Phần I: ( 5 điểm)
Cho khổ thơ sau:
“ Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục. cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.”
Câu 1 (1 điểm): Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?
Câu 2 (2 điểm): Trong khổ thơ trên:
- Tìm 1 từ Hán Việt. Từ “ Bàn chân” thuộc loại từ nào?
- Tìm từ đồng nghĩa với từ “ Tuổi thơ”, từ trái nghĩa với từ “ Xa”.
Câu 3 (2 điểm): Trong khổ thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ trên?
Phần II: ( 5 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
5 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Đề số 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học: 2018- 2019
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:13/12/2018
Phần I: ( 5 điểm)
Cho khổ thơ sau:
“ Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ...”
Câu 1 (1 điểm): Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?
Câu 2 (2 điểm): Trong khổ thơ trên:
- Tìm 1 từ Hán Việt. Từ “ Bàn chân” thuộc loại từ nào?
- Tìm từ đồng nghĩa với từ “ Tuổi thơ”, từ trái nghĩa với từ “ Xa”.
Câu 3 (2 điểm): Trong khổ thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ trên?
Phần II: ( 5 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
.................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học: 2018- 2019
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:13/12/2018
Phần I: ( 5 điểm)
Cho khổ thơ sau:
“.....Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
Câu 1 (1 điểm): Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?
Câu 2 (2 điểm): Trong khổ thơ trên:
- Tìm 1 từ Hán Việt. Từ “Xóm làng” thuộc loại từ nào?
- Tìm từ đồng nghĩa với từ “ Tuổi thơ”, từ trái nghĩa với từ “Yêu”.
Câu 3 (2 điểm): Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ trên?
Phần II: ( 5 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ I (đề 1)
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I
5 điểm
Câu 1
- Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “ Tiếng gà trưa”
- Tác giả: Xuân Quỳnh
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 2
- Từ Hán Việt: Hành quân
- Từ “ Bàn chân”: Từ ghép chính phụ
- Từ đồng nghĩa với từ “ Tuổi thơ”: Thơ ấu
- Từ trái nghĩa với từ “ Xa”: Gần
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
- Chỉ ra biện pháp tu từ điệp từ: " Nghe " 3 lần
- Tác dụng biện pháp tu từ: Nhấn mạnh âm thanh tiếng gà trưa giúp xua tan cái nắng trưa hè gay gắt, xoa dịu sự mệt mỏi và làm thức tỉnh tâm hồn, gọi về tuổi thơ của người chiến sĩ.
0,5 điểm
1,5 điểm
Phần II
5 điểm
a, Yêu cầu
- Hình thức:
+ Đúng dạng bài văn biểu cảm
+ Bố cục rõ ràng: Có tách đoạn ở phần thân bài.
+ Viết đúng chính tả, viết câu, diễn đạt đúng.
+ Câu văn, đoạn văn liên kết.
- Nội dung:
+ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm xúc chung về bài thơ
+ Thân bài:
* Thích thú về cảnh thiên nhiên trong bài thơ.
* Xúc động vì biết thêm tình cảm cao đẹp trong tâm hồn Bác: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của Bác.
* Cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ: Điệp ngữ, nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên.
* Khâm phục tài năng của một nhà thơ.
+ Kết bài: Khẳng định sức sống bài thơ trong lòng thế hệ bạn đọc.
0,5 điểm
1 điểm
1,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
b, Biểu điểm
- Điểm giỏi: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, có thể đôi chỗ diễn đạt còn vụng hoặc sai sót nhỏ về chữ viết nhưng không ảnh hưởng đến nội dung.
- Điểm khá: Bài làm đạt yêu cầu về văn biểu cảm, có một vài chi tiết chưa thật tiêu biểu những vẫn làm nổi bật được nội dung.
- Điểm trung bình: Đạt 1/2 yêu cầu trên, về nội dung có thể còn sơ sài nhưng trình tự nêu cảm nghĩ phải hợp lý, diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường.
- Điểm yếu: Bài làm chưa đạt yêu cầu, nội dung nghèo nàn, diễn đạt kém.
BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề
Tạ Thanh Hương Ngô Thúy Loan Nguyễn Thanh Hà
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ I (đề 2)
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I
5 điểm
Câu 1
- Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “ Tiếng gà trưa”.
