Bài giảng bài 10 tiết 37: Nói quá

Từ ngữ địa phương là gì? Lấy ví dụ một số từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích?

 

Đáp án: Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

Ví dụ: Bầm ơi !có rét không bầm

Heo heo gió núi,lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng bài 10 tiết 37: Nói quá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC QUÝ THẦY, CÔ GIÁO TỚI DỰ THĂM LỚP 8C Tr­êng THCS Hoµn S¬n HuyÖn Tiªn du tØnh b¾c ninh KIỂM TRA BÀI CŨ (?) Từ ngữ địa phương là gì? Lấy ví dụ một số từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích? Đáp án: Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Ví dụ: Bầm ơi !có rét không bầm Heo heo gió núi,lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non. I.NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ 1. Ví dụ .(SGK-101) Vd1 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Vd2 Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. (?) Nói Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng; Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không? Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì? NÓI QUÁ Tiết 37: NÓI QUÁ I.Nói quá và tác dụng của nói quá 1. Ví dụ( SGK-101) 2. Nhận xét. a. Cách nói như vậy là quá sự thật, thực chất là. Vd1:Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng- đêm tháng năm rất ngắn. Ngày tháng mười chưa cười đã tối- ngày tháng mười rất ngắn. Vd2: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày- người nông dân làm đồng vất vả nên mồ hôi ra rất nhiều. (?) Cách nói trên có tác dụng gì? (?) Em hãy so sánh các câu dùng biện pháp nói quá với các câu đồng nghĩa tương ứng xem cách nói nào sinh động hơn và gây ấn tượng hơn? Cách1. - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. -Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Cách2: -Đêm tháng năm rất ngắn Ngày tháng mười rất ngắn. - Cày đồng vào buổi trưa mồ hôi ướt đẫm. Đáp án: Cách nói (1) sinh động và gây ấn tượng hơn. Bài 10. Tiết 37: NÓI QUÁ I. Nói quá và tác dụng của nói quá. 1. Ví dụ 2. Nhận xét a. Cách nói như vậy là quá sự thật, thực chất là: - Đêm tháng năm rất ngắn. Ngày tháng mười rất ngắn. - Cày đồng vào buổi trưa mồ hôi ra rất nhiều. b. Tác dụng Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Bài 10. Tiết 37: NÓI QUÁ I. Nói quá và tác dụng của nói quá. 1. Ví dụ 2. Nhận xét 3. KÕt luËn : ghi nhí (sgk-trang 102) Nãi qu¸ lµ biÖn ph¸p tu tõ phãng ®¹i møc ®é, quy m« , tÝnh chÊt cña sù vËt, hiÖn t­îng, tăng søc biÓu c¶m. Lưu ý a. Các tên gọi khác của nói quá: Phóng đại, cường điệu hóa, thậm xưng, khoa trương….. b. Các cách nói quá: -Dùng từ ngữ phóng đại -Kết hợp với tu từ so sánh Bài 10. Tiết 37: NÓI QUÁ I. Nói quá và tác dụng của nói quá 1. Ví dụ 2. Nhận xét 3. Kết luận. Ghi nhớ ( SGK- 102) II. Luyện tập Bài tập 1:Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau a. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất) b. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) II. Luyện tập Bài tập 1. a. …Sỏi đá cũng thành cơm-là cách nói quá nhằm ca ngợi bàn tay lao động của con người, việc gì khó đến đâu cũng làm được. b.Em có thể đi lên đến tận trời được- là cách nói quá để nói vết thương chẳng có nghĩa lí gì, anh có thể yên tâm. Bài tập 2. Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống/…/ để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ. a. Ở nơi /…/ thế này , cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà. b.Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng/…/ c. Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/ d. Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/ e.Bọn giặc hoảng hồn /…/ mà chạy. Bài tập 2. Đáp án: a. Chó ăn đá, gà ăn sỏi. b. Bầm gan tím ruột c. Ruột để ngoài da d. Nở từng khúc ruột e. Vắt chân lên cổ Bài tập 4. Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá Mẫu: Ngáy như sấm Gợi ý: Tìm các thành ngữ nói quá về(xấu, đẹp, nhanh, chậm, hôi, mềm, cứng, trơn….) Ví dụ: Xấu như ma Đẹp như tiên Nhanh như cắt….. Bài tập 6* (Thảo luận ở tổ hoặc ở lớp) Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác Đáp án: Giống nhau: Cả hai đều phóng đại mức độ , quy mô , tính chất của sự vật, hiện tượng. Khác nhau: Về mục đích Nói quá: + Là BPTT nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng và có giá trị biểu cảm cao. +Nói quá khác xa sự vật, hiện tượng nhưng vẫn dựa trên cơ sở có một nét đúng nhất định. - Nói khoác: Không phải BPTT nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thật vì lợi ích cá nhân không có giá trị tích cực. KHÁI QUÁT NỘI DUNG BÀI HỌC I. Nói quá và tác dụng của nói quá 1. Ví dụ 2. Nhận xét 3. Kết luận ( ghi nhớ- SGK) * Các cách nói quá -Dùng từ ngữ phóng đại - Kết hợp với tu từ so sánh Hướng dẫn về nhà: - Học bài, lấy ví dụ - Làm bài tập 3,5 và hoàn thành các bài tập khác vào Vở bài tập - Soạn bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam. CÁM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH LỚP 8C HẸN GẶP LẠI

File đính kèm:

  • pptBai9 Tiet3 Noi qua .ppt
Giáo án liên quan