52 bài trắc nghiệm tập đọc SGK Lớp 5

1. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

a.  Đó là ngày khai trường gặp nhiều khó khăn nhất.

b.  Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

c.  Đó là ngày khai trường được tổ chức rầm rộ nhất.

2. Sau Cách mạng tháng tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

a.  Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta.

b.  Theo kịp các nước khác trên toàn cầu.

c.  Cả hai ý trên đều đúng.

 

doc65 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 52 bài trắc nghiệm tập đọc SGK Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 BÀI TRẮC NGHIỆM TẬP ĐỌC SGK LỚP 5 ĐỀ 1 Dựa vào nội dung bài đọc “THƯ GỬI CÁC HỌC SINH” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? a. £ Đó là ngày khai trường gặp nhiều khó khăn nhất. b. £ Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. c. £ Đó là ngày khai trường được tổ chức rầm rộ nhất. Sau Cách mạng tháng tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? a. £ Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta. b. £ Theo kịp các nước khác trên toàn cầu. c. £ Cả hai ý trên đều đúng. Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là gì? a. £ Đó là cuộc Cách mạng tháng tám 1945, giành độc lập cho đất nước. b. £ Đó là cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức của dân ta. c. £ Đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Điền vào chỗ trống câu văn trong bài nói lên sự trông mong chờ đợi của nước nhà cũng như của Bác đối với các em học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước? Từ nào đồng nghĩa với từ “xây dựng”? a. £ Trang trí. b. £ Kiến thiết. c. £ Công trình. Những từ “hổ, cọp” là: a. £ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. b. £ Từ đồng nghĩa hoàn toàn. ĐỀ 2 Dựa vào nội dung bài đọc “QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: Từ “vàng lịm” gợi cho em cảm giác gì? £ Màu vàng nhạt của vật có độ óng. £ Màu vàng của vật chín đến ngọt lịm. £ Màu vàng của vật bị héo. Nối mỗi từ ngữ chỉ cảnh vật ở bên trái với từ chỉ màu vàng thích hợp tả cảnh vật ấy ở bên phải. a. Nắng nhạt 1. Vàng giòn b. Rơm thóc 2. Vàng xọng c. Bụi mía 3. Vàng ói d. Lá chuối 4. Vàng hoe Những chi tiết nào về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? £ Ngày không nắng, không mưa. £ Mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. £ Cả hai ý trên đều đúng. Những từ “mang, khiêng” là từ đồng nghĩa hoàn toàn? £ Đúng. £ Sai. Từ nào dưới đây không dùng để tả màu của quả? £ Đỏ ửng. £ Đỏ mọng. £ Đỏ ối. Từ nào dưới đây hợp nghĩa với câu “Bụi mía nhà em”? £ Vàng xọng. £ Vàng ối. £ Vàng mượt. ĐỀ 3 Dựa vào nội dung bài đọc “NGHÌN NĂM VĂN HIẾN” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: Đến thăm văn miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? £ Vì biết rằng từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. £ Vì biết các triều vua Việt Nam đã tổ chức được nhiều khoa thi. £ Vì biết văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? £ Triều đại nhà Lê. £ Triều đại nhà Trần. £ Triều đại nhà Nguyễn. Ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn lưu giữ chứng tích gì về nền văn hiến lâu đời của nước ta? £ Tên các tiến sĩ từ khoa thi đầu tiên 1075 đến khoa thi cuối cùng 1919. £ Tên các triều đại mở khoa thi tiến sĩ. £ 82 tấm bi khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779. Bài văn giúp em hiểu thêm điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam? £ Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù. £ Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học. £ Người Việt Nam có truyền thống chiến đấu dũng cảm. Từ nào đồng nghĩa với “vắng vẻ”? £ Hiu quạnh. £ Mênh