- Tác giả: Xuân Quỳnh.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
0,25 điểm 0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 2
- Từ Hán Việt: Tổ quốc
- Từ “Xóm làng”: Từ ghép đẳng lập
- Từ đồng nghĩa với từ “ Tuổi thơ”: Thơ ấu
- Từ trái nghĩa với từ “ Yêu”: Ghét
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
- Chỉ ra biện pháp tu từ : Điệp ngữ " Vì " 4 lần
- Tác dụng biện pháp tu từ: Nhấn mạnh nguyên nhân, mục đích chiến đấu cho độc lập, tự do của đất nước cũng là cuộc chiến đấu để giữ gìn những giá trị và tình cảm tốt đẹp, bình dị của con người.
0,5 điểm
1,5 điểm
Phần II
5 điểm
a, Yêu cầu
- Hình thức:
+ Đúng dạng bài văn biểu cảm
+ Bố cục rõ ràng: Có tách đoạn ở phần thân bài.
+ Viết đúng chính tả, viết câu, diễn đạt đúng.
+ Câu văn, đoạn văn liên kết.
- Nội dung:
+ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm xúc chung về bài thơ
+ Thân bài:
* Thích thú về cảnh thiên nhiên trong bài thơ.
* Xúc động vì biết thêm tình cảm cao đẹp trong tâm hồn Bác: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của Bác.
* Cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ: Điệp ngữ, nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên.
* Khâm phục tài năng của một nhà thơ.
+ Kết bài: Khẳng định sức sống bài thơ trong lòng thế hệ bạn đọc.
0,5 điểm
1 điểm
1,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
b, Biểu điểm
- Điểm giỏi: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, có thể đôi chỗ diễn đạt còn vụng hoặc sai sót nhỏ về chữ viết nhưng không ảnh hưởng đến nội dung.
- Điểm khá: Bài làm đạt yêu cầu về văn biểu cảm, có một vài chi tiết chưa thật tiêu biểu những vẫn làm nổi bật được nội dung.
- Điểm trung bình: Đạt 1/2 yêu cầu trên, về nội dung có thể còn sơ sài nhưng trình tự nêu cảm nghĩ phải hợp lý, diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường.
- Điểm yếu: Bài làm chưa đạt yêu cầu, nội dung nghèo nàn, diễn đạt kém.
BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề
Tạ Thanh Hương Nguyễn Thanh Hà Ngô Thúy Loan
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học: 2018- 2019
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:13/12/2018
I Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm vững toàn bộ nội dung và nghệ thuật của các văn bản,
nghĩa của từ, loại từ, các biện pháp tu từ, thể loại văn biểu cảm đã học.
2. Kĩ năng:
- Học sinh rèn kỹ năng phát hiện, phân loại, nêu tác dụng biện pháp tu từ
- Học sinh rèn kỹ năng viết một bài văn nêu cảm nhận về một tác phẩm văn học.
3. Thái độ: Học sinh nghiêm túc làm bài, yêu quý và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
4. Phát triển năng lực: Tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, thẩm mỹ...
II Ma trận:
Møc ®é
Néi dung
BiÕt
HiÓu
Vận dụng
Tæng
TN
TL
TN
TL
Vận dụng
Vận dụng cao
Tác giả
1
0,25
1
0,25
Tác phẩm
1
0,25
1
0,25
Hoàn cảnh sáng tác
1
0,5
1
0,5
Từ Hán Việt
1
0,5
1
0,5
Từ đồng nghĩa
1
0,5
1
0,5
Từ trái nghĩa
1
0,5
1
0,5
Loại từ
1
0,5
1
0,5
Biện pháp tu từ điệp ngữ
1
0,5
1
0,5
Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ
1
1,5
1
1,5
Cảm nhận về một tác phẩm văn học
1
5
1
5
Tæng sè c©u
Tæng sè ®iÓm
3
1
5
2,5
1
1,5
1
5
10
10
Phần trăm
35%
65%
100%
III. Đề và đáp án biểu điểm ( kèm theo)
File đính kèm:
- 2_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2019_t.doc