Bài giảng Bài 3 Thương vợ_ Trần Tế Xương

TIỂU DẪN

A.Tác giả Trần Tế Xương

+ Sinh năm 1870, mất năm 1907, thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định ( nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).

+ Ông có cá tính rất phong túng nên dù có tài nhưng thi đến tám lần chỉ đỗ tú tài.

+ Sáng tác của ông gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng.

+ Cũng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương có công phát triển tiếng việt văn học, Việt hóa thể thơ Đường luật thêm một bước dài, góp phần đổi mới nghệ thuật dân tộc. Ông để lại hơn 100 bài thơ đều bằng tiếng Việt.

 

ppt8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 3 Thương vợ_ Trần Tế Xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3 THƯƠNG VỢ Trần Tế Xương TIỂU DẪN A.Tác giả Trần Tế Xương + Sinh năm 1870, mất năm 1907, thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định ( nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định). + Ông có cá tính rất phong túng nên dù có tài nhưng thi đến tám lần chỉ đỗ tú tài. + Sáng tác của ông gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng. + Cũng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương có công phát triển tiếng việt văn học, Việt hóa thể thơ Đường luật thêm một bước dài, góp phần đổi mới nghệ thuật dân tộc. Ông để lại hơn 100 bài thơ đều bằng tiếng Việt. TIỂU DẪN B.Tác phẩm Thương vợ + Được viết khoảng 1896-1897. + Đề tài là về người vợ của ông, bàø Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương, là người vợ hiền thục, đảm đang, tần tảo tần tảo, rất mực yêu thương chồng con. Tú Xương rất nể phục và yêu thương bà. + Bài thơ thể hiện được cả hai mặt của nhà thơ Tú Xương: ân tình và hóm hỉnh. + Thương vợ là bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. Bài thơ có 4 phần: đề, thực, luận, kết. THƯƠNG VỢ Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Môt duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng Hờ hững cũng như không ____________________________________________ (Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, Hạ Nội, 1984) PHÂN TÍCH TÁC PHẨM 1.Hai câu đề Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng. Giới thiệu hoàn cạnh kiếm sống lam lũ, vất vả của bà Tú. + Thời gian: quanh năm có nghĩa là ngày nào cũng vậy, liên tục từ đầu năm đến cuối năm, không nghỉ một ngày nào +Không gian: mom sông, một nơi kiếm sống lam lũ có khi còn nguy hiểm, nhất là đối với người phụ nữ. Nhưng chính trong hoàn cảnh buôn bán khó khăn, vất vả đó, bà Tú, đã nuôi đủ năm con với một chồng không thiếu một ai. Hai chữ nuôi đủ đã nói lên sự vất vả, lam lũ lại ca ngợi sự đảm đang, tần tảo của bà Tú. Cách nói năm con/với/một chồng cho thấy ông tự đặt mình ngang hàng với năm đứa con, là kẻ ăn bám, gánh nặng cho vợ. Tuy khá ngược đời và mỉa mai, nhưng trong cái hóm hỉnh của câu thơ, ta thấy sự tri ân sâu sắc của một người chồng đối với người vợ chịu thương chịu khó. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM 2.Hai câu thực Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đo øđông. Hai câu thực tô đậm thêm sự vất vả lam lũ của bà Tú trong việc kiếm sống. Nhà thơ mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên nỗi vất vả của người vợ. Đặc biệt tác giả không dùng từ con cò mà nói thân cò, tức thân phận con cò, khiến ý thơ càng thêm sâu sắc. Khi bình thường là Thân cò lặn lội thì ở đây có sự đảo ngược để nhấn mạnh, rõ ràng cái ý lặn lội để kiếm sống của người vợ nơi đầu bến sông nước được nổi bật hơn. Cả hai câu đều dùng thủ pháp đảo ngữ để khắc họa rõ nét hình ảnh của bà Tú. Lặn lội/thân cò/khi quãng vắng Eo sèo/mặt nước/buổi đo øđông PHÂN TÍCH TÁC PHẨM 3.Hai câu luận Môt duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Bốn câu trên tác giả đã khắc họa đầy đủ và gợi cảm bức chân dung người vợ tần tảo đảm đang của mình. Thì đến đâu, nhà thơ bằng sự cảm thông của người chồng, đã khái quát lại số phận của người bạn đời trong hai câu luận. Vân dụng hai thành ngữ Một duyên hai nợ và Năm nắng mười mưa. + Người xưa cho rằng vợ chồng lấy nhau là do có sắp đặt từ kiếp trước, nếu tốt đẹp thì là duyên, còn xấu thì là nợ. Dùng một duyên hai nợ rất đúng với sự vất vả của bà trong bốn câu trên. Và đã là số phận nên đành chịu. + Nhưng trước số phận đó, bà vẫn chịu thương, chịu khó, để lo toan cho chồng con (năm nắng mười mưa dám quản công) không hề phàn nàn cho số phận của mình. Nghệ thuật đối tróng hai câu thơ càng làm nổi bật phẩm chất đẹp của bà Tú, và đó cũng chính là phẩm chất tần tảo đảm đang cuả người phụ nữ Việt nam. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM 4.Hai câu kết Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng Hờ hững cũng như không Đây là hai câu kết mang đậm chất Tú Xương. Nhà thơ mượn lời người vợ để tự “chửi” mình. Ông tự coi mình là món nợ đời mà bà tú phải gánh chịu, đã thế lại không biết làm gì để đỡ đần cho bà. Tú Xương đã ý thức được sâu sắc cái vô tích sự của mình nên mới có lời “tự chửi” như thế. Một người chồng dám tự chửi như thế hẳn phải rất thương yêu và kính trọng vợ. Đó là một nhân cách đẹp của ông. Đồng thời qua đó, ông cũng phê phán cái xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, coi phụ nữ như nô lệ. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Nghệ Thuật Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghị lại một cách xúc động, chận thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.

File đính kèm:

  • pptbai hoc cho hoc sinh.ppt
Giáo án liên quan