mông. £ Vui vẻ. Từ “Quê hương” hợp nghĩa với câu nào dưới đây? £ Là nơi sinh ra và lớn lên của em. £ Em không thể nào quên. £ Là nơi em không thể xa. ĐỀ 4 Dựa vào nội dung bài đọc “SẮC MÀU EM YÊU” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: Màu trắng trong bài gợi ra cho em những hình ảnh nào? £ Trang giấy học trò, hoa hồng bạch, mái tóc bạc của bà. £ Bức tường mới quét vôi, mái tóc bạc của ông. £ Cả hai ý trên đều đúng. Nối mỗi từ chỉ cảnh vật với mỗi màu sắc gợi ra theo tưởng tượng của bạn nhỏ trong bài? a. Màu đỏ. 1. Hoa cà, hoa sim, chiếc khăn, nét mực b. Màu xanh. 2. Đồng bằng, rừng núi, biển, bầu trời c. Màu tím. 3. Lúa, hoa cúc, nắng trời d. Màu vàng. 4. Máu con tim, cờ Tổ quốc, khăn quàng Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn nhỏ? £ Tình yêu những con người sống trên đất nước gắn bó với em £ Tình yêu Tổ quốc, yêu cảnh đẹp đất nước £ Cả hai ý trên đều đúng Những từ “bao la”, “bát ngát” là: a. £ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. £ Từ đồng nghĩa hoàn toàn. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại? £ Hổ. £ Cọp. £ Báo. Từ nào dưới đây hợp nghĩa với câu “Những vì sao..trên bầu trời đêm”? £ lấp lánh. £ lấp ló. £ long lanh. ĐỀ 5 Dựa vào nội dung bài đọc “LÒNG DÂN” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Câu chuyện trong vở kịch xảy ra ở đâu? £ Nông thôn Nam Bộ. £ Nông thôn Trung Bộ. £ Nông thôn Bẵc Bộ. 2. Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? £ Chú bị chó rượt đuổi. £ Chú bị địch rượt bắt. £ Chú bị rắn cắn. 3. Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? £ Dì Năm đưa cho chú cán bộ một chiếc áo để thay. £ Dì Năm bảo chú cán bộ ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. £ Cả hai ý trên đều đúng. 4. Qua đoạn kịch trên, em thấy dì Năm có phẩm chất gì? £ Dũng cảm, gan dạ khi đối đầu với giặc. £ Mưu trí, lừa giặc cứu cán bộ. £ Cả hai ý trên đều đúng. 5. Vì sao vở kịch được đặt tên là “ lòng dân”? £ Vì vở kịch nói về những người dân Nam Bộ. £ Vì vở kịch nói lên những người dân yêu nước sẵn sàng bảo vệ cách mạng. £ Vì vở kịch nói lên người dân rất căm ghét bọn giặc. 6. Nhóm từ nào dưới đây thuộc chủ đề “nông dân”? £ Thợ cấy, thợ điện. £ Thợ cày, thợ cơ khí. £ Thợ cày, thợ cấy. ĐỀ 6 Dựa vào nội dung bài đọc “NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY”chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? £ Khi Mĩ gây chiến tranh với Nhật Bản. £ Khi bạn mới 2 tuổi. £ Khi Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. 2. Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? £ Bằng cách tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ một nghìn con sếu thì sẽ khỏi bệnh. £ Bằng cách nhẫm đếm từng ngày còn lại của đời mình. £ Bằng cách vận động các bạn trên toàn nước Nhật và trên thế giới gấp sếu bằng giấy giúp mình. 3. Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-đa-cô? £ Cầu nguyện cho Xa-da-cô mau khỏi bệnh. £ Gởi thư thăm hỏi Xa-da-cô. £ Gấp những con sếu giấy gởi cho Xada-cô. 4. Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình? £ Quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. £ Khắc dưới tượng đài dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”. £ Cả hai ý trên đều đúng. 5. Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô? £ Bom nguyên tử, chiến tranh hạt nhân là kẻ thù của loài người. Chúng tôi sẽ đấu tranh để xóa loại vũ khí này. £ Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hòa bình. £ Cả hai ý trên đều đúng. 6. “Hòa bình” là từ trái nghĩa với: £ Chiến tranh. b. £ Đoàn kết. c. £ Yêu thương. ĐỀ 7 Dựa vào nội dung bài đọc “MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC”chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Anh Thủy thủ gặp A-lếch-xây ở đâu? £ Ở nông trường. £ Ở công trường. £ Ở nhà máy. 2. A-lếch-xây làm nghề gì? £ Chuyên gia máy xúc. £ Chuyên gia giáo dục. £ Đội trưởng công trường. 3. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý? £ Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khỏe, khuôn mặc to. £ Bộ quần áo nông dân, thân hình vạn vỡ, khuôn mặc to. £ Bộ quần áo giám đốc, thân hình chắc khỏe, đẹp trai. 4. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì? £ Ca ngợi tinh thần lao động cần cù của người nước ngoài. £ Ca ngợi tinh thần dũng cảm của người công nhân lái máy xúc. £ Đề cao tinh thần thân ái của những người công nhân các nước. 5. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “Hòa Bình” £ Yên tĩnh. £ Lặng yên. £ Thanh bình. 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “Hòa bình”? £ Trạng thái bình thản, tự tin. £ Trạng thái không có chiến tranh. £ Trạng thái hiền hòa, cởi mở. ĐỀ 8 Dựa vào nội dung bài đọc “Ê-MÊ-LI, CON”chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Chú Mo-ri-xơn đã tố cáo những tội ác nào của đế quốc Mĩ ở Việt Nam? £ Đưa máy bay B.52 chở bom và hơi độc đến hủy diệt đất nước, con người Việt Nam. £ Đốt nhà thương, trường học, giết trẻ em và những người vô tội, hủy diệt những dòng sông £ Hủy diệt những buổi hoàng hôn, giết những linh hồn. £ Cả hai ý a, b đều đúng. 2. Vì sao Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam? £ Vì cuộc chiến đó đã gây ra những tội ác chồng chất của đế quốc Mĩ ở Việt Nam. £ Vì cuộc chiến đó đi ngược lại với nguyện vọng gìn giữ hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc của những người Mĩ tiến bộ. £ Cả hai ý trên đều đúng. 3. Chú Mo-ri-xơn đã làm gì để phản đối cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam £ Mo-ri-xơn đã tự thêu tại trụ sở quốc phòng Mĩ. £ Chú Mo-ri-xơn đưa ra bằng chứng về sự hủy diệt của chất độc do Mĩ gây ra. £ Cả hai ý trên đều đúng. 4. Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? £ Làm cho mọi người thức tỉnh và nhận ra sự thật về tội ác của đế quốc Mĩ gây ra ở Việt Nam. £ Làm dấy lên phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ. £ Cả hai ý trên đều đúng. 5. Từ đồng âm là từ: £ Giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về âm. £ Giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa. £ Giống nhau về âm và giống nhau về nghĩa. 6. Trong câu: “Con ngựa đá, con ngựa đá” từ nào là đồng âm? a. £ Con – con. b.£ Đá – đá. c. £ Ngựa – ngựa. ĐỀ 9 Dựa vào nội dung bài đọc “SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI”chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? £ Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng. £ Người da đen phải sống, chữa bệnh, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào. £ Cả hai ý trên đều đúng. 2. Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? £ Người dân Nam Phi trông chờ sự giúp đỡ của nước ngoài. £ Người da đen đã đứng lên đấu tranh chống chế độ A-pác-thai. £ Người dân Nam Phi xin người da trắng bỏ chế độ A-pác-thai. 3. Vì sao cuộc chiến chống chế độ A-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? £ Vì đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa đem lại cuộc sống tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho mọi người. £ Vì có xóa nạn phân biệt chủng tộc thì xã hội loài người mới tiến tới một xã hội văn minh. £ Cả hai ý trên đều đúng. 4. Điền vào chỗ trống một vài điều em biết về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam phi mới. 5. Từ nào dưới đây chứa tiếng “hữu”có nghĩa là “bạn bè”? a. £ Hữu nghị. b.£ Hữu dụng. c.£ Hữu ích. 6. Từ nào dưới đây có tiếng “hợp” có nghĩa là “gộp lại”? £ Hợp lệ. £ Hợp tác. c.