Bài giảng Bài 36 tổng kết về cây có hoa

Mục tiêu:

Thông qua bài học học sinh phải đạt được các mục tiêu sau:

1. Kiến thức.

• Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa.

• Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn

2. Kĩ năng.

• Rèn luyện kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá.

• Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt

3. Thái độ.

• Hình thành thái độ yêu và bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sống

 

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 36 tổng kết về cây có hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 36 Tổng kết về cây có hoa Mục tiêu: Thông qua bài học học sinh phải đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức. Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa. Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn 2. Kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá. Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt 3. Thái độ. Hình thành thái độ yêu và bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sống I. Cây là một thể thống nhất: 1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa. Quan sát hình bên và đọc các nội dung dưới đây về cấu trúc và các chức năng chính của cây có hoa và điền vào sơ đồ hình bên. Từ sơ đồ đã hoàn thiện hãy trả lời các câu hỏi sau: - Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào? Có chức năng gì? - Các cơ quan sinh sản có cấu tạo như thế nào? Có chức năng gì? - Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan. Tóm lại Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợ với chức năng riêng của chúng. 2. Sự thống nhất trong cấu tạo và chức năng giữa các cơ quan Đọc thông ở mục 2 trang 117 và trả lời các câu hỏi sau đây: Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt chức năng? Lấy ví dụ chứng minh: Khi hoạt động của một cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan khác. Kết luận Cây có hoa có 2 loại cơ quan: Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng và đều có cấu tạo phù hợp với chức năng đó. Giữa các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo cho cây thành một thể thống nhất. Hoạt động của của mỗi cơ quan đều nhờ vào sự phối hợp hoạt động phối hợp của cơ quan khác, khi một cơ quan tăng cường hoặc giảm bớt hoạ động đều ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác và của toàn bộ cây. Câu hỏi vận dụng 1. Có nên hái chồi (lộc) của các cây xanh trong công viên, trên đường…vào các dịp lễ, tết? Tại sao? 2. Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thấp? II. Cây với môi trường 1. Các cây sống ở dưới nước A B Quan sát 2 hình trên và trả lời câu hỏi sau: Có nhận xét gì về hình dạng của lá khi nằm ở các vị trí khác nhau: Trên mặt nước (A) và chìm trong nước (B). Giải thích tại sao? Bèo tây khi sống Bèo tây khi sống nổi trên trên mặt nước trên mặt bùn Quan sát 2 hình trên và trả lời câu hỏi sau: Cây bèo tây có cuống lá phình to, xốp. Điều này giúp gì cho bèo khi sống trôi nổi trên mặt nước? So sánh cuống lá cây bèo khi sống trôi nổi và khi sống trên mặt bùn. Giải thích tại sao? 1. Các cây sống ở trên cạn A B C Quan sát 3 hình trên, đọc SGK và trả lời câu hỏi sau: Cây mọc ở nơi đất khô hạn, nắng gió nhiều (hình A) Thường có đặc điểm gì? Giải thích? Cây mọc ở nơi giâm mát và ẩm nhiều (hình B, C) thường có nhũng đặc điểm gì? Giải thích? 1. Các cây sống ở những môi trường đặc biệt C D Quan sát hình trên, đọc SGK và trả lời câu hỏi sau: Thế nào là môi trường đặc biệt? Cây sống ở vùng sa mạc như xương rồng (A) và cây cỏ (B) có đặc điểm gì phù hợp? Cây ở môi trường nước thuỷ triều như cây đước (C) và cây bần (D) có đặc điểm gì phù hợp? Từ những quan sát từ các loài thực vật trong môi trường sống của nó có thể rút ra nhận xét gì? 1. Thực vật sống trong môi trường nào thì thích nghi với môi trường đó. Trong môi trường sống của mình thực vật có những đặc điểm thích nghi với môi trường sống. Những đặc điểm thích nghi này được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài. 2. Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái đất: Trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh…. Trò chơi giải ô chữ Hãy chọn các chữ cái thích hợp để điền vào các dòng của ô chữ dưới đây với các gợi ý: Kết quả giải ô chữ

File đính kèm:

  • pptTiet 36 Tong ket ve cay co hoa.ppt