2 Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Phần I: 5 điểm

 Dưới đây là những câu thơ trích trong bài Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh:

 Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

 Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

 Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

 Gian nan chi kể việc con con.

Câu 1 (1 điểm)

a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

b. Trong hai câu thơ cuối, tác giả nói tới hình ảnh “ những kẻ vá trời”. Em hiểu hình ảnh này như thế nào?

Câu 2 (3 điểm)

 Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 8 đến 10 câu, làm rõ ý chí sắt đá, tinh thần kiên trung, nghị lực phi thường của người anh hùng trong cảnh tù đầy, Trong đoạn văn có dùng một câu ghép. (Chú thích rõ)

Câu 3 (1 điểm)

 Đọc xong bài thơ Đập đá ở côn Lôn, độc giả vô cùng ngưỡng mộ trước ý chí kiên cường vượt qua gian khổ, hiểm nguy của người tù yêu nước. Vậy theo em, thế hệ học sinh chúng ta hôm nay cần làm gì để có thể vượt qua những khó khăn, vất vả trên con đường học tập và rèn luyện của mình. (Yêu cầu trình bày khoảng 5->6 câu).

 

docx7 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Năm học: 2018-2019 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 12/12/2018 I/ Mục tiêu: A/ Kiến thức: 1. Văn bản: + Đập đá Côn Lôn + Chiếc lá cuối cùng 2. Tiếng Việt: + Câu ghép + Phép tu từ. 3 Tập làm văn: Kể chuyện sáng tạo (Nhập vai nhân vật) B/ Kĩ năng: + Kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng cảm thụ hình ảnh thơ. + Kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ văn học, tích hợp kiến thức TV + Kĩ năng liên hệ, vận dụng cao. + Kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh. II/ Ma trận đề: PHẦN NỘI DUNG CÁC MỨC ĐỘ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TỔNG ĐIỂM Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL Văn bản Viết đoạn văn cảm thụ (Tích hợp TV và TLV) 3đ 4đ Liên hệ, vận dụng từ văn bản 1đ Tiếng Việt Nhận diện và vận dụng về phép tu từ và câu ghép. 0,5đ 0,5đ 1đ Tập làm văn Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh câu chuyện. 0.5đ Thân bài Nhập vai nhân vật để kể lại truyện “ Chiếc lá cuối cùng” 4,0đ Kết bài Kết thúc sự việc, suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuộc sống về tình yêu thương của con người. 0,5đ TỔNG ĐIỂM 10đ UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN 8 Đề 01 Năm học: 2018 -2019 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 12/12/2018 Phần I: 5 điểm Dưới đây là những câu thơ trích trong bài Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. ( Ngữ văn 8- Tập I) Câu 1(1điểm ) a. Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ . b. Trong hai câu thơ sau, tác giả đã sử dụng các động từ mạnh “ xách búa, đánh tan, ra tay, đập bể”. Cho biết tác dụng của các động từ ấy trong việc diễn tả nội dung ý nghĩa của câu thơ. Câu 2 (3điểm) Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 8 đến 10 câu, làm rõ tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng của người chí sĩ yêu nước trong cảnh tù đầy.Trong đoạn văn có dùng một câu ghép (Chú thích rõ). Câu 3 (1 điểm) Đọc xong bài thơ Đập đá ở côn Lôn, độc giả vô cùng xúc động và cảm phục trước tấm lòng yêu nước của người tù cách mạng. Vậy theo em, thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cần làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước.