1. Hoạt động của tim
Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”
Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng co tối đa và nếu kích thích ở cường độ trên ngưỡng cũng không làm cơ tim co mạnh hơn nữa.
24 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THPT TRẦN PHÚThuyết Trình SINH Chuyển Hoá Vật Chất và Năng Lượng Ở Động Vật Thực hiện: Hồ Vĩnh Thành Nguyễn Tuấn Cương Lê Nganh Phạm Thị Bảo Châu Nguyễn Hồ Châu Uyên Bài 19 : Cấu tạo của tim Tâm Nhĩ Phải động mạch chủ cung động mạch chủ tĩnh mạch phổi tĩnh mạch chủ trên tĩnh mạch chủ dưới động mạch phổi động mạch vành tâm nhĩ trái tâm thất trái tâm thất phải I. Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch 1. Hoạt động của tim Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng co tối đa và nếu kích thích ở cường độ trên ngưỡng cũng không làm cơ tim co mạnh hơn nữa. Hoạt động của cơ tim có gì khác hoạt động của cơ vân ? Hoạt động của cơ tim Hoạt động của cơ vân Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”. Cơ vân co phụ thuộc vào cường độ kích thích (sau khi kích thích đã tới ngưỡng). Tim hoạt động tự động (không theo ý muốn). Cơ vân hoạt động theo ý muốn. Cơ vân hoạt động khi có kích thích Tim hoạt động theo chu kì HỆ DẪN TRUYỀN Ở TIM NGƯỜI Nút xoang nhĩ Nút nhĩ thất Bó His Mạng Puôckin b) Cơ tim có khả năng hoạt động tự động Hoạt động của tim có tính tự động là do trong thành tim có tập hợp sợi đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp, xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền tháo bó His tới mạng Puôckin phân bố trong thành cơ giữa hai tâm thất làm các tâm nhĩ, tâm thất co. Van động mạch Chu kì của tim Van nhĩ thất b) Tim hoạt động theo chu kì Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. bắt đầu mỗi chu kì là pha co tâm nhĩ, tiếp đó là pha co tâm thất kết thúc là pha dãn chung, sau đó lại tiếp theo một chu kì mới và cứ diễn ra như vậy một cách liên tục. Sơ đồ chu kì hoạt động của tim Đường ghi hoạt động của tim Thời gian co dãn tâm nhĩ Thời gian co dãn tâm thất 1.Co nhĩ; 2. Co thất; 3.Dãn chung; 4.Một chu kì tim. Ở người, thời gian mỗi chu kì trung bình khoảng 0.8 giây, trong đó tâm nhĩ co khoảng 0.1 giây, tâm thất co 0.3 giây, thời gian dãn chung là 0.4 giây, ứng với nhịp tim trung bình là 75 lần/phút ở người trưởng thành. Ở trẻ sơ sinh, tần số nhịp tim lớn hơn nhiều (120 – 140 nhịp/phút). Trẻ càng lớn, nhịp tim càng giảm. Bảng: Nhịp tim ở một số động vật. Nhìn chung, ở đa số động vật, nhịp tim/phút tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Vì sao tim hoạt động suốt đời không mỏi ? Vì thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim (0.4 giây / 0.8 giây) đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim. Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ còn nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim tim hoạt động suốt đời mà không mỏi. 2. Hoạt động của hệ mạch Hệ mạch bao gồm các động mạch, tĩnh mạch, nối với nhau qua các mao mạch. tĩnh mạch động mạch a) Huyết áp Tim co tạo ra một lực để đẩy máu vào các động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp. Người ta phân biệt huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn. Tim đậm nhanh và mạnh làm huyết áp tăng; tim đập chậm và yếu làm huyết áp hạ. Máu được vận chuyển trong hệ mạch đi nuôi cơ thể tuân theo các quy luật vật lí, liên quan chặt chẽ đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chảy và vận tốc, sức cản của mạch… Biến động huyết áp trong hệ mạch của người trưởng thành Sự giảm dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển. Nếu huyết áp cực đại lớn quá 150 mmHg và kéo