I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau, trả lời bằng cách ghi lại chữ cái đầu dòng và nội dung phương án đúng vào giấy kiểm tra.
“ Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay mặt đi, lấy nón che. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
(Ngữ văn 8 – Tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả?
A. Trong lòng mẹ ( Trích “ Những ngày thơ ấu” ) - Nguyên Hồng. B. Tức nước vỡ bờ ( Trích “ Tắt đèn”) - Ngô Tất Tố.
C. Lão Hạc - Nam Cao D. Tôi đi học - Thanh Tịnh.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên?
A. Bà cô kể xấu về mẹ bé Hồng. B. Sự căm tức của bé Hồng.
C. Nỗi đau đớn của bé Hồng. D. Nỗi đau đớn, căm giận trước những
cổ tục đã đầy đọa người mẹ đáng thương của bé Hồng.
8 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
-----------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC 2017-2018
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: ....................................
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về văn học, tiếng Việt, tập làm văn.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, ghi nhớ kiến thức và viết thành bài văn tự sự.
3. Thái độ: Học sinh làm bài nghiêm túc.
4. Phát triển năng lực: Phát triển ngôn ngữ, năng lực tự giải quyết vấn đề.
II. MA TRẬN
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Xác định tên văn bản – tác giả của đoạn trích
1
0,5
1
0,5
Xác nội dung chính của đoạn trích
1
0,5
1
0,5
Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích
1
0,5
1
0,5
Xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép
1
0,5
1
0,5
Ý nghĩa nhan đề
1
1,5
1
1,5
Chỉ rõ và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ.
1
0,5
1
1
2
1,5
Viết bài văn tự sự thay lời nhân vật kể lại đoạn trích
1
5
1
5
Tổng số câu(ý)
Tổng điểm
Tỉ lệ %
4
2
2
2
1
1
1
5
8
10
20%
20%
10%
50%
100%
III. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM ( Đính kèm)
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Đề 1
-----------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC 2017-2018
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: .........................................
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau, trả lời bằng cách ghi lại chữ cái đầu dòng và nội dung phương án đúng vào giấy kiểm tra.
“ Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay mặt đi, lấy nón che. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
(Ngữ văn 8 – Tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả?
A. Trong lòng mẹ ( Trích “ Những ngày thơ ấu” ) - Nguyên Hồng.
B. Tức nước vỡ bờ ( Trích “ Tắt đèn”) - Ngô Tất Tố.
C. Lão Hạc - Nam Cao
D. Tôi đi học - Thanh Tịnh.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên?
A. Bà cô kể xấu về mẹ bé Hồng.
B. Sự căm tức của bé Hồng.
C. Nỗi đau đớn của bé Hồng.
D. Nỗi đau đớn, căm giận trước những
cổ tục đã đầy đọa người mẹ đáng thương của bé Hồng.
Câu 3: Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là:
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 4: Chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép sau: “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng”
A. Điều kiện - giả thiết
B. Nối tiếp
C. Giải thích
D. Nguyên nhân - kết quả
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1 (1.5 điểm): Nêu ý nghĩa nhan đề: “ Tức nước vỡ bờ”
Câu 2 (1.5 điểm): Chỉ rõ và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“ Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
Câu 3 ( 5 điểm)
Thay lời nhân vật chị Dậu để kể lại đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”
( Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Đề 1)
NGỮ VĂN 8
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu có nhiều lựa chọn đúng nếu thiếu hoặc thừa đáp án không tính điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
A,D
A,B,C
B
II. TỰ LUẬN( 6 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
Ý nghĩa nhan đề “ Tức nước vỡ bờ”
- Nhan đề được cấu tạo bởi một câu thành ngữ hoàn chỉnh.
- Kinh nghiệm dân gian được đúc kết trong câu thành ngữ “ Tức nước vỡ bờ” giống với tình thế, hoàn cảnh và cách hành động của chị Dậu: Đã đến lúc không chịu đựng nổi, phải vùng lên, phản kháng lại bọn địa chủ phong kiến. Phản ánh chân lí, quy luật: “ Tức nước sẽ vỡ bờ” ,
“ Có áp bức có đấu tranh” (1 đ)
- Nhan đề thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản. (0.5 đ)
Câu 2: ( 1.5 điểm)
- Chỉ rõ: Biện pháp tu từ nói quá “ Đánh tan năm bảy đống; đập bể mấy trăm hòn” (0.5đ)
- Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh hình ảnh người tù cách mạng với tư thế ngạo nghễ, khí phách ngang tàng, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời với sức mạnh phi thường.(1 đ)
Câu 3: ( 5 điểm)
* Yêu cầu:
1. Thể loại: Tự sự
2. Nội dung: ( 3 điểm)
A. Mở bài: (0.5 điểm)
- Nêu tình huống“ Tôi” ( Chị Dậu) xuất hiện.
B. Thân bài: ( 2 điểm)
- Diễn biến câu chuyện, trình tự các sự việc:
+ Quan tâm chăm sóc chồng ( Anh Dậu)
+ Van xin tên cai lệ, người nhà Lý trưởng.
+ Cãi lý
+ Hành động phản kháng quật ngã hai tên tay sai.
C. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và suy nghĩ về hành động của “ Tôi”(0.5 điểm).
