Bài giảng Bài 25 Bàn luận về phép học

Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá.

 

ppt71 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 25 Bàn luận về phép học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN! HÔM NAY CHÚNG MÌNH XIN TRÌNH BÀY VỀ DỰ ÁN CỦA NHÓM CHÚNG MÌNH! Người thực hiện: Lê Kim Hoàng Nguyễn Huệ My Bùi Như Huỳnh Động đất Nhật Bản …….Động đất…. ở…. Nhật Bản……. Nỗi …..thương ……tâm.....của nhiều người dân……. I - Động đất là gì? Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các đĩa kiến tạo chia ra quyển đá của trái đất. (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này). Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa. Nhận biết cấp độ động đất : Trong thang cấp độ chấn động 1-12, cấp 7 trở xuống là không đáng lo ngại, chỉ làm những ngôi nhà cấp 3, cấp 4 bị rung hoặc nứt, nhưng không gây sụp đổ. Cấp 6 chỉ gây rung nhẹ và làm dịch chuyển một số vật nặng, các cấp dưới nữa thì hầu như không thể nhận ra. Từ cấp 8 (có cường độ từ 6,7-6,8 độ Richter trở lên) đến cấp 12 là ở mức nguy hiểm. Động đất luôn là mối đe dọa của loài người, nguyên nhân gây động đất là do một phần ở vỏ trái đất có sự nứt gãy. Sự tác động của động đất Nguyên nhân: Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy. Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa chấn. Tâm chấn động đất toàn cầu Các vụ động đất lớn ở Nhật: Vụ động đất gần đây, đêm thứ tư ngày 23/7/2008, hơn 90 người bị thương sau khi một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter xảy ra tại hòn đảo Honshu, phía nam Nhật. Tâm chấn nằm sâu trong lòng đất tại quận Iwate nhưng cũng gây chấn động các toà nhà ở Tokyo. . cách đó 500 km về phía nam. Nhiều tòa nhà bị hư hại và khoảng 10.000 gia đình bị mất điện. Lở đất và các cơn dư chấn sau đó còn chôn vùi các ôtô và gây ra các vụ cháy. Nhật Bản không phát lệnh cảnh báo sóng thần, nhưng trận động đất đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao thông, khiến các đường cao tốc phải đóng cửa và đường sắt ngừng hoạt động. Có khoảng 90 người được chuyển đến bệnh viện, trong đó có 9 nạn nhân bị thương nặng và hàng trăm người mắc kẹt trên các chuyến tàu. Thành phố sau động đất Một con đường bị phá nát gần đập Aratozawa ở Kurihara.. Trận động đất ở Kashiwazaki Trận động đất mạnh 6,8 độ Richter ngày 17/7/2007, ở vùng bờ biển tây bắc Nhật Bản làm thiệt hại nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn Kariwa ở thành phố Kashiwazaki và gây ra sự cố rò rỉ chất phóng xạ. Một ngôi nhà bị sập sau cơn động đất ở Kashiwazaki đống đổ nát tại một ngôi nhà ở thành phố Kashiwazaki, Một ngôi đền bị sập Một tuyến cao tốc ở Nagaoka, tây bắc Nhật Bản, bị cắt đứt sau trận động đất Khói đen bốc lên từ nhà máy điện nguyên tử Kashiwazaki-Kariwa sau trận động đất. Một lượng nhỏ nước chứa chất phóng xạ đã bị tràn ra biển sau sự kiện này Vụ động đất thiệt hại lớn : Trận đại động đất Hanshin-Awaji, mạnh 7,2 độ, xảy ra vào 5h46 phút sáng 17 tháng giêng năm 1995 tại khu vực phía nam tỉnh Hyogo. với con số thiệt mạng là 6.427 người, hơn 40.000 người bị thương và gần 400.000 ngôi nhà bị sập hoặc hư hại. Đây là trận động đất đầu tiên có số người chết và thương vong lớn kể từ vụ động đất Fukui năm 1948, mạnh 7,1 độ, làm 3.848 người chết. Phần lớn cây cầu dài 95 mét này đã bị sập Những chiếc bia mộ bị sập đổ ngổn ngang trong một nghĩa trang ở Kurikoma Các vụ động đất lớn ở Nhật Bản thường xảy ra trên các bề mặt tiếp giáp các địa tầng nhưng riêng vụ động đất này là do chuyển động của một vết đứt gãy đang hoạt động, chạy dưới thành phố Kobe. Đây cũng được coi là một trong những vụ động đất tàn phá nghiêm trọng nhất trong lịch sử Lý do khiến có nhiều động đất tại Nhật Bản như vậy là Quần đảo Nhật Bản nằm trên địa tầng Bắc Mỹ và địa tầng Âu Á. Bị vặn ép bên dưới các địa tầng này là địa tầng Thái Bình Dương và địa tầng biển Philippin, khiến cho mặt đất không ổn định, gây ra nhiều vụ động đất. II – Tác động: Lớp trên của khu vực đứt gãy này bị lệch so với lớp dưới khoảng 6m về hướng đông và 3m về hướng nam. Kiểu chuyển động như vậy xảy ra trong hầu hết các vụ động đất dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Ngoài khơi bờ biển Sanriku ở vùng Tohoku cũng là nơi đang được chú ý rất nhiều vì địa tầng Thái Bình Dương bên dưới quần đảo Nhật Bản đang trong quá trình bị biến dạng. Cũng có khả năng có thể có sóng thần nếu một vụ động đất xảy ra tại khu vực giáp biển này. Tuy Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm về động đất, lại được hỗ trợ với kỹ thuật hiện đại, đây là hiện tượng thiên nhiên rất khó kiểm soát nên người Nhật không có cách lựa chọn nào khác là phải sống cùng với động đất và luôn đề phòng khả năng xảy ra các trận động đất lớn... Hậu quả: Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Phần lớn các động đất được nhiều trận động đất nhỏ hơn đi trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là tiêu điểm. Phóng điểm trên mặt đất từ điểm này được gọi là chấn tâm. Nhiều động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, có thể vì đáy biển bị biến thể hay vì đất lở dưới đáy biển gây ra. Có bốn loại sóng địa chấn được tạo ra cùng lúc. Tuy nhiên, chúng có vận tốc khác nhau và có thể cảm nhận được theo thứ tự sau: sóng P, sóng S, sóng Love, và cuối cùng là sóng Rayleigh. Thiệt hại sau trận đại động đất Nhiều người chết…. IV – Khắc phục: Vì Nhật Bản là một nước có nhiều trận động đất nhất trên trái đất nên binh sĩ, lính cứu hỏa và cảnh sát cùng tham gia vào bài tập được thiết kế theo kịch bản một trận động đất 7,3 độ Richter vào giờ cao điểm buổi sáng. Các trường học cũng tham gia cuộc diễn tập. Học sinh tiểu học phải tập tìm chỗ trú ẩn bên dưới bàn ghế. Cách để an toàn khi xảy ra động đất : Trước động đất: Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc. Những thứ như tivi, gương, máy tính, v.v. nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích. Tranh, gương, v.v. nên được đặt xa giường ngủ. Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v. xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng ngả vẫn không làm chướng ngại lối ra. Chúng cũng nên được dính chặt vào tường. Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn. . Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất. Tại một nơi dễ đến, dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn. Chọn một nơi tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra. Trong lúc động đất: Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà, chui xuống một gầm bàn lớn hay giường nếu nó có thể chịu được nhiều vật rớt. Như thế khi nhà sập vẫn có khí thở. Nếu bàn chuyển động, đi theo bàn.Nếu không có gầm bàn thì tìm góc phòng hay cửa mà đứng. Tránh cửa kính.Tránh xa những vật có thể rơi xuống. Che mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn trúng. Nếu điện cúp, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn. Nếu động đất xảy ra trong lúc ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống mà đứng. Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, đường cầu. Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt. Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. Nghiên cứu cho thấy có khả năng nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người. Sau động đất : Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu. Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích. Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không. Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài. Thông báo các nhà chức trách. Đến nơi đã chọn để tụ họp và tính đầy đủ. …những …nỗi thương tâm… của… người dân… ở …Nhật Bản… …một điều mà …họ… không muốn …xảy ra …với …người thân… và… …kể cả… chính… bản thân… họ… …đó… là …1… sự mất mát…. …. . . . …rất lớn… Cảm ơn Các bạn Đã lắng nghe PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM EM ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT! XIN CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!

File đính kèm:

  • pptBai 25 Ban Luan Ve Phep Hoc(1).ppt