£ Hợp lí. ĐỀ 10 Dựa vào nội dung bài đọc “TÁC PHẨM CỦA SIN-LƠ VÀ TÊN PHÁT XÍT”,chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Ông cụ người Pháp đã chào tên sĩ quan phát xít bằng lời chào nào? £ Lời chào bằng tiếng Pháp: “chào ngài!” £ Lời chào bằng tiếng Đức: “Hit –le muôn năm!” £ Lời chào bằng tiếng Pháp: “Hit –le muôn năm!” 2. Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp? £ Vì ông cụ coi thường tiếng Đức. £ Vì ông cụ coi thường tên phát xít và bè lũ phát xít. £ Vì ông cụ coi trọng tiếng Pháp và người Pháp. 3. Vì sao nhà văn Đức Sin-lơ được ông cụ người Pháp tôn trọng? £ Vì Sin-lơ là một người Đức nổi tiếng. £ Vì Sin-lơ là một nhà văn có nhiều tác phẩm phản ánh cuộc đấu tranh chống cái ác, bảo vệ quyền con người ở nhiều nước trên thế giới trong đó có nước Pháp. £ Vì Sin-lơ là một nhà văn có tác phẩm chống phát xít. 4. Lời đáp ở cuối truyện của ông cụ người Pháp có ngụ ý gì? £ Bảo cho tên phát xít biết nhà văn Sin-lơ có một tác phẩm tên là những tên cướp. £ Bảo cho tên phát xít biết bọn chúng là những kẻ không chịu đọc sách. £ Coi bọn phát xít là bọn cướp. 5. Từ nào dưới đây có tiếng “hợp” có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi,nào đó? £ Hợp lí. £ Hợp pháp. £ Hợp nhất. 6. Trong câu “Ruồi đậu mâm xôi đậu” từ nào là đồng âm? £ Mâm. £ Đậu. £ Ruồi ĐỀ 11 Dựa vào nội dung bài đọc “NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Sự việc nào cho thấy A-ri-ôn là người rất say mê ca hát? £ Nhảy xuống biển trong lúc đang hát đoạn say mê nhất. £ Xin được hát bài hát mình thích trước khi chết. £ Tham gia cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin. 2. Vì sao A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? £ Vì đoàn thủy thủ cướp hết tặng vật và đòi giết ông. £ Vì ông có khả năng vượt mọi hiểm nguy trên biển cả. £ Vì ông biết đã có đàn cá heo cứu mình. 3. Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? £ Bọn cướp say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. £ Một đàn cá heo đã bơi đến, say sưa thưởng thức tiếng hát. £ Bọn cướp đã tha chết cho nghệ sĩ A-ri-ôn. 4. Ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng.Điều này có ý nghĩa gì? £ Để ghi lại hình ảnh ngộ nghĩnh của cá heo. £ Để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá heo thông minh. £ Để ghi lại hình ảnh con người săn sóc cá heo. 5. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? £ Những chiếc tàu vào cảng ăn than. £ Cả nhà tôi cùng ăn cơm tối rất đầm ấm. £ Bố tôi lội ruộng nhiiều nên bị nước ăn chân. 6. Từ “mắt”trong câu “Qủa na mở mắt”mang nét nghĩa gì? £ Nghĩa gốc. £ Nghĩa chuyển. ĐỀ 12 Dựa vào nội dung bài đọc “KỲ DIỆU RỪNG XANH”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? £ Một thành phố nấm, một lâu đài kiến trúc tân kỳ. £ Một người khổng lồ đi lạc vào vương quốc người tí hon. £ Cả hai ý trên đều đúng. 2. Điền vào chỗ trống câu văn miêu tả muông thú trong rừng? 3. Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? £ Làm cho cảnh rừng thêm sống động, đầy bất ngờ. £ Làm cho rừng đẹp thêm vì sắc màu phong phú của muông thú. £ Cả hai ý trên đều đúng. 4. Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? £ Vì lá úa vàng như cảnh mùa thu ..sắc nắng cũng rực vàng. £ Vì mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng. £ Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu tục ngữ nào không có từ chỉ sự vật trong thiên nhiên? £ Nước chảy đá mòn. £ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. £ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 6. Từ “đường”trong câu văn nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? £ Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. £ Công an xã tìm ra đường dây ma túy lớn. £ Ngoài đường, mọi người qua lại nhộn nhịp. ĐỀ 13 Dựa vào nội dung bài đọc “CÁI GÌ QUÝ NHẤT”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Theo Hùng, cái quý nhất trên đời là gì? £ Vàng. £ Lúa gạo. £ Thì giờ. 2. Theo Nam, cái quý nhất trên đời là gì? £ Thì giờ. £ Lúa gạo. £ Vàng. 3. Câu nói: “Thì giờ là vàng” câu này có nghĩa gì? £ Thì giờ rất đáng quý. £ Thì giờ chính là vàng bạc. £ Thì giờ và vàng bạc là một. 4. Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? £ Vì người lao động làm ra lúa gạo. £ Vì người lao động làm ra tất cả, nếu không thì không có gì hết. £ Vì người lao động làm ra vàng thì sẽ giàu sang, sung sướng. 5. Tác giả viết câu chuyện trên để làm gì? £ Để mọi người biết tôn trọng và yêu quý thì giờ. £ Để mọi người biết tôn trọng và yêu quý vàng, lúa gạo. £ Để mọi người biết tôn trọng và yêu quý người lao động. 6. Từ “tớ” trong câu “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo” là: £ Đại từ dùng để xưng hô. £ Đại từ dùng để thay thế. ĐỀ 14 Dựa vào nội dung bài đọc “ĐẤT CÀ MAU”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Bài văn trên tả cảnh ở đâu? £ Ở Đồng Tháp. £ Ở Cà Mau. £ Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. 2. Mưa ở Cà Mau có gì khác thường? £ Mưa rất to, đến rất đột ngột, một hồi rồi tạnh hẳn. £ Mưa vừa nhưng rất lâu. £ Cả hai ý trên đều đúng. 3. Vì sao cây cối ở Cà Mau mọc thành chòm, rễ phải dài và cắm sâu vào lòng đất? £ Vì đất ở Cà Mau rất dẻo. £ Vì mùa nắng đất ở Cà Mau nứt nẻ chân chìm. £ Vì đất ở Cà Mau phập phều và lắm gió, dông làm cho cây dễ đổ. 4. Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào? £ Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. £ Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước. £ Cả hai ý trên đều đúng. 5. Từ “vậy” trong các câu “Tôi rất thích đọc sách, em gái tôi cũng vậy”là: £ Đại từ dùng để xưng hô. £ Đại từ dùng để thay thế. 6. Tìm đại từ được dùng trong bài ca dao sau: Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò £ Mày, ông. £ Mày, cò. £ Mày, cái vạc. ĐỀ 15 Dựa vào nội dung bài đọc “CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ”,chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì? £ Để hóng gió. £ Để nghe ông rủ rỉ giảng về từng lòai cây. £ Để ngắm cảnh. 2. Trên ban công nhà bé Thu có những loài cây nào? a. £ Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn độ. b. £ Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa ti-gôn, cây đa Ấn độ. c. £ Cây quỳnh, cây hoa ti-gôn, cây hoa mai, cây đa Ấn độ. 3. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? £ Vì bé Thu muốn chỉ cho Hằng biết một lòai chim đẹp. £ Vì bé Thu cho rằng nơi có chim đến là vườn. £ Vì bé Thu muốn nói rằng ban công có chim về đầu tức là vườn rồi. 4. Em hiểu câu “Đất lành chim đậu” là thế nào? £ Nơi có thiên nhiên tươi tốt sẽ có chim về đậu, làm tổ. £ Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có người đến làm ăn, sinh sống. £ Cả hai ý trên đều đúng. 5. Đại từ “tôi”trong câu “Tôi đồng ý với mọi người rồi” thuộc ngôi thứ mấy? £ Ngôi thứ nhất (chỉ người nói). £ Ngôi thứ hai (chỉ người nghe). £ Ngôi thứ ba (chỉ người được nhắc tới). 6. Từ nào là quan hệ từ trong câu “Ông ơi, đúng là có chú chim bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!”? £ Là. £ Nữa. £ Và. ĐỀ 16 Dựa vào nội dung bài đọc “TIẾNG VỌNG”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Cái chết của con chim sẻ nhỏ đáng thương như thế nào? £ Chết trong đêm có bão. £ Xác chết lạnh ngắt, bị mèo tha đi. £ Để lại những quả trứng trong tổ đang ấp dở. £ Cả 3 câu đều đúng. 2. Trong bài thơ, chim sẻ được nhân hóa bằng cách nào? £ Dùng những động từ chỉ hành động của con người để kể, để tả về chim sẻ. £ Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của con người để miêu tả chim sẻ. £ Dùng đại từ chỉ người để chỉ chim sẻ. 3. Những hình ảnh nào về chim sẻ đã để lại sự day dứt cho tác giả? £ Xác chim sẻ lạnh ngắt bị mèo tha đi. £ Tiếng đập cánh cầu cứu của chim bên cánh cửa. £ Cả 2 câu b và c đều đúng. 4. Bài thơ muốn nói với ta điều gì? £ Con chim sẻ thật đáng thương. £ Con người phải biết ân hận. £ Con người cần hành động để bảo vệ loài chim, bảo vệ thiên nhiên. 