3. Hình thức: ( 2 điểm)
- Bố cục: Đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Trình bày các phần, các đoạn có sự liên kết với nhau.
- Diễn đạt: Dùng từ, viết từ, câu đúng chính tả, ngữ pháp.
* Biểu điểm:
1. Điểm giỏi: Đạt tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội
dung.
2. Điểm khá: Đạt các yêu cầu, nội dung chưa sâu, còn mắc lỗi diễn đạt.
3. Điểm trung bình: Đạt ½ yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội
dung.
4. Điểm dưới trung bình: Chưa đạt ½ yêu cầu, diễn đạt kém làm ảnh hưởng đến nội dung.
BGH duyệt
Tổ nhóm chuyên môn
Người ra đề
Tạ Thanh Hương
Vũ Kim Tuyến
Ngô Thúy Loan
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Đề 2
-----------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC 2017-2018
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: .........................................
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau, trả lời bằng cách ghi lại chữ cái đầu dòng và nội dung phương án đúng vào giấy kiểm tra.
“ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
(Ngữ văn 8 – Tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả?
A. Trong lòng mẹ ( Trích “ Những ngày thơ ấu” ) - Nguyên Hồng
B. Tôi đi học - Thanh Tịnh
C. Lão Hạc - Nam Cao
D. Tức nước vỡ bờ ( Trích “ Tắt đèn” ) - Ngô Tất Tố.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên?
A. Tâm trạng của nhân vật “ Tôi” khi đứng trước sân trường.
B. Tâm trạng của nhân vật “ Tôi” khi cùng mẹ tới trường.
C. Tâm trạng của nhân vật “ Tôi” khi ngồi trong lớp học.
D. Tâm trạng của nhân vật “ Tôi” khi hồi tưởng về ngày đầu tiên đến trường.
Câu 3: Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là:
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 4: Chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép sau: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
A. Điều kiện - giả thiết
B. Nối tiếp
C. Giải thích
D. Nguyên nhân - kết quả
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1 (1.5 điểm): Nêu ý nghĩa nhan đề: “ Lão Hạc”
Câu 2 (1.5 điểm): Chỉ rõ và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:
“ Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son”
Câu 3 ( 5 điểm)
Thay lời nhân vật ông giáo để kể lại chuyện lão Hạc sang nhờ việc ông giáo: Trông coi mảnh vườn, gửi tiền lo hộ ma chay cho mình và chứng kiến cái chết của lão trong tác phẩm
“ Lão Hạc” ( Nam Cao).
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Đề 2)
NGỮ VĂN 8
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu có nhiều lựa chọn đúng nếu thiếu hoặc thừa đáp án không tính điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
A,B,C
C
II. TỰ LUẬN( 6 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
Ý nghĩa nhan đề “ Lão Hạc”
- Nhấn mạnh nhân vật chính, số phận và cuộc đời của lão Hạc: (0,5 điểm)
+ Diễn biến câu chuyện xoay quanh cuộc đời lão Hạc.
+ “ Lão” chỉ tuổi già
+ “ Hạc” gợi liên tưởng đến dáng người gầy gò, mảnh mai, yếu ớt.
- “ Hạc” theo quan niệm xưa chỉ loài chim hạc - tượng trưng cho sự trường thọ. Nhưng Nam Cao đặt tên cho nhân vật của mình “ Lão Hạc” cho thấy sự đối lập, tương phản: Cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh và đoản thọ của lão Hạc. à Phản ánh chế độ nửa Phong kiến nửa Thực dân đày đọa người nông dân đến bước đường cùng. (1 điểm)
Câu 2: ( 1.5 điểm)
- Chỉ rõ: Biện pháp đối lập: “ Tháng ngày /Thân sành sỏi” với “ Mưa nắng/ Dạ sắt son”(0.5đ)
- Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh gian khổ không phải một sớm một chiều mà dài dặc qua nhiều năm tháng với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng” ( 1 đ)
Câu 3: ( 5 điểm)
* Yêu cầu:
1. Thể loại: Tự sự
2. Nội dung: ( 3 điểm)
A. Mở bài: (0.5 điểm)
- Nêu tình huống“ Tôi” ( Ông giáo) xuất hiện.
B. Thân bài: ( 2 điểm)
- Diễn biến câu chuyện, trình tự các sự việc:
+ Lão Hạc sang nhờ việc.
+ Chứng kiến cái chết đầy đau đớn, dữ dội của lão Hạc.
C. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và suy nghĩ về số phận của lão Hạc (0.5 đ).
3. Hình thức: ( 2 điểm)
- Bố cục: Đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Trình bày các phần, các đoạn có sự liên kết với nhau.
- Diễn đạt: Dùng từ, viết từ, câu đúng chính tả, ngữ pháp.
* Biểu điểm:
1. Điểm giỏi: Đạt tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội
dung.
2. Điểm khá: Đạt các yêu cầu, nội dung chưa sâu, còn mắc lỗi diễn đạt.
3. Điểm trung bình: Đạt ½ yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội
dung.
4. Điểm dưới trung bình: Chưa đạt ½ yêu cầu, diễn đạt kém làm ảnh hưởng đến nội dung.
BGH duyệt
Tổ nhóm chuyên môn
Người ra đề
Tạ Thanh Hương
Trương Tuyết
Đinh Thị Huế
File đính kèm:
- 2_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_t.docx