Bài giảng Bài 13: Ngành giun tròn giun đũa

* Nhận xét về hình dạng, kích thước, bề mặt của giun đũa.

Giun đũa có dạng hình ống, tiết diện ngang cơ thể tròn.

Dài bằng chiếc đũa (khoảng 25cm)

Lớp vỏ Cuticun bọc ngoài cơ thể.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 13: Ngành giun tròn giun đũa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ 1/- Đây là loại sán gì ? Chúng có những đặc điểm gì ? Sán lá máu. Cơ thể phân tính, luôn luôn cặp đôi. Ký sinh trong máu người. Ấu trùng chui qua người khi tiếp xúc với nước ô nhiễm. 2/- Đây là loại sán gì ? Chúng có đặc điểm gì về thân, đầu, các đốt sán ? Sán dây ký sinh trong ruột non người và cơ bắp trâu bò Thân sán gồm hàng trăm đốt – Dài 8 – 9m Ruột tiêu giảm , bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng Hình 12.3.B Đầu sán nhỏ, có giác bám. Mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính. Các đốt cuối cùng chứa đầy trứng. Bài 13 : I- CẤU TẠO NGOÀI : * Nhận xét về hình dạng, kích thước, bề mặt của giun đũa. Giun đũa có dạng hình ống, tiết diện ngang cơ thể tròn. Dài bằng chiếc đũa (khoảng 25cm) Lớp vỏ Cuticun bọc ngoài cơ thể. * Tác dụng của lớp vỏ Cuticun ? Làm cho cơ thể luôn căng tròn có tác dụng bảo vệ giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non. II- CẤU TẠO TRONG VÀ DI CHUYỂN 1- Cấu tạo trong : Thành cơ thể cấu tạo như thế nào ? * Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển. Phía trong thành cơ thể có cấu tạo như thế nào ? * Phía trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có : * Ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng tới hậu môn. * Tuyến sinh dục dài, cuộc khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột. miệng hầu ruột Hậu môn Tuyến sinh dục Lỗ sinh dục cái 2 - Di chuyển : * Giun đũa sống ở đâu ? Hình thức sống như thế nào ? Sống ký sinh trong ruột non người * Giun đũa di chuyển trong ruột non như thế nào ? Giun đũa di chuyển hạn chế – Do chỉ có cơ dọc phát triển nên chúng chỉ cong cơ thể lại rổi duổi ra. * Sự di chuyển của giun đũa thích nghi với hình thức sống nào ? Thích nghi với lối sống chui rúc trong môi trường ký sinh. Giun đũa có dạng ống dài khoảng 25cm. Có lớp vỏ Cuticum bao bọc có khoang cơ thể chưa chính thức ; Ống tiêu hóa có thêm ruột sau và hậu môn. + Thức ăn di chuyển như thế nào trong ruột giun đũa. * Thức ăn đi một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng đến hậu môn. + Giun đũa lấy thức ăn như thế nào ? * Hầu phát triển giúp giun đũa HÚT dinh dưỡng nhanh và nhiều. + Giun cái và dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì ? * Vì giun cái đâm nhân có chức năng sinh sản. + Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn của giun đũa và ruột phân nhánh và chưa có hậu môn ở giun dẹp thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn ? * Tốc độ tiêu hóa ở giun đũa cao hơn vì có ruột thẳng và hậu môn nên sự vận chuyển hấp thu và thải chất cặn bã nhanh hơn. + Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả như thế nào đối với con người. * Nhờ đặc điểm sống chui rúc mà giun đũa chui được vào ống mật gây ra hiện tượng tắc ống mật sẽ nguy hiểm đến tính mạng. III - DINH DƯỠNG Giun đũa hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều. Nhờ có ruột thẳng và hậu môn nên tốc độ tiêu hóa nhanh. Giun đũa phân tính : Có con đực và con cái. Tuyến sinh dục dạng hình ống : Con cái 2 ống ; con đực 1 ống ; dài hơn chiều dài cơ thể. Thụ tinh trong – Con cái đẻ khoảng 200.000 trứng/ngày lẫn trong phân. IV- SINH SẢN 1- Cơ quan sinh dục 2 - Vòng đời giun đũa Dựa vào hình hãy mọ tả vòng đời giun đũa. Trứng theo phân ra ngoài, gặp ẩm, thoáng phát triển thành ấu trùng trong trứng. Người ăn phải ấu trùng giun (qua rau, quả bẫn) ấu trùng vào ruột non rồi vào máu, đi qua tim, gan phổi rồi trở về ruột non lần thứ 2 mới chính thức ký sinh ở đây. 3 - Phòng chống giun đũa ký sinh ở người : Tại sao phải rửa tay trước khi ăn ? Trứng giun có thể bám vào bàn tay, kẽ móng tay. Tại sao không nên ăn rau sống ? Vì rau sống có nhiều trứng giun do được tưới bằng chất thải. Khi ăn rau sống – Trái cây tươi phải làm gì ?. Rữa kỹ – rữa sạch bằng thuốc rửa hoa quả.. Vì sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần/1năm Vì tốc độ sinh sản của giun đũa rất nhanh. Giữ vệ sinh ăn uống. Tẩy giun từ 1 đến 2 lần/năm. Giữ vệ sinh môi trường sống. TỔNG KẾT 1/- Điền vào chỗ trống ở câu sau đây : Giun đũa thích nghi với lối sống . Có vỏ__________ Dinh dưỡng______. Đẻ nhiều________, có khả năng phát tán___________ KÝ SINH CUTICUM KHỎE TRỨNG RẤT RỘNG 2/- Tác hại của giun đũa với đời sống con người * Ăn chất dinh dưỡng của người, làm cho người xanh xao, gầy yếu. * Tiết ra độc tố – gây đau bụng – buồn nôn. 3/- Vòng đời của giun đũa : * Trứng theo phân ra ngoài – gặp ẩm phát triển thành ấu trùng trong trứng. * Người ăn phải trứng giun – ấu trùng vào ruột non  qua máu vào gan , tim, phổi rồi trở về ruột non và ký sinh ở đây. EM CÓ BIẾT ? Tỷ lệ mắc bệnh giun đũa, nhất là trẻ em ở Việt Nam là trên 90%. Một em bé 5 tuổi tắc ống mật phải mổ lấy ra 1057 con giun đũa. Một em bé khác 3 tuổi mổ 2 lần lấy ra 5000 con giun đũa. Nhờ quan sát giun đũa chui vào ký sinh trong mạch máu ở gan đã giúp cho giáo sư Tôn Thất Tùng mô tả, vẽ lại hệ mạch máu ở gan từ đó phát minh ra “Phương pháp mổ gan khô”.

File đính kèm:

  • pptNganh giun tron giun dua.ppt
Giáo án liên quan