5. Cặp quan hệ từ “vì.nên”trong câu “Vì mọi người tích cực bảo vệ lòai chim nên nhà em sáng nào cũng có tiếng chim hót” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? £ Biểu hiện quan hệ điều kiện – kết quả. £ Biểu hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. £ Biểu thị quan hệ tương phản. 6. Cặp quan hệ từ “Tuy.nhưng”trong câu “Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Hải vẫn luôn học giỏi” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? £ Biểu thị quan hệ tương phản. £ Biểu hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. £ Biểu hiện quan hệ điều kiện – kết quả. ĐỀ 17 Dựa vào nội dung bài đọc “MÙA THẢO QUẢ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Theo bài văn, cây thảo quả mọc ở vùng nào? £ Ở vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Bắc. £ Ở vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Trung. £ Ở vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Nam. 2. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? £ Cành lá mọc sum suê. £ Hương thơm ngây ngất kì lạ. £ Hoa nở khắp nơi. 3. Tác giả dùng mấy hình ảnh so sánh để tả thảo quả? £ 1 hình ảnh. £ 2 hình ảnh. £ 3 hình ảnh. 4. Tác giả đã dùng biện pháp gì khi tả hương thơm của thảo quả vào mùa thảo quả chín? £ Biện pháp so sánh. £ Biện pháp nhân hóa. £ Biện pháp điệp từ ngữ. 5. Quan hệ từ “nhưng”trong câu “Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu voi ra khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? £ Biểu thị quan hệ tương phản. £ Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả. £ Biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả. 6. Từ nào là từ quan hệ trong câu “Thảo quả như những đốm lửa hồng”? £ Thảo. £ Như. £ Đốm. ĐỀ 18 Dựa vào nội dung bài đọc “NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON”,chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện được điều gì? £ Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất. £ Phát hiện khoảng hơn chục cây to đã bị chặt và tiếng người bàn bạc. £ Cả hai ý trên đều đúng. 2. Điền vào chỗ trống những việc làm thông minh và dũng cảm của bạn nhỏ? 3. Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? £ Vì bạn nhỏ làm giúp ba công việc gác rừng. £ Vì bạn nhỏ cho rằng việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi công dân. £ Cả hai ý trên đều đúng. 4. Em học tập ở bạn nhỏ điều gì? £ Phải thông minh và dũng cảm khi đối phó với bọn xấu. £ Phải biết coi trọng bản thân hơn việc bảo vệ rừng. £ Cả hai ý trên đều đúng. 5. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? £ Vì hạnh phúc con người. £ Hãy giữ lấy màu xanh. £ Con người với thiên nhiên. 6. Cặp quan hệ từ “không nhữngmà còn.”trong câu “không những học giỏi mà Lan còn hoàn thành tốt công tác của đội” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? £ Biểu thị quan hệ tăng tiến. £ Biểu thị quan hệ tương phản. £ Biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả. ĐỀ 19 Dựa vào nội dung bài đọc “TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN”,chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Rừng ngập mặn được trồng ở vùng nào? £ Vùng ven biển. £ Vùng đồng bằng. £ Vùng núi Tây Nguyên. 