Phần I: (5 điểm)
Lí Công Uẩn là vị vua anh minh, là người có công khai mở một triều đại trong lịch sử Đại Việt. Trong Chiếu dời đô, ông viết:
“ Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
(Theo SGK Ngữ văn 8 - Tập 2 NXBGD Việt Nam 2016)
Câu 1(1,5 điểm )
a. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác văn bản Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn.
b. Giải thích từ thắng địa, trọng yếu.
Câu 2 (1,5điểm)
a.Xác định nội dung của đoạn văn trên.
b.Xét về mục đích nói câu văn cuối ở đoạn trích trên thuộc kiểu câu gì? Cho biết hành động nói của câu văn ấy.
9 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- MÔN NGỮ VĂN 8
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Năm học: 2018-2019
Thời gian làm bài: 90 phút
I/ Mục tiêu:
A/ Kiến thức:
1. Văn bản:
* Văn bản nghị luận: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ.
* Văn bản thơ: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng.
2. Tiếng Việt: Câu chia theo đặc điểm hình thức chức năng; Giải nghĩa từ.
3 Tập làm văn: Nghị luận văn học
B/ Kĩ năng:
+ Kĩ năng xác định nội dung đoạn văn, giải nghĩa từ, xác định kiểu câu.
+ Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội - Liên hệ.
+ Kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh
C/ Thái độ:
Tự giác, trung thực trong kiểm tra, thi cử.
II. MA TRẬN ĐỀ
PHẦN
CÁC MỨC ĐỘ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG
TỔNG ĐIỂM
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn bản
Hoàn cảnh sáng tác
1.
0,5đ
( 5 % )
Nội dung
đoạn văn
1.
0,5đ
( 5 %)
Liên hệ trách nhiệm của HS từ VB
1.
2đ
( 20 %)
3.0đ
Tiếng Việt
-Xác định kiểu câu .
1.
0,5đ
( 5%)
-Giải nghĩa từ
1
1.0đ
(10%)
-Xác định hành động nói.
1.
0,5đ
(5 %)
2.0đ
Tạo
lập văn bản
-Viết bài văn nghị luận văn học1.
5,0đ
( 50%)
5.0đ
TỔNG
ĐIỂM
1,0đ
2,0 đ
5,0 đ
2,0đ
10đ
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN 8
Đề 1 Năm học: 2018 -2019
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I: (5 điểm)
Lí Công Uẩn là vị vua anh minh, là người có công khai mở một triều đại trong lịch sử Đại Việt. Trong Chiếu dời đô, ông viết:
“ Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
(Theo SGK Ngữ văn 8 - Tập 2 NXBGD Việt Nam 2016)
Câu 1(1,5 điểm )
a. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác văn bản Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn.
b. Giải thích từ thắng địa, trọng yếu.
Câu 2 (1,5điểm)
a.Xác định nội dung của đoạn văn trên.
b.Xét về mục đích nói câu văn cuối ở đoạn trích trên thuộc kiểu câu gì? Cho biết hành động nói của câu văn ấy.
Câu 3 (2 điểm)
Đại La xưa, Hà Nội nay đã được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa Bình” vào năm 1999. Là học sinh Thủ đô, em suy nghĩ gì về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy danh hiệu đáng tự hào này ? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 7 -> 8 câu.
Phần II: Tập làm văn (5 điểm)
Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.
Dựa vào bài thơ “ Ngắm trăng”, em hãy làm sáng tỏ nội dung trên.
-----------------------------------Chúc các em làm bài tốt !------------------------------
BGH duyệt Tổ trưởng duyệt Người ra đề
Lê Thị Hồng Thái Dương Thị Ngạn Vũ Thị Thu Hà
UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG KIỂM TRA HỌC KÌ II- MÔN NGỮ VĂN8
Đề 1 Năm học: 2018 -2019
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I: 5 điểm
Câu 1: 1,5 điểm
a. Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (sau đổi thành Thăng Long - Hà Nội ngày nay), đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, bắt đầu một thời kỳ phát triển mới của dân tộc. Nhân dịp này, Lí Công Uẩn đã viết Chiếu dời đô để thông báo rộng rãi quyết định dời đô của mình cho toàn thể dân chúng được biết. (0,5 đ)
b. Giải thích trọng yếu, thắng địa
- Thắng địa: Vùng đất có phong cảnh và địa thế đẹp (0,5 đ)
- Trọng yếu: Hết sức quan trọng có tính chất cơ bản mấu chốt (0,5 đ)
Câu 2: 1,5 điểm
a.Nội dung của đoạn văn: Nêu những thuận lợi của địa thế thành Đại La và khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô. 0,5đ
b. Kiểu câu trần thuật 0,5đ
- Hành động trình bày nhằm khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để đóng đô.0,5đ
Câu 3: 2 điểm
*Hình thức (0,5 đ)
- Đoạn văn nghị luận; diễn đạt lưu loát các câu có liên kết.
