I Trắc nghiệm ( 2 điểm)
Đọc đoạn văn sau, trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái và nội dung phương án đúng vào giấy kiểm tra:
" Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội, là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng".
( Ngữ văn 7 - tập một)
1. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Minh Hương C. Thạch Lam
B. Xuân Quỳnh D. Vũ Bằng.
2. Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự C. Nghị luận
B. Miêu tả D. Biểu cảm.
3. Ý nào đúng với nhận xét về bức tranh đất Bắc trong câu văn trên?
A. Mơ màng, giàu sức sống, hiện đại.
B. Thơ mộng, u buồn, cổ xưa.
C. Thơ mộng, cổ xưa, vui nhộn.
D. Cổ xưa, thơ mộng, đầy sức sống.
5 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Đề 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học 2017- 2018
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:.............................
I Trắc nghiệm ( 2 điểm)
Đọc đoạn văn sau, trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái và nