kết bài: Hai trăm năm đã qua từ khi đại thi hào viết Truyện Kiều, lịch sử dân tộc ta đã qua bao thăng trầm, đổi thay nhưng những câu Kiều vẫn làm rung cảm tâm hồn độc giả hôm nay bởi vẻ đẹp những câu thơ và tình thương người mà Nguyễn Du gửi gắm có sức mạnh vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời gian, sẽ sống mãi cùng dân tộc ta, trở thành biểu hiện cao đẹp của tài hoa Việt Nam và tinh thần nhân đạo Việt Nam.

File đính kèm:

  • pptKieu o lau Ngung Bich(4).ppt