*Nội dung (1,5 đ)
Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng các ý cần có:
- Vẻ đẹp của Hà Nội: Một thủ đô có bề dày lịch sử, có chiều sâu văn hóa (sự thân thiện, hiếu khách, cổ kính, thanh lịch...). (0,5 đ)
- Vai trò trách nhiệm của học sinh: Góp phần giữ vững, làm đẹp thêm danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” bằng những việc làm thiết thực như:
+ Học tập để có tri thức mai sau xây dựng Hà Nội; (0,25 đ)
+ Tuyên truyền để nhiều người hiểu và có trách nhiệm với danh hiệu này; (0,25 đ)
+ Giữ gìn môi trường sống, cảnh quan Hà Nội; (0,25 đ)
+ Ứng xử thanh lịch văn minh... (0,25 đ)
Phần II:Tập làm văn (5 điểm)
A Yêu cầu chung:
1 Hình thức:
- Đúng dạng bài văn nghị luận về văn học.
- Bố cục rõ các phần.
- Diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
2 Nội dung: Làm rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác
1 Mở bài: Giới thiệu vấn đề NL: (0,5 đ).
- Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê
- Phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm.
Thân bài: Chứng minh nội dung vấn đề (4 đ)
* Tình yêu thiên nhiên (2 đ)
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác 0,5 đ
- Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với trăng 1 đ
- NT: Bài thơ tứ tuyệt, kết hợp kể và tả, điệp từ, màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại.. 0,5 đ
* Phong thái ung dung (2 đ)
- Phong thái ung dung thanh thản giữa chốn ngục tù 0,5 đ
- Một tinh thần thép vượt lên khó khăn, gian khổ, một tâm hồn tự do hướng tới thiên nhiên. 1 đ
- NT: Nghệ thuật đối, nhân hóa 0,5 đ
3. Kết bài: 0,5đ
Tình yêu trăng,yêu thiên nhiên sâu sắc, phong thái ung dung của Bác (0,5 đ)
C. Cho điểm:
Điểm 5: Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Sử dụng hợp lý các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, không mắc lỗi diễn đạt dùng từ.
Điểm 4: Bài viết đạt các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, có thể mắc một số lỗi nhưng không làm ảnh hưởng nội dung của bài.
Điểm 2,5: Bài đúng yêu cầu thể loại nhưng nội dung sơ sài, một số ý chưa rõ. Mắc một số lỗi về diễn đạt dùng từ hoặc bố cục chưa thật rõ ràng
Điểm 1: Bài viết chưa đạt yêu cầu sơ sài, mắc nhiều lỗi, chưa hoàn thiện, diễn đạt kém .
Điểm 0: Bài viết không làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề.
Lưu ý:
+Giáo viên có thể căn cứ vào bài làm của học sinh để cho các mức điểm còn lại trong bài TLV.
+ Điểm toàn bài là điểm cộng của các phần.
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN 8
Đề 2 Năm học: 2018 -2019
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I: 5 điểm;
Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Trong bài “ Hịch tướng sĩ”, ông có viết:
“... Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?...”
(Theo SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2 NXB GD Việt Nam 2016)
Câu 1 (1,5 điểm)
a.Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của văn bản “ Hịch tướng sĩ”.
b. Giải thích từ “thái ấp” và “gia thanh”.
Câu 2 (1,5 điểm)
a.Xác định nội dung của đoạn văn trên.
b. Xét về mục đích nói câu 1 ở đoạn trích trên thuộc kiểu câu gì? Cho biết hành động nói của câu văn ấy.
Câu 3 (2 điểm)
Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Viết một đoạn văn (khoảng 7-> 8 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.
Phần II: Tập làm văn (5điểm)
“Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ tứ tuyệt hàm súc, chỉ có hai tám chữ thôi mà khắc họa được khá đầy đủ cuộc sống tinh thần và vật chất của Hồ Chí Minh trong những ngày mới về nước để xây dựng cơ sở cách mạng.
Dựa vào bài thơ Tức cảnh Pác Bó, em hãy làm sáng tỏ nội dung trên.
