Bài giảng Bài 4- Giáo dục kĩ năng sống cho hs qua môn tự nhiên và xã hội ở tiểu học

1. TÌM HIỂU KHẢ NĂNG GD KNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.

2. XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GD KNS QUA MÔN HỌC.

3. TÌM HIỂU MỘT SỐ PP/KT DHTC ĐỂ GD KNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.

 

ppt35 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 4- Giáo dục kĩ năng sống cho hs qua môn tự nhiên và xã hội ở tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Nghĩa Hiệp, 8/1/2011 Bài 4 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC 1. TÌM HIỂU KHẢ NĂNG GD KNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. 2. XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GD KNS QUA MÔN HỌC. 3. TÌM HIỂU MỘT SỐ PP/KT DHTC ĐỂ GD KNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH Dựa vào những vấn đề chung về GD KNS (Bài 1, Bài 2) và chương trình GD môn Tự nhiên và xã hội. * Hãy nhận xét về khả năng giáo dục KNS qua môn học? I. KHẢ NĂNG GDKNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC I. KHẢ NĂNG GDKNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC * Khả năng giáo dục KNS qua môn học: Môn Tự nhiên và xã hội (TN-XH) ở các lớp 1,2,3 là một môn học giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trongTN-XH; Chú trọng đến việc hình thành và phát triển kĩ năng trong quá trình học tập như quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và dienx đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội; Đặc biệt môn học giúp học sinh xây dựng quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên. Vì vậy, môn TN-XH ở các lớp 1,2,3 là một trong những môn học phù hợp để GV có thể giáo dục KNS cho các em. Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về TN-XH, việc giáo dục KNS qua môn TN-XH sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp HS có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế XXXXrong cuộc sống. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG GD KNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC * Theo anh (Chị) mục tiêu, nội dung GD KNS trong môn TN- XH là gì? Mục tiêu GD KNS trong môn TN- XH là: Giáo dục KNS trong môn TN-XH giúp học sinh: - Tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân mình, biết lắng nghe, ứng xử phù hợp ở một số tình huống liên quan đến sức khỏe của bản thân, các quan hệ trong gia đình, nhà trường, trong tự nhiên và xã hội. - Biết tìm kiếm, xử lý thông tin và phân tích, so sánh để nhận diện, nêu nhận xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN-XH. - Hiểu và vận dụng các kĩ năng trên: Cam kết có những hành vi tích cực; Tự nguyện (tự phục vụ, tự bảo vệ) trong việc thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe của bản thân, trong việc đảm bảo an toàn khi ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng; thân thiện với cây cối, con vật xung quanh và môi trường. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG GD KNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC 2. Nội dung GD KNS trong môn TN- XH là: * Các kĩ năng sống chủ yếu trong môn tự nhiên và xã hội: - Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xá định được mặt mạnh, mặt yếucuar bản thân; Biết vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường và cônmgj đồng. - Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết cách tự phục vụ: Rử mặt, đánh răng, tắm; Tự bảo vệ chăm sóc sức khỏa của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh và an toàn ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân; Để ứng xử phù hợp trong gia đình, nhà trường và cộng đồng; để bảo vệ môi trường. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG GD KNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC 2. Nội dung GD KNS trong môn TN- XH là: * Các kĩ năng sống chủ yếu trong môn tự nhiên và xã hội: - Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối: Kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu; Khôngtham gia vào những việc làm, hành vi mang tính tiêu cực. - Kĩ năng làm chủ bản thân: Biết đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện công việc và biết ứng phó với căng thẳng trong những tình huống của cuộc sống một cách tích cực - Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp; Lắng nghe tích cực; Phản hồi xây dựng; Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với bạn bè trong lớp, trường, những người có hoàn cảnh khó khăn. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG GD KNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC 2. Nội dung GD KNS trong môn TN- XH là: * Các kĩ năng sống chủ yếu trong môn tự nhiên và xã hội: - Kĩ năng hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kếtvà cùng chung sức làm việc có hiệu quả với những thành viên khác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. - Kĩ năng tư duy phê phán: Biết phê phán, đánh giá các ý kiến, hành động, lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hằng ngày. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Biết tìm kiếm và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng tạo. * Phương pháp/ KT DHTC nào có thể được sử dụng để GD KNS qua mônTN-XH? III. TÌM HIỂU MỘT SỐ PP/KT DHTC ĐỂ GD KNS QUA MÔN HỌC * Nhóm các phương pháp: 1. Đàm thoại 2. Đóng vai 3, Trò chơi 4. Hỏi-đáp 5. Trực quan 6. Thí nghiệm 7. Giảng giải 8. Điều tra 9. Thuyết trình 10. Thục hành 11. Nêu vấn đề 12. Kể chuyện 13. Vấn đáp 14. Nêu gương ………………………. III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PP/KT DHTC ĐỂ GD KNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Kết luận: Nếu GV sử dụng các PP/KTDH trong quá trình dạy học các môn học TN-XH, HS sẽ được rèn luyện các KNS. Với cách tiếp cận này thì GD KNS cho HS mà không làm nặng thêm ND môn học. Mỗi PP/KTDH tích cực có ưu thế trong việc rèn luyện các KNS khác nhau. Tùy đặc trưng môn học, cấp học mà có thể GD cho HS các KNS với mức độ khác nhau; cũng như sử dụng các PPDH, KTDH tích cực khác nhau. * Bài 5: Thực hành GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI GIÁO DỤC KNS. 2. KẾ HOẠCH BÀI HỌC GD KNS QUA MÔN TN-XH. 3. THỰC HÀNH THIẾT KẾ BÀI DẠY – TRÌNH BÀY. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH Mỗi nhóm n/c về một giai đoạn thực hiện một bài GD KNS Bản chất/nhiệm vụ của giai đoạn đó là gì? Mối liên hệ giữa giai đoạn đó với giai đoạn trước hoặc sau nó? Các phương pháp, kĩ thuật dạy học thường được sử dụng trong giai đoạn đó? MỘT BÀI GD KNS THƯỜNG ĐƯỢC THỰC HIỆN THEO 4 BƯỚC/GIAI ĐOẠN SAU: 1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI GIÁO DỤC KNS. Giai đoạn 1: Khám phá ( Khởi động/ Giới thiệu bài) Tìm hiểu kinh nghiệm/hiểu biết của người học liên quan đến KNS sẽ học. PP/KTDH thường sử dụng: Động não, Phân loại/Xác định chùm vấn đề, Thảo luận, Chơi trò chơi tương tác, đặt câu hỏi,…. Giai đoạn 2: Kết nối ( Bài mới) Giới thiệu thông tin mới và các kĩ năng liên quan đến thực tế cuộc sống (tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới = chương trình học dựa trên thực tiễn/thực tế). PP/KTDH thường sử dụng: Thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình, phân tích tình huống, động não, Hỏi chuyên gia, Công đoạn, ... Giai đoạn 3: Thực hành ( Luyện tập- Thực hành) Gồm các hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh luyện tập, thực hành KNS mới học vào một tình huống/bối cảnh tương tự. PP/KTDH thường sử dụng: đóng vai, xử lí tình huống, hỏi chuyên gia, hỏi và trả lời, trò chơi,… Giai đoạn 4: Vận dụng ( Củng cố- Dặn dò) Tạo cơ hội cho học sinh áp dụng các KNS đã học vào các tình huống/bối cảnh mới hoặc tình huống/bối cảnh thực tiễn PP/KTDH thường sử dụng: Dự án, hoạt động nhóm, ... MỘT BÀI GD KNS THƯỜNG ĐƯỢC THỰC HIỆN THEO 4 BƯỚC/GIAI ĐOẠN SAU: 1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI GIÁO DỤC KNS. BÀI SOẠN MINH HỌA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, HS có khả năng: - Nêu được một số dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. - Biết mô tả (bằng lời hoặc vẽ tranh) về bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. - Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì khi đi dưới trời nắng và trời mưa. - Kĩ năng tự bảo vệ: Bảo vệ sức khoẻ của bản thân khi thời tiết thay đổi. - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận nhóm. - Suy nghĩ - Thảo luận cặp đôi - Chia sẻ. - Trò chơi. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Hình ảnh trong SGK trang 62 - 63. - Tranh ảnh về trời nắng, trời mưa (do GV và HS sưu tầm). - Giấy bìa to, băng dính và hồ dán. - Một số mũ, nón áo mưa V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khám phá Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG - GIỚI THIỆU BÀI 2. Kết nối: Mục tiêu: Nêu một số dấu hiệu trời nắng, trời mưa Hoạt động 2: NHẬN BIẾT DẤU HIỆU TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA Hoạt động 3: THẢO LUẬN CÁCH GIỮ GÌN SỨC KHOẺ KHI TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA Mục tiêu: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa 3. Thực hành Mục tiêu: Biết lựa chọn đồ để đội/mặc khi trời nắng, trời mưa Hoạt động 4: CHƠI TRÒ CHƠI “TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA” 4. Vận dụng: Về nhà: Cá nhân vẽ tranh mô tả trời nắng hoặc trời mưa. - Tuần sau: GV thu tranh và treo trên tường của lớp học một số tranh vẽ đẹp và đúng Nhóm thực hành: * Mỗi nhóm thiết kế một bài dạy giáo dục KNS trong phân môn tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3 Nhóm 1: Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường - Lớp 2 Nhóm 2: Bài 14: Hoạt động thần kinh (tiết 2) - Lớp 3 Nhóm 3: Bài; 23: Cây hoa - lớp 1. 3. THỰC HÀNH THIẾT KẾ BÀI DẠY KNS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Làm việc theo nhóm (15’): Nhận xét về những điểm giống và khác nhau giữa bài soạn GD KNS với bài soạn truyền thống. Tạm biệt các Thầy, Cô giáo!

File đính kèm:

  • ppttap huan ky nang song.ppt