Bài giảng Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 13: Ôn tập bài hát Đi cấy; TĐN số 5 - THCS Mai Lâm

Tiết 14:

- Ôn tập bài hát: Đi cấy

- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5

- Âm nhạc thường thức: Giới thiệu một số nhạc cụ

 dân tộc phổ biến

 

ppt17 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 08/11/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 13: Ôn tập bài hát Đi cấy; TĐN số 5 - THCS Mai Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các vị đại biểu và các thầy cô giáo về dự hội thi giáo viên giỏi huyện đông anh Môn: Âm nhạc Tại: Trường thcs mai lâm Tiết 14: - Ôn tập bài hát: Đi cấy Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5 Âm nhạc thường thức: Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tiết 14: I. Ôn tập bài hát Đi cấy: Trình bày bài hát Đi cấy và lời ca do các em tự sáng tác (đơn ca, song ca hoặc tốp ca). Yêu cầu: hát chuẩn xác kết hợp với vận động nhẹ nhàng, có sử dụng cách hát đuổi, hát bè hoặc hát lĩnh xướng. Chú ý tính chất nhẹ nhàng, uyển chuyển, vui tươi của bài hát. Các em hãy nghe nhạc đoán câu Cả lớp hát tập thể bài “Đi cấy” dân ca Thanh Hoá và hát lời ca mới bài “Mái trường tuổi thơ” II. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5 “Vào rừng hoa” - Nhạc và lời: Việt Anh Em hãy quan sát bài TĐN số 5 và nêu nhận xét Nhịp 2/4 Trường độ có các hình nốt: đơn, đen, trắng. ở câu thứ nhất có dấu nhắc lại. Bài TĐN gồm: 4 câu. Câu 1 giống câu 2 về giai điệu và tính chất nhưng khác nhau về lời ca. Cao độ có các âm: Đô, Rê, Mi, Son, La, Đố. Giọng Đô trưởng Luyện thang âm và luyện trụ Cả lớp trình bày bài TĐN số 5 (kết hợp với gõ phách, đánh nhịp và hát lời ca) Tiết 14: Các em hãy đặt lời ca mới cho bài TĐN số 5 Vui xuân Bình minh lên, bình minh lên vui líu lo tiếng chim reo vang. Mùa xuân sang, mùa xuân sang muôn sắc hoa khắp nơi thơm hương. Thầy trò vui xuân nô nức ta cùng thi đua. Mừng mùa xuân sang cùng kết hoa điểm mười. Theo em nhạc cụ như thế nào thì được gọi là nhạc cụ dân tộc? III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tiết 14: Là các nhạc cụ do nhân dân Việt Nam sáng tạo ra dùng để đệm cho hát, múa, độc tấu và hoà tấu... trong lễ hội sinh hoạt văn hoá của mỗi dân tộc Việt Nam. III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tiết 14: III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tiết 14: Các nhóm quan sát hình ảnh và cho biết người nghệ sỹ đang sử dụng nhạc cụ gì và nêu những hiểu biết của em về nhạc cụ đó? Sáo trúc: - Là nhạc cụ được làm bằng thân cây trúc, nứa... dùng hơi để thổi. Có loại sáo dọc, có loại sáo ngang. â m thanh sáo du dương, tha thiết, vi vu như tiếng gió thổi nghe rất hay. III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tiết 14: 2. Đàn bầu: (đàn độc huyền) - Là nhạc cụ chỉ có một dây. Dùng que để gẩy. Đàn có âm sắc rất đặc biệt, tiếng đàn nghe thánh thót rất hay. Đây là một trong những nhạc cụ độc đáo của Việt Nam III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tiết 14: 3. Đàn tranh:(đàn thập lục) - Là nhạc cụ có 16 dây dùng móng để gẩy. Ngoài độc tấu hay hoà tấu đàn có thể đệm cho ngâm thơ. Âm thanh của đàn thánh thót, trong trẻo III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tiết 14: III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tiết 14: Các nhóm quan sát hình ảnh và cho biết người nghệ sỹ đang sử dụng nhạc cụ gì và nêu những hiểu biết của em về nhạc cụ đó? 4. Đàn nhị : (ở miền Nam gọi là Đàn cò) - Là nhạc cụ có 2 dây bằng tơ dùng cung (vĩ) để kéo. Tiếng đàn nhị có khi ngọt ngào có khi réo rắt III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tiết 14: 5. Đàn nguyệt: (ở miền Nam gọi là Đàn kìm) - Là nhạc cụ có hai dây, dùng móng để gẩy. Đàn nguyệt thường dùng để đệm cho hát Chầu văn (một thể loại hát đặc sắc của đồng bào Bắc bộ). III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tiết 14: 6. Trống: - Có nhiều loại trống khác nhau: trống cái, trống cơm, trống đế... Trống Việt Nam đa dạng về loại hình, nghệ thuật diễn tấu phong phú và đa dạng. Âm thanh của trống rất vui, tưng bừng và rộn ràng. III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tiết 14: Tiết 14: Nêu hiểu biết của mình về một số nhạc cụ khác mà em biết? Tiết 14: Dặn dò: Ôn bài hát và bài Tập đọc nhạc đã học Trả lời câu hỏi SGK trang 35 Ôn bài hát “Hành khúc tới trường” và bài hát “Đi cấy” Ôn tập nhạc lý và bài Tập đọc nhạc số 4, số 5 Ôn tập các bài Âm nhạc thường thức đã học

File đính kèm:

  • pptbai_giang_am_nhac_lop_6_tiet_13_on_tap_bai_hat_di_cay_tdn_so.ppt
Giáo án liên quan