Bài giảng Bài 4 : từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ (tr.55,56)

+ Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ . . . . ) mà từ biểu thị.

Mỗi chú thích thường có 2 bộ phận, bộ phận đứng trước dấu 2 chấm là từ cần giải thích, bộ phận đứng sau dấu 2 chấm là nghĩa của từ cần giải thích.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 4 : từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ (tr.55,56), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết học công nghệ thông tin *** Môn ngữ văn lớp 6 Giáo viên giảng dạy : Nguyễn Thị Minh Hiền GIAÏO AÏN TIÃÚNG VIÃÛT LÅÏP 6 KIỂM TRA BÀI CŨ: ? Nghĩa của từ là gì ? Mỗi chú thích thường có mấy bộ phận ? Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ ? + Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ . . . . ) mà từ biểu thị. Mỗi chú thích thường có 2 bộ phận, bộ phận đứng trước dấu 2 chấm là từ cần giải thích, bộ phận đứng sau dấu 2 chấm là nghĩa của từ cần giải thích. ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Giải thích nghĩa từ hèn nhát và đặt 1 câu với từ đó ? Có thể giải thích nghĩa của từ bằng 2 cách chính sau : + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. * Hèn nhát: Nhút nhát, thiếu can đảm quá mức Đặt câu: Nó là một đứa hèn nhát. GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 6 TIẾNG VIỆT - TUẦN 5 - TIẾT 19 BÀI 4 : TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ (tr.55,56) I/ TÌM HIỂU BÀI: II/ BÀI HỌC: 1- Từ nhiều nghĩa : NHỮNG CÁI CHÂN Cái gậy có một chân(1) Biết giúp bà khỏi ngã Chiếc com-pa bố vẽ Có chân (2) đứng chân (3)quay Cái kiềng đun hằng ngày Ba chân (4) xoè trong lửa Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân (5) Riêng cái võng Trường Sơn Không chân (6) đi khắp nước Vũ Quần Phương Nghĩa của từ “chân”: là bộ phận cuối cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi đứng. Trong bài thơ có 4 sự vật có chân: cái gậy, chiếc com-pa, cái kiềng và cái bàn. Đây là những cái chân có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được. Có 1 sự vật không có chân là cái võng + Giống nhau: đều là bộ phận cuối cùng, tiếp xúc với đất. + Khác nhau: - Chân (1) của cái gậy là dùng để đỡ bà. Chân (2) của cái com-pa dùng để quay vẽ hình tròn. Chân (3) của cái kiềng dùng để đỡ thân kiềng và xoong, nồi đặt trên cái kiềng. - Chân (4) của cái bàn dùng để đỡ thân bàn và mặt bàn. Đánh: có 16 nghĩa. 1. Làm cho đau đớn, tổn thất bằng vũ lực, vũ khí (đánh đồn địch) 2. Tác động vào làm phát ra âm thanh (đánh đàn) 3. Xát, xoa làm cho sạch, đẹp trên bề mặt (đánh răng) 4. Tạo nên sản phẩm từ nguyên liệu cần thiết nào đó (đánh tranh lợp nhà) 5. Khuấy, trộn đều làm cho tơi (đánh trứng) 6. Đào, xới thành rãnh, thành luống (đánh luống trồng khoai) 7. Gõ, ấn mạnh để tạo nên vật phẩm nào đó ( đánh vi-tính) 8. Đưa tay mạnh về phía nào đó (đánh tay theo nhịp bước) 9. Chơi trò gì đó có được thua (đánh cờ tướng) 10. Chuyển đi, đưa đi (đánh trâu ra đồng) 11. Truyền thông tin đi (đánh điện) 12. Hạ thấp, làm giảm giá trị xuống (đánh xuống hạng bét) 13. Làm rơi xuống hoặc làm hư hỏng cái gì (đánh vỡ cốc) 14. Định giá (đánh thuế) 15. Hoạt động cụ thể trong sinh hoạt hằng ngày như ăn, nghỉ mát . . ( ăn xong đánh một giấc) 16. Phát sinh tiếng động nhanh, đột ngột ( nghe đánh rắc một tiếng) Tay : có 9 nghĩa Bộ phận của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm, lao động (tay làm hàm nhai) 2. Chi trước hay tua của một số con vật ( tay bạch tuộc) 3. Tay của con người, biểu trưng cho một hoạt động nào đó (nhúng tay vào vụ án) 4. Tay của con người, biểu trưng cho một khả năng nào đó (tay nghề còn non quá) 5. Tay của con người, biểu trưng cho quyền hành, sự chiếm đoạt ( chính quyền về tay nhân dân) 6. Người giỏi về một môn, một nghề nào đó (một tay súng giỏi) 7. Từng con người, xét về đặc trưng nổi trội nào đó ( một tay anh chị) 8. Bên tham gia vào việc nào đó ( trao đổi tay ba) 9. Bộ phận của vật tương tự về hình dáng hay chức năng của tay người (tay ghế) Tìm một số từ chỉ có 1 nghĩa ? Xiếc: nghệ thuật biểu diễn các động tác khéo léo tài tình, độc đáo của người hoặc thú vật Xay: Dùng cối mà quay để chà những hột cho tróc vỏ hoặc tan ra thành bột (xay thóc, xay bột) Tuồng: kịch hát dân tộc cổ truyền có tính chất tượng trưng, ước lệ, lời viết theo thể loại văn vần cổ, thường về đề tài lịch sử. ( xem tuồng, diễn viên tuồng) Rết: động vật thân dài, gồm nhiều đốt, mỗi đốt có có một đôi chân, có nọc độc (bị rết cắn) Qua các ví dụ trên,ta thấy từ có thể có mấy nghĩa ? * GHI NHỚ: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa (tr.56 sgk) 2- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: ? Tìm thêm 1 số nghĩa khác của từ “chân”? ? Trong 1 câu (1 văn cảnh) cụ thể.1 từ thường được dùng với mấy nghĩa ? ? Trong bài thơ “Những cái chân”, từ “chân” được dùng với những nghĩa nào ? Bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung (chân giường, chân tủ, chân đèn . 