(Yêu cầu trình bày khoảng 5->6 câu). Phần II: Tập làm văn (5điểm) “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri đã khiến người đọc chúng ta xúc động nghẹn ngào trước tình yêu thương và sự hi sinh âm thầm của những người họa sĩ nghèo nước Mỹ. Em hãy nhập vai nhân vật Giôn-xi để kể lại nội dung câu chuyện . *Yêu cầu: Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. -----------------------------------Chúc các em làm bài tốt!------------------------------ BGH duyệt Tổ trưởng duyệt Nhóm trưởng(người ra đề) Lê Thị Hồng Thái Dương Thị Ngạn Nguyễn Thị Thương Huyền UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 8 Đề 1 Năm học: 2018 -2019 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 12/12/2018 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: 5 điểm Câu 1: 1,0 điểm Nêu được hoàn cảnh sáng tác 0,5đ Các động từ: “Xách búa”, “ đánh tan”, “ra tay”, “đập bể” Tác dụng : Làm nổi bật sức mạnh của con người: Khí thế hiên ngang lừng lẫy như bước vào một trận chiến đấu với sức mạnh thần kì..... (0,5đ) Câu 2: Viết đoạn văn: 3,0 điểm + Hình thức: 0,5đ - Đoạn văn diễn dịch - Dung lượng: 8->10 câu, các câu liên kết + Nội dung: 2,0 đ Tư thế hiên ngang, khí phách bất khuất của người tù. Học sinh trình bày theo các cách khác nhau, song phải đảm bảo được một số ý sau đây: Phan Châu Trinh mượn hình ảnh người tù đập đá và công việc đập đá để thể hiện vẻ đẹp hào hùng, bản lĩnh của người tù, người sĩ phu yêu nước. Họ không hề nhỏ bé cô độc... (0,75đ) Tư thế hiên ngang đầy tự chủ, sẵn sàng đương đầu và vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm. Họ như bức tượng sừng sững, uy nghi với khí phách hiên ngang, lẫm liệt...(0,75đ) NT: Hình ảnh tượng trưng, lối nói khoa trương, động từ.. (0,5đ) + Kiến thức TV: 0,5đ Sử dụng đúng một câu ghép và chú thích chính xác (H/s không chú thích câu ghép , G/v không cho điểm) Câu 3: Liên hệ (1đ) + Hình thức trình bày: đoạn văn ngắn khoảng 5->6 câu + Nội dung: Học sinh hiểu và có thể trình bày vấn đề theo các cách khác nhau, song cần thể hiện rõ nội dung: Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước + Một số gợi ý: - Yêu quê hương, đất nước; có tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc - Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế hội nhập toàn cầu, thế hệ trẻ chúng ta phải: + Tích cực học tập, trau dồi tri thức, + Rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị hành trang tốt nhất góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Phê phán, lên án những hành vi làm tổn hại đất nước. ...... Phần II:Tập làm văn (5 điểm) A Yêu cầu chung: 1 Hình thức: - Đúng thể loại bài văn tự sự, kể theo ngôi thứ nhất, chọn thứ tự kể phù hợp, có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, giữa các phần có sự liên kết. - Diễn đạt lưu loát, không sai các lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp thông thường. 2 Nội dung: Nhập vai nhân vật Giôn-xi để kể lại truyện “ Chiếc lá cuối cùng” B Yêu cầu cụ thể: 1 Mở bài: 0,5đ Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh câu chuyện. Thân bài: 4đ Học sinh có thể chọn thứ tự kể khác nhau song cần chú ý các sự việc được kể theo điểm nhìn của nhân vật Giôn-xi và đảm bảo một số ý sau: Giôn-xi và Xiu đều là những họa sĩ nghèo, rất đam mê nghệ thuật. Vào mùa đông giá lạnh, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, khiến cô chán nản, tuyệt vọng và tự gắn cuộc đời mình với chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân. Giôn-xi bị bệnh, Xiu đã hết lòng chăm sóc, động viên, an ủi . Biết những suy nghĩ tiêu cực của Giôn xi, cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ “chiếc lá cuối cùng” trong đêm đông bão tuyết, sẵn sàng hi sinh để dành lại sự sống cho Giôn-xi. ( Lưu ý: Khi kể học sinh biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lý, tưởng