Bài giảng Bài 10-Tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng

• Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.

• Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.

• Khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 10-Tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về dự chuyên đề Ngữ Văn 6 Bài 10-Tiết 39: ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn) Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần. Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. Khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống. A. Khái niệm truyện ngụ ngôn B. Truyện “ếch ngồi đáy giếng” I. Tìm hiểu văn bản: 1. Đọc: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm thái độ nghênh ngang, tự cao, tự đại của ếch. 2. Bố cục: 2 phần * Phần 1: Từ đầu ... chúa tể. ếch khi ở trong giếng. * Phần 2: Còn lại: ếch khi ra khỏi giếng. 3. Phân tích: a. ếch khi ở trong giếng - Cuộc sống đơn giản, chật hẹp, trì trệ. - Oai như một vị chúa tể. Xem bầu trời chỉ bằng cái vung.  Hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang. Môi trường hạn hẹp, dễ khiến người ta kiêu ngạo, chủ quan, không biết thực chất về mình. b. ếch khi ra khỏi giếng - Không gian: rộng lớn. - Cử chỉ: nhâng nháo, chả thèm để ý đến xung quanh.  Kiêu ngạo, chủ quan. Bị trâu giẫm bẹp. -> Kết cục bi thảm, do không nhận thức rõ về môi trường xung quanh, về bản thân mình Trong giếng Ngoài giếng Không gian sống chật hẹp Mối quan hệ hạn chế Thái độ kiêu ngạo, huênh hoang Kết quả: hiểu biết cạn hẹp Không gian sống rộng lớn Mối quan hệ mở rộng Thái độ kiêu ngạo, huênh hoang Kết quả: bị dẫm bẹp Môi trường sống của ếch Câu hỏi thảo luận Sau câu chuyện của chú ếch, em rút ra được bài học gì? Phải biết học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Không được chủ quan, kiêu ngạo. * Tổng kết Nghệ thuật: nhân hoá, ẩn dụ, ngôn từ hàm súc. ý nghĩa: - Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang. - Khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. Bài tập liên hệ Quan sát hình ảnh: Những hình ảnh vừa rồi nói về điều gì? Con người phải làm gì để bảo vệ cuộc sống của mình. Những thảm họa ấy ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của con người như thế nào? Động đất, cháy rừng, lũ lụt, chiến tranh, chặt phá rừng bừa bãi ... => Nhà cửa bị phá huỷ, lụt lội, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc .v.v. - Nghiên cứu, học tập để nắm vững quy luật tự nhiên, xã hội; tuân theo quy luật đó; có kế hoạch phòng tránh; chống chặt phá rừng bừa bãi, trồng cây, gây rừng, chống chiến tranh, đoàn kết, bảo vệ môi trường, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế ... II. Luyện tập: Bài tập 1: Chỉ ra hai câu trong văn bản (em cho là quan trọng nhất) thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. - “ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. - “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp”. Bài tập 2: Chọn đáp án đúng cho các câu sau: 1. Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là: a. kể chuyện b. thể hiện cảm xúc c. gửi gắm ý tưởng bài học 2. Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn là: a. ẩn dụ và kịch tính b. lãng mạn c. gắn với hiện thực 3. Truyện “ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán: a. những kẻ tự cao tự đại b. những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang c. những kẻ sống ích kỷ 4. Người xưa mượn truyện của chú ếch để khuyên nhủ con người. a. không nên ra ngoài vì rất nguy hiểm b. chịu khó học hỏi không chủ quan kiêu ngạo c. phải liên tục thay đổi môi trường sống Dặn dò: Viết đoạn văn (7 - 10 câu) nêu cảm nghĩ về truyện “ếch ngồi đáy giếng”. Chuẩn bị “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. Trường trung học cơ sở đức giang

File đính kèm:

  • pptBai 10 tiet 39 Ech ngoi day gieng.ppt
Giáo án liên quan