=============Chúc các em làm bài tốt=============
BGH duyệt Tổ trưởng duyệt Người ra đề
Lê Thị Hồng Thái Dương Thị Ngạn Vũ Thị Thu Hà
UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 8
Đề 2 Năm học: 2018 -2019
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I: 5 điểm
Câu 1: (1,5 điểm)
a.Hoàn cảnh ra đời: Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 2 (1285) nhằm mục đích khích lệ, kêu gọi tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của tướng sĩ nhà Trần khuyên họ ra sức học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính ông biên soạn. (0,5 đ)
b. Giải thích từ:
- Thái ấp: Phần đất vua phong cho quý tộc; (0,5 đ)
- Gia thanh: Tiếng tăm của ông cha để lại (0,5 đ)
Câu 2: (1,5 điểm)
a. Nội dung đoạn trích:
Tác giả chỉ ra hậu quả nếu giặc ngoại bang xâm lược. (0,5 đ)
b.Câu văn (1) trong đoạn trích:
- Kiểu câu trần thuật; (0,5 đ)
- Hành động trình bày nhằm phê phán thói hưởng lạc của tướng sĩ. (0,5 đ)
Câu 3: 2 điểm
* Hình thức (0,5 đ)
- Đoạn văn nghị luận; diễn đạt lưu loát các câu có liên kết.
* Nội dung (1,5 đ)
Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng các ý cần có:
- Từ tư tưởng của Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch tướng sĩ ta có thể thấy rằng không thể làm nên điều gì lớn lao nếu không có khát vọng. Và ước mơ sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu không hành động... (0,5 đ)
- Nêu ước mơ cá nhân và cả những dự định thực hiện... (0,5 đ)
- Từ ước mơ ta có thể thấy được trách nhiệm của mỗi người đối với cá nhân cũng như đối với xã hội... (0,5 đ)
Phần II:Tập làm văn (5 điểm)
A Yêu cầu chung:
1 Hình thức:
- Đúng dạng bài văn nghị luận về văn học.
- Bố cục rõ các phần.
- Diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
2 Nội dung: Làm rõ cuộc sống vật chất thiếu thốn của Bác khi sống và làm việc ở Pác Bó; phong thái ung dung tự tại, vui với cuộc sống gian khổ, thiếu thốn, say mê làm việc, lạc quan của Bác
B Yêu cầu cụ thể:
1 Mở bài: 0,5đ
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác).
- Nội dung nghị luận: cuộc sống của Bác thời kỳ hoạt động cách mạng ở Pác Bó
2 Thân bài: 4đ
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Tháng 2 năm 1941 Bác về Pác Bó, chọn nơi này làm điểm hoạt động. Bác sống trong điều kiện vô cùng gian khổ, thiếu thốn (0,5 đ)
- Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó (3 câu thơ đầu) (2 đ)
+ Cảnh sinh hoạt (thời gian, không gian, nơi ở, bữa ăn); ( 1 đ)
+ Cảnh làm việc: Điều kiện làm việc hết sức khó khăn, công việc rất quan trọng (dịch sử Đảng) ( 1 đ)
=> Lối sống giản dị nề nếp, vui với cuộc sống gian khổ, thiếu thốn; say mê với công việc
NT: Đối (0,5 đ)
- Phong thái ung dung, lạc quan của Bác (1 đ)
+ Người cảm thấy vui với cuộc sống ở Pác Bó vì Người được sống giữa quê hương, được cống hiến hết mình cho dân tộc (0,25 đ)
+ Chữ “sang” là nhãn tự của bài thơ (0,25 đ)
=>NT: Giọng điệu đùa vui dí dỏm, ngôn ngữ giản dị dễ hiểu(0,5 đ)
3. Kết bài: 0,5đ
Tức cảnh Pác Bó là bài thơ giản dị mộc mạc thể hiện lối sống cao đẹp, phẩm chất cách mạng sáng ngời trong con người Bác 0,5 đ
C. Cho điểm:
Điểm 5: Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Sử dụng hợp lý các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, không mắc lỗi diễn đạt dùng từ.
Điểm 4: Bài viết đạt các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, có thể mắc một số lỗi nhưng không làm ảnh hưởng nội dung của bài.
Điểm 2,5: Bài đúng yêu cầu thể loại nhưng nội dung sơ sài, một số ý chưa rõ. Mắc một số lỗi về diễn đạt dùng từ hoặc bố cục chưa thật rõ ràng
Điểm 1: Bài viết chưa đạt yêu cầu sơ sài, mắc nhiều lỗi, chưa hoàn thiện, diễn đạt kém .
Điểm 0: Bài viết không làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề..
Lưu ý:
+Giáo viên có thể căn cứ vào bài làm của học sinh để cho các mức điểm còn lại trong bài TLV.
+ Điểm toàn bài là điểm cộng của các phần.
File đính kèm:
- 2_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019.docx