tượng sáng tạo theo cách của riêng mình làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn) 3. Kết bài: 0,5đ Kết thúc sự việc, suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuộc sống về tình yêu thương của con người, suy nghĩ về giá trị của nghệ thuật chân chính. C. Cho điểm: Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát không mắc các lỗi sai thông thường (dùng từ, đặt câu, chính tả), chuyện kể hấp dẫn, tự nhiên , sinh động. Điểm 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, có thể mắc một số lỗi nhưng không làm ảnh hưởng nội dung của bài. Điểm 2,5: Bài viết đạt 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt chưa thật tốt; hoặc bài viết đủ ý nhưng còn sơ sài; bố cục bài viết chưa thật cân đối. Điểm 1: Bài viết chưa đạt các yêu cầu trên, nội dung quá sơ sài, còn mắc nhiều lỗi trong cách dùng từ và diễn đạt . Điểm 0: Bài viết không làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề. Lưu ý: +Giáo viên có thể căn cứ vào bài làm của học sinh để cho các mức điểm còn lại trong bài TLV. + Điểm toàn bài là điểm cộng của các phần. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN 8 Đề 02 Năm học: 2018 -2019 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 12/12/2018 Phần I: 5 điểm Dưới đây là những câu thơ trích trong bài Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh: Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con. Câu 1 (1 điểm) Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Trong hai câu thơ cuối, tác giả nói tới hình ảnh “ những kẻ vá trời”. Em hiểu hình ảnh này như thế nào? Câu 2 (3 điểm) Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 8 đến 10 câu, làm rõ ý chí sắt đá, tinh thần kiên trung, nghị lực phi thường của người anh hùng trong cảnh tù đầy, Trong đoạn văn có dùng một câu ghép. (Chú thích rõ) Câu 3 (1 điểm) Đọc xong bài thơ Đập đá ở côn Lôn, độc giả vô cùng ngưỡng mộ trước ý chí kiên cường vượt qua gian khổ, hiểm nguy của người tù yêu nước. Vậy theo em, thế hệ học sinh chúng ta hôm nay cần làm gì để có thể vượt qua những khó khăn, vất vả trên con đường học tập và rèn luyện của mình. (Yêu cầu trình bày khoảng 5->6 câu). Phần II: Tập làm văn (5điểm) Truyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri là bài ca cảm động, giàu chất nhân văn ca ngợi tình người ấm áp, bao la, vô tận của những người họa sĩ nghèo nước Mĩ. Em hãy nhập vai nhân vật Xiu để kể lại câu chuyện trên. Yêu cầu: Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. =============Chúc các em làm bài tốt!=============== BGH duyệt Tổ trưởng duyệt Nhóm trưởng(người ra đề) Lê Thị Hồng Thái Dương Thị Ngạn Nguyễn Thị Thương Huyền UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 8 Đề 2 Năm học: 2018 -2019 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 12/12/2018 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: 5 điểm Câu 1: a.Nêu được hoàn cảnh sáng tác: 0,5đ b. Hình ảnh thơ: “ những kẻ vá trời” : 0,5đ Người tù cách mạng được ví ngang với những người anh hùng trong huyền thoại thời mở nước (0,25đ) Ca ngợi tầm vóc lớn lao, phi thường của người chí sĩ yêu nước.(0,25đ) Câu 2: Viết đoạn văn( 3 điểm) + Hình thức: 0,5đ - Đoạn văn diễn dịch - Dung lượng: 8->10 câu, các câu liên kết + Nội dung: 2,0đ Ý chí sắt đá, tinh thần kiên trung, nghị lực phi thường. Học sinh trình bày theo các cách khác nhau, song phải đảm bảo được một số ý sau đây: Khẩu khí ngang tàng của người anh hùng, không chịu khuất phục hoàn cảnh, kiên định trước mọi thử thách, nguy hiểm, giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son.