2. Nguyên nhân nào phần rừng ngập mặn bị mất đi? £ Chiến tranh tàn phá. £ Qúa trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm. £ Cả hai ý trên đều đúng. 3. Viết vào chỗ trống câu văn trong bài hậu quả của việc phá rừng ngập mặn. 4. Tác dụng của rừng ngập mặn đối với nhân dân các tỉnh ven biển? £ Không bị xói lở khi có bão lớn, lượng hải sản tăng nhiều. £ Cua giống phát triển nhanh, đủ cung cấp cho nhu cầu địa phương và các vùng lân cận, chim nước phong phú hơn trước. £ Cả hai ý trên đều đúng. 5. Hành động nào là phá hoại môi trường? Trồng rừng. Chặt phá rừng. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Cặp quan hệ từ: “Nếu.thì”trong câu “Nếu bố mẹ cho phép thì con sẽ học thêm vi tính” £ Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả. £ Biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả. £ Biểu thị quan hệ tăng tiến. ĐỀ 20 Dựa vào nội dung bài đọc “CHUỖI NGỌC LAM”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để làm gì? £ Để đeo vào ngày lễ Nô-en. £ Để tặng chị mình vào ngày lễ Nô-en. £ Để tặng mẹ mình vào ngày lễ Nô-en. 2. Vì sao pi-e lại bán chuỗi ngọc lam cho cô bé mặc dù số tiền không đủ? £ Vì anh cảm động trước tấm lòng của cô bé. £ Vì anh cho cô bé khất nợ sẽ trả sau. £ Vì anh muốn bán cho xong để đóng cửa tiệm. £ Vì đó là chuỗi ngọc lam giả nên giá rẻ. 3. Em nghĩ gì về hành động của cô bé? Em bé là thật thà, không gian dối. Em bé là người dũng cảm, không ngại nguy hiểm. Em bé là người nhân hậu, biết yêu thương người khác. 4. Câu chuyện thuộc chủ đề nào? £ Con người với thiên nhiên. £ Vì hạnh phúc con người. £ Cánh chim hòa bình. 5. Trong câu: “Cháu đã đập con lợn đất đấy!” từ nào là động từ £ Đã. £ Đập. £ Đất. 6. Từ “cháu”trong câu “cháu là Gioan”là: £ Đại từ làm chủ ngữ. £ Danh từ làm chủ ngữ. £ Danh từ làm vị ngữ. ĐỀ 21 Dựa vào nội dung bài đọc “HẠT GẠO LÀNG TA”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Đọc khổ thơ 1, em thấy hạt gạo chứa những gì quý giá của làng quê? £ Vị phù sa của sông kinh thầy, có hương sen thơm. £ Lời mẹ hát về cuộc sống có vị ngọt bùi, đắng cay. £ Cả hai ý trên đều đúng. 2. Điền vào chỗ trống những chi tiết trong bài nói lên nỗi vất vả của người nông dân: 3. Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”? £ Vì hạt gạo có màu óng ánh như vàng. £ Vì hạt gạo chứa đựng công sức lao động vất vả của bà con nông dân và nuôi sống con người. £ Vì hạt gạo được làm bằng vàng. 4. Bài thơ trên thuộc chủ đề nào? £ Vì hạnh phúc con người. £ Cánh chim hòa bình. £ Việt Nam – Tổ quốc em. 5. Câu “Mẹ em xuống cấy.”thuộc kiểu câu gì? £ Câu cầu khiến. £ Câu kể. £ Câu cảm. 6. Đâu là chủ ngữ trong câu “Những trưa tháng sáu, nước như ai nấu ”? £ Như ai nấu. £ Trưa tháng sáu. £ Nước. ĐỀ 22 Dựa vào nội dung bài đọc “VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? £ Giàn giáo tựa cái lồng che chở, bác thợ còn huơ huơ cái bay? £ Trụ bê trông nhú lên như một mầm cây. £ Cả hai ý trên đều đúng. 2. Bài thơ trên có mấy hình ảnh so sánh? £ 4 hình ảnh. £ 5 hình ảnh. £ 6 hình ảnh. 3. Câu “Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vửa nồng hăng” tác giả đã nhân hóa ngôi nhà bằng cách nào? £ Dùng một từ vốn chỉ họat động của con người để tả về ngôi nha. £ Dùng một từ vốn chỉ đặc điểm của con người để tả về ngôi nhà. £ Dùng một từ vốn tả người để tả về ngôi nhà. 4. Trong bài thơ có mấy hình ảnh nhân hóa? £ 4 hình ảnh. £ 5 hình ảnh. £ 6 hình ảnh. 5. Bài thơ thuộc chủ đề nào? £ Con người với thiên nhiên. £ Vì hạnh phúc con người. £ Cánh chim hòa bình. 6. Từ “qua” trong câu “chúng em qua ngôi nhà xây dở” thuộc từ loại nào? £ Quan hệ từ. £ Danh từ. £ Động từ. ĐỀ 23 Dựa vào nội dung bài đọc “THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lăn

File đính kèm:

  • doc52_bai_trac_nghiem_tap_doc_sgk_lop_5.doc