dài, đó là chứng huyết áp cao. Ở người già, mạch bị sơ cứng, tính đàn hồi kém, đăc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch, gây xuất huyết não. Nếu huyết áp cực đại thường xuống dưới 80 mmHg là thuộc chứng huyết áp thấp, sự cung cấp máu cho não kém, dễ bị ngất, cũng nguy hiểm. a) Huyết áp b) Vận tốc máu Máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Nếu tiết diện nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại, máu sẽ chảy chậm. Đồ thị biểu diễn huyết áp ( ), vận tốc máu ( ), tương quan nghịch với tiết diện các mạch ( ). Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chậm nhất trong các mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào của cơ thể, vì động mạch có tiết diện nhỏ hơn nhiều so với tổng tiết diện rất lớn của các mao mạch. Chẳng han ở người, tiết diện của động mạch chủ là 5 – 6 cm2, tốc độ máu ở đây là 500 – 600 mm/ giây, trong khi tổng tiết diện của mao mạch lên tới 6200 cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn 0.5 mm/ giây. a) Huyết áp II. Điều hoà hoạt động tim - mạch 1. Điều hoà hoạt động tim Ngoài hệ dẫn truyền tự động của tim nằm ngay trên tim, tim còn chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm qua các dây thần kinh tương ứng. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và sức co tim (tim đập nhanh và mạnh). Ngược lại, dây đối giao cảm nhịp làm giảm nhịp và sức co tim (tim đập chậm và yếu). 2. Điều hoà hoạt động hệ mạch. Tuỳ theo nhu cầu trao đổi chất từng lúc và ở từng nơi mà sự phân bố máu có những thay đổi: co thắt mạch ở những nơi cần ít máu dãn nở mạch ở những bộ phận cần nhiều máu, đang hoạt động. 2. Điều hoà hoạt động của các mạch như trên là có sự tham gia của các nhánh thần kinh sinh dưỡng (nhánh giao cảm gây co mạch, nhánh đối giao cảm làm dãn mạch). 3. Phản xạ điều hoà hoạt động tim mạch Khi lao động, tim đập nhanh, mạch dãn ra để máu đưa dinh dưỡng và ôxi nhiều cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ bắp. Do xung thần kinh trung ương điều hoà tim mạch theo dây thần kinh giao cảm đến làm tim đập nhanh và mạnh. Ngược lại, khi nghỉ ngơi thì nhịp tim đập bình thường nhờ tác dụng đối lập của dây thần kinh đối giao cảm. Hãy so sánh hoạt động của hệ tim mạch khi lao động và lúc ngỉ ngơi. Sự sai khác giữa hai trường hợp trên do đâu ? Nhờ các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thụ quan hoá học (áp thụ quan và hoá thụ quan) nằm ở cung chủ động mạch và xoang động mạch cố (xoang cảnh) theo các sợi hướng tâm về trung khu vận mạch theo hành tuỷ, từ đó xảy ra sự điều hoà hoạt động tim mạch đề điều chỉnh huyết áp, vận tốc máu cho phù hợp với yêu cầu của các cơ quan trong cơ thể. 3. Phản xạ điều hoà hoạt động tim mạch Chẳng hạn, khi huyết áp giảm hoặc khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng, tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại làm huyết áp tăng và máu chảy mạnh. Khi lượng máu cung cấp cho não không đủ sẽ gây phản xạ làm tăng cường hoạt động của tim và co mạch ở các khu vực không hoạt động để dồn máu cho não. Nút xoang nhĩ Nút nhĩ thất Bó His Mạng Puôckin Hệ dẫn truyền ở tim người Bài tập Hãy chọn từ và cụm từ (mở, đóng; tâm thất co, tâm thất dãn; tâm nhĩ co, tâm nhĩ dãn) thích hợp điền vào chỗ trống sau: Van nhĩ thất luôn luôn (1)……………………và chỉ (2)……............... Khi (3)…………………… Van tổ chim (hay van thất-động còn gọi là van bán nguyệt) luôn luôn (4)………………và chỉ (5)………………khi(6)………………………………. mở đóng tâm thất co tâm thất dãn; tâm nhĩ co, tâm nhĩ dãn mở đóng tâm thất co Van nhĩ thất Chu kì của tim Van động mạch Cảm ơn các bạn đã theo dõiHẹn gặp lại…
File đính kèm:
- bai 19 tuan hoan.ppt