(0,75đ). Sức mạnh phi thường: dời non, lấp bể, sẵn sàng cống hiến tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc (0,75đ) (Hình ảnh thơ đối lập, mang tính ước lệ, gợi sự liên tưởng ; khẩu khí ngang tàng, lối nói khoa trương) 0,5đ + Kiến thức TV: 0,5đ Sử dụng đúng một câu ghép và chú thích chính xác (H/s không chú thích câu ghép , G/v không cho điểm) Câu 3: Liên hệ (1đ) + Hình thức trình bày: đoạn văn ngắn khoảng 5->6 câu + Nội dung: Học sinh hiểu và có thể trình bày vấn đề theo các cách khác nhau, song cần thể hiện rõ nội dung: Học sinh hôm nay cần phải làm gì để vượt qua gian khổ, vất vả trên con đường học tập và rèn luyện. + Một số gợi ý: - Không được nản chí, bi quan, phải có niềm tin vì mọi vấn đề dù khó khăn vất vả đến máy đều tìm được cách giải quyết. - Phải có ý chí, nghị lực, có bản lĩnh vượt qua những khó khăn, vất vả những thử thách đang gặp phải. - Học tập những tấm gương về người có ý chí và nghị lực trong cuộc sống. - Tích cực học tập, rèn luyện về thể chất, trí tuệ, tinh thần để có thể tự tin giải quyết mọi vướng mắc trên con đường học tập và rèn luyện của bản thân. Phần II:Tập làm văn (5 điểm) A Yêu cầu chung: 1 Hình thức: - Đúng thể loại bài văn tự sự, kể theo ngôi thứ nhất, chọn thứ tự kể phù hợp, có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, giữa các phần có sự liên kết. - Diễn đạt lưu loát, không sai các lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp thông thường. 2 Nội dung: Nhập vai nhân vật Xiu để kể lại truyện “ Chiếc lá cuối cùng” B Yêu cầu cụ thể: Nôi dung câu chuyện được kể dưới điểm nhìn của nhân vật Xiu. 1 Mở bài: 0,5đ Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh câu chuyện. 2 Thân bài: 4đ Học sinh có thể chọn thứ tự kể khác nhau song cần chú ý các sự việc được kể theo điểm nhìn của nhân vật Xiu và đảm bảo một số ý sau: Xiu và Giôn-xi đều là những họa sĩ nghèo, rất đam mê nghệ thuật. Vào mùa đông giá lạnh, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, khiến cô chán nản, tuyệt vọng và tự gắn cuộc đời mình với chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân. Thấy bạn như vậy, Xiu đã hết lòng chăm sóc, động viên, an ủi Giôn –xi. Biết những suy nghĩ tiêu cực của Giôn xi, cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ “chiếc lá cuối cùng” sẵn sàng hi sinh để dành lại sự sống cho Giôn-xi. ( Lưu ý: Khi kể học sinh biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lý, tưởng tượng sáng tạo theo cách của riêng mình làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn) 3. Kết bài: 0,5đ Kết thúc sự việc, suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuộc sống về tình yêu thương của con người, suy nghĩ về giá trị của nghệ thuật chân chính. C. Cho điểm: Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát không mắc các lỗi sai thông thường (dùng từ, đặt câu, chính tả), chuyện kể hấp dẫn, tự nhiên , sinh động. Điểm 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, có thể mắc một số lỗi nhưng không làm ảnh hưởng nội dung của bài. Điểm 2,5: Bài viết đạt 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt chưa thật tốt; hoặc bài viết đủ ý nhưng còn sơ sài; bố cục bài viết chưa thật cân đối. Điểm 1: Bài viết chưa đạt các yêu cầu trên, nội dung quá sơ sài, còn mắc nhiều lỗi trong cách dùng từ và diễn đạt . Điểm 0: Bài viết không làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề. Lưu ý: +Giáo viên có thể căn cứ vào bài làm của học sinh để cho các mức điểm còn lại trong bài TLV. + Điểm toàn bài là điểm cộng của các phần.

File đính kèm:

  • docx2_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_t.docx