Bài giảng Bài 21 tiết 87, 88: Tìm hiểu chung về phéplập luận chứng minh

1- Thế nào là luận điểm trong văn nghị luận?

Học sinh trả lời câu hỏi

2-Em đã học truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó?

 

ppt11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 21 tiết 87, 88: Tìm hiểu chung về phéplập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ: 1- Thế nào là luận điểm trong văn nghị luận? 2-Em đã học truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó? Học sinh trả lời câu hỏi Học sinh trả lời câu hỏi TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉPLẬP LUẬN CHỨNG MINH BÀI 21:Tiết 87,88 Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi bị nghi ngờ, hoài nghi..khi đưa ra tấm chứng minh thư là chứng minh tư cách công dân,... khi đưa ra giấy khai sinh là đưa ra bằng chứng về ngày sinh... Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là có thật, em phải làm như thế nào? Cần dẫn sự việc ấy ra ,dẫn người đã chứng kiến việc ấy. Luận điểm cơ bản của bài văn “Đừng sợ vấp ngã” là gì?Hãy tìm những câu mang luận điểm đó? GHI BẢNG: I- Chứng minh trong đời sống: là đưa ra bằng chứng, để chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thực. là “Đừng sợ vấp ngã”(nhan đề) Vì sao đừng sợ? vì đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ...lần đầu tiên chập chững bước đibị ngã; lần đầu tiên tập bơi uống nước, suýt chết đuối... Do đó nhan đề chính la øluận điểm, là tư tưởng cơ bản của bài văn và luận điểm cơ bản đó được nhắc lại ở câu kết:” Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại!” Để khuyên người ta”Đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào?Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Em có nhận xét gì về cách lập luận? Vấp ngã là thường và lấy ví dụ mà ai cũng có kinh nghiệm để chứng minh. Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã nhưng vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng. Nêu 5 danh nhân mà ai cũng phải thừa nhận. Bài viết dùng toàn sự thật để chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác. Lập luận như vậy là chặt chẽ. Qua đó , em hiểu phép lập luận chứng minh trong văn bản là gì? Ghi bảng: II- Chứng minh qua văn bản là dùng những lý lẽ , bằng chứng chân thực, để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy. Các lý lẽ, bằng chứng phải được lựa chọn, lập luận phải chặt chẽ. LUYỆN TẬP: Học sinh đọc bài văn” Không sợ sai lầm” và trả lời câu hỏi a) Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó. Luận điểm” Không sợ sai lầm”(nhan đề). Vì sao không sợ? vì muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào thì hoặc là ảo tưởng, hoặc là hèn nhát... b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không? Những luận cứ: Sợ sai lầm là sợ hãi thực tế: sợ sặc nước thì không biết bơi ; sợ nói sai thì không nói được ngoại ngữ... Sai lầm cũng có hai mặt: đem lại tổn thất nhưng cũng đem lại bài học cho đời ......  Những luận cứ đã được thừa nhận nên có sức thuyết phục c) Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài”Đừng sợ vấp ngã”? Dùng lý lẽ để chứng minh là chủ yếu. Vậy phép lập luận trong một bài văn chứng minh là gì? Học sinh đọc ghi nhớ. && Thảo luận củng cố: Hãy nêu các luận cứ để chứng minh “Nói dối là có hại”. + Gợi ý: có thể chia các mặt khác nhau mà lấy dẫn chứng: _Nói dối có hại cho người nghe. _ Có hại cho bản thân người nói dối. _Tạo bầu không khí nghi ngờ, mất tin cậy lẫn nhau. ***DẶN DÒ: Đọc thêm bài:” Có hiểu đời mới hiểu văn” và hãy nêu cách lập luận trong bài văn trên. PHẦN THUYẾT TRÌNH GIÁO ÁN CỦA CHÚNG TÔI ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC. CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ Đà CHÚ Ý LẮNG NGHE VÀ GÓP Ý CHO TIẾN TRÌNH BÀI DẠT CỦA CHÚNG TÔI.

File đính kèm:

  • pptBAI TIM HIEU CHUNG VE PHEP LAP LUAN CHUNG MINH.ppt