2. Bộ phận gắn liền với đất hoặc 1 sự vật khác ( chân tường, chân núi, chân răng . . ? Qua phần phân tích trên, em hiểu chuyển nghĩa là gì ? ? Trong 1 từ thường có mấy nghĩa ? * GHI NHỚ: + Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. + Trong từ nhiều nghĩa có : - Nghĩa gốc (chính, đen) là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển (bóng) là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc + Lưu ý: thông thường trong câu, từ chỉ có 1 nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. III/ LUYỆN TẬP: BT1/56 sgk. Hãy tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra 1 số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng Từ “đầu”: + là bộ phận cơ thể chứa bộ não ở trên cùng. (đau đầu,tóc mọc trên đầu . . . . ) + Bộ phận trên cùng, đầu tiên (đầu bảng,đầu danh sách + Bộ phận quan trọng nhất (đầu đàn, đầu đảng) b) Từ “tai”: + Bộ phận ở 2 bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe (tai nghe mắt thấy) + Bộ phận có hình dáng chìa ra giống như cái tai ở 1 số vật (tai ấm,tai cối xay) c) Từ “mắt”: + Cơ quan để nhìn của con người hay động vật (Mắt tròn, đen láy; Giàu 2 con mắt, khó 2 bàn tay) + Mắt của con người, biểu trưng cho sự nhìn nhận, sự quan tâm chú ý (để mắt tới công việc) + Chỗ lồi lõm trên 1 số vật hoặc có hình giống con mắt trên bề mặt ( mắt tre, mía nhiều mắt . . ) + Chỗ hở,khe hở trên đồ đan (mắt lưới) + Mắt xích BT 3/57 sgk Dưới đây là 1 số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó 3 ví dụ minh hoạ Chỉ sự vật chuyển thành hành động: b) Chỉ hành động chuyển thành đơn vị: BT 2/56 sgk Trong tiếng Việt có 1 số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo thành từ chỉ bộ phận cơ thể người. Kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó ? Dùng bộ phận cây cối để chỉ bộ phận của cơ thể con người: + Lá: lá phổi,lá gan, lá lách . . . . . + Quả: quả tim, quả thận . . . . . + Lá liễu, lá răm: mắt lá liễu, mắt lá răm . . . + Thân: thân người . . . . + Chỉ sự vật chuyển thành hành động: Cái cưa – cưa gỗ; cái hái – hái rau; cái bào – bào gỗ; cân muối - muối dưa; cân thịt - thịt con gà; cái đục - đục gỗ + Chỉ hành động chuyển thành đơn vị: Gánh củi đi - một gánh củi; đang bó lúa – ba bó lúa;nắm cơm – cơm nắm; cuộn bức tranh – ba cuộn tranh; đang gói bánh – bánh gói BT4/57 sgk NGHĨA CỦA TỪ “BỤNG” Thông thường khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói “đói bụng,no bụng, ăn cho chắc bụng,con mắt to hơn cái bụng” . . . . Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chắ ruột, dạ dày.” Nhưng các cụm từ “nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm,bụng bảo dạ,định bụng” . . . . thì sao ? Và hàng loạt các cụm từ như thế nữa: “suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng,sống để bụng, chết mang đi, . . . .” Trong những trường hợp này từ “bụng” được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung” (Theo Hoàng Dĩ Đình) Tác giả đoạn trích trên nêu mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không? b) Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì? - Ăn cho ấm bụng: - Anh ấy tốt bụng: - Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: Từ “bụng” có 3 nghĩa: + Bộ phận cơ thể của người hay động vật chứa dạ dày, ruột (ăn cho ấm bụng) + Biểu tượng của ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra đối với người, với việc nói chung (anh ấy tốt bụng) + Phần phình to ở giữa 1 số sự vật (chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc) Bài tập làm thêm: 2 từ “xuân”trong các câu thơ sau có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? Mùa xuân (1) là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân 2. Được lời như cởi tấm lòng Giở kim thoa với khăn hồng trao tay (1) Cũng nhà hành viện xưa nay Cũng phường bán thịt, cũng tay(2) buôn người 3. Từ “chân” trong các câu sau,từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? + Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (1) + Đề huề lưng túi gió trăng Sau chân (1) theo một vài thằng con con CỦNG CỐ: ? Từ có thể có mấy nghĩa? ? Chuyển nghĩa là gì? ? Trong từ nhiều nghĩa, có những nghĩa nào? DẶN DÒ: HTL 2 ghi nhớ tr. 56 sgk. 2 Làm lại tất cả các BT tr 56,57 sgk vào vở bài tập 3. Soạn bài “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” CHUÏC CAÏC THÁÖY CÄ DÄÖI DAÌO SÆÏC KHOEÍ CHUÏC CAÏC EM HOÜC TÁÛP TÄÚT

File đính kèm:

  • pptTu nhieu nghia(3).ppt
Giáo án liên quan