Bài giảng bài 22 tiết 99: Tiếng việt- Câu phủ định

Về đặc điểm hình thức:câu (b),(c),(d) khác với câu (a) vì có chứa từ phủ định không, chưa, chẳng

Về chức năng: câu (b),(c),(d) phủ đnh việc Nam đi Huế, còn câu (a) khẳng định việc Nam đi Huế

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng bài 22 tiết 99: Tiếng việt- Câu phủ định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
` KIỂM TRA BÀI CŨ:  Làm bài tập 1a/SGK/46.  Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Bài 22: Tiết 99: Tiếng Việt I. Đặc điểm hình thức và chức năng Nam đi Huế. Nam không đi Huế. Nam chưa đi Huế. Nam chẳng đi Huế. Ví dụ 1: Về đặc điểm hình thức:câu (b),(c),(d) khác với câu (a) vì có chứa từ phủ định không, chưa, chẳng  Về chức năng: câu (b),(c),(d) phủ đnh việc Nam đi Huế, còn câu (a) khẳng định việc Nam đi Huế I. Đặc điểm hình thức và chức năng Thầy sờ vòi bảo: _Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo: _Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: _Đâu có ! Nó bè bè như cái quạt thóc. Ví dụ 2: I. Đặc điểm hình thức và chức năng Đâu có! Nó bè bè như quạt thóc! Sun sun như con đỉa Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. I. Đặc điểm hình thức và chức năng Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.  Bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi.. - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.  Trực tiếp bác bỏ nhận định của ông sờ ngà, và gián tiếp bác bỏ nhận định của ông sờ vòi.. a) Nam có giỏi toán không? b) Hình như Nam giỏi toán lắm? -Nam không giỏi toán. - Đâu có!  Câu phủ định miêu tả.  Câu phủ định bác bỏ. GHI NHỚ: 1) Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là)… 2) Câu phủ định dùng để: _ Thông báo , xác nhận không có sự vật ,sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.(câu phủ định miêu tả) _ Phản bác một ý kiến, một nhận định (phủ định bác bỏ) II. Luyện tập: Bài tập 1/53: a)Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắêp các trường học lớn nhỏ (1).Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng ,không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.(2) b)Tôi an ủi lão:(1) _Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!(2) Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt!(3) Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.(4) c)Không, chúng con không đói nữa đâu.(1) Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa.(2) II. Luyện tập:  Câu (2) của bài tập 1.b là : câu phủ định bác bỏ. Vì : Ông Giáo muốn bác bỏ ý kiến của Lão Hạc trước đó.  Câu (1) của bài tập 1.c là : câu phủ định bác bỏ Vì : Cái Tí bác bỏ ý của mẹ nghĩ là mấy đứa con đang đói. II. Luyện tập: Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu đóng yên đô thành ở đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. (1) Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.(2) (Trích Chiếu dời đô- Lý Công Uẩn/SGK/48,49) Bài tập 2 : Đọc đoạn trích tìm câu phủ định và cho biết các câu đó có ý nghĩa phủ định không? vì sao?  Câu (1),(2) đều là câu phủ định.  Câu (1) có ý nghĩa phủ định nhưng câu (2) không có ý phủ định vì : một từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác “không thể không” = có (khẳng định việc phải dời đô). _Câu được viết lại: Choắt chưa dậy được. Bài Tập 3/54: II. Luyện tập:  Nghĩa của câu thay đổi vì từ chưa chỉ phủ định sự việc trong 1 thời gian nhất định, còn từ không lại phủ định sự việc 1 cách tuyệt đối  Câu trước hợp hơn. II. Luyện tập: _ Cả 4 câu đều không phải là câu phủ định nhưng được dùng để phản bác một sự việc. _Đặt câu tương đương: a) Ngôi nhà này không đẹp. b) Chẳng có chuyện đó. c) Bài thơ này không hay. d) Tôi chẳng sung sướng gì hơn cụ. Bài Tập 4/54: Dặn dò: Học bài Làm bài tập 5/6 (SGK trang 54) Soạn bài : “ Hành động nói”

File đính kèm:

  • pptTuyet Cau phu dinh .ppt
Giáo án liên quan