Bài giảng bài 24: Lượm

Một đồng chí ở Thừa Thiên ra kể cho tôi nghe những tấm gương chiến đấu dũng cảm ở quê nhà và cho tôi biết tin về cháu Lượm. Nó là con một chú em họ của tôi. Nó đi liên lạc cho đơn vị, trong khi đưa thư qua một cánh đồng, cháu bị trúng đạn, hy sinh khi mới 14 tuổi. Tôi viết bài thơ Lượm, thấy như còn đâu đây dáng điệu dễ thương, khuôn mặt còn trẻ con nhưng rất cứng cỏi của nó.

(Tố Hữu, Nhớ lại một thời, NXB Văn học – 2000)

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng bài 24: Lượm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ. Hình ảnh bác hồ hiện lên trong bài thơ như thế nào? Kiểm tra bài cũ Bài 24 Lượm -Tố Hữu- Tác giả Tên khai sinh : Nguyễn Kim Thành. Quê quán : Tỉnh Thừa Thiên – Huế. Là nhà cách mạng và là người mở đầu cho thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Tập thơ tiêu biểu : Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa … Tố Hữu (1920-2002) Tác phẩm Viết năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Một đồng chí ở Thừa Thiên ra kể cho tôi nghe những tấm gương chiến đấu dũng cảm ở quê nhà và cho tôi biết tin về cháu Lượm. Nó là con một chú em họ của tôi. Nó đi liên lạc cho đơn vị, trong khi đưa thư qua một cánh đồng, cháu bị trúng đạn, hy sinh khi mới 14 tuổi. Tôi viết bài thơ Lượm, thấy như còn đâu đây dáng điệu dễ thương, khuôn mặt còn trẻ con nhưng rất cứng cỏi của nó. (Tố Hữu, Nhớ lại một thời, NXB Văn học – 2000) Thể loại Thơ tự sự, thể thơ 4 tiếng, nguồn gốc ở thể vè dân gian, thích hợp với lối thơ kể chuyện có nhịp kể nhanh. Phương thức biểu đạt Miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm Cách đọc Đoạn đầu : đọc với giọng vui tươi, nhịp điệu nhanh, nhấn mạnh vào các từ tạo hình và các từ láy tượng hình (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt ) Đoạn đối thoại giữa hai chú cháu : đọc với giọng đối thoại. Những câu cảm thán và câu hỏi tu từ : (Ra thế, Lượm ơi ; Lượm ơi, còn không?): đọc lắng xuống và chậm lại, ngừng giữa các dòng thơ hoặc nhịp thơ. Hai khổ cuối : láy lại khổ thơ thứ hai và thứ ba nhưng không đọc nhanh mà đọc chậm hơn, âm điệu khoan thai, yêu thương, tự hào. Giải thích từ khó Ngày Huế đổ máu Đi liên lạc Đòng đòng Thượng khẩn Đường ra Ngày Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Làm công việc chuyển công văn, giấy tờ của cơ quan, đoàn thể hay đơn vị bộ đội. Bông lúa non còn ở trong bẹ lá. Rất gấp. Tố Hữu lại từ Huế ra Bắc công tác theo sự điều động của trung ương. Bố cục Phần 1. 5 khổ thơ đầu Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả Phần 2. 7 khổ thơ tiếp Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh Phần 3. 3 khổ thơ cuối Lượm còn sống mãi Dáng điệu : Trang phục : Cử chỉ : Lời nói : Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả Loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh.  Nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch Cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch  Trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc Nhanh nhẹn : Như con chim chích Hồn nhiên, yêu đời : huýt sáo, cười híp mí Cháu đi liên lạc - Vui lắm chú à - ở đồn Mang Cá - Thích hơn ở nhà.  Tự nhiên, chân thật, cho thấy Lượm rất yêu thích công việc kháng chiến. Nghệ thuật : Thể thơ bốn chữ nhịp nhanh Dùng nhiều từ láy gợi hình Hình ảnh so sánh độc đáo (như con chim chích)  Chân dung chú bé Lượm : Nhỏ bé, nhanh nhẹn, vui tươi, đáng yêu. Tự nguyện tham gia kháng chiến. Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh Lượm làm nhiệm vụ đưa thư Hoàn cảnh : Lượm đi đưa thư “thượng khẩn” Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thái độ : dũng cảm, thách thức hiểm nguy Thư đề “thượng khẩn” Sợ chi hiểm nghèo?  Lượm luôn đặt nhiệm vụ lên trên hết, dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm em vẫn dũng cảm làm nhiệm vụ Sự hy sinh của Lượm Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng  Cái chết cao đẹp, nhẹ nhàng, thanh thản. Em đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước. Tình cảm của nhà thơ với Lượm : Trong cuộc gặp gỡ: Xưng hô chú – cháu  Thể hiện sự gần gũi thân thiết như quan hệ ruột thịt. Khi nghe tin Lượm hy sinh : Hai lần gọi em là chú đồng chí nhỏ  Thể hiện sự trân trọng, thân thiết. Thốt lên những câu hỏi : Ra thế, Lượm ơi !... Thôi rồi, Lượm ơi !  Tiếng nấc nghẹn ngào, đau xót. Nghệ thuật Cách xưng hô khác nhau của tác giả với Lượm Cháu : thể hiện sự gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt. Chú đồng chí nhỏ : thể hiện sự thân thiết, trìu mến đối với một chiến sĩ nhỏ. Gọi tên trực tiếp Lượm ơi kèm theo từ cảm thán : được dùng khi cảm xúc của người kể lên cao độ. Câu thơ đặc biệt Ra thế, Lượm ơi !... Câu thơ ngắt thành hai dòng thể hiện sự xúc động, sững sờ của tác giả khi nghe tin Lượm hy sinh. Lượm còn sống mãi Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc đồng thời thể hiện sự đau xót, ngỡ ngàng của nhà thơ như không muốn tin rằng Lượm đã không còn nữa. Điệp khúc lặp lại nguyên vẹn toàn đoạn thơ khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi cùng thời gian, với đất nước, quê hương, dân tộc.  Tình cảm của tác giả với Lượm : yêu thương, đau xót, cảm phục và tự hào. Thảo luận Có ý kiến cho rằng hai khổ thơ cuối là không cần thiết, dài dòng. ý kiến khác : Hai khổ thơ cuối là rất cần thiết, thể hiện cảm xúc của tác giả. Em hãy nêu ý kiến của mình.

File đính kèm:

  • pptLuom(2).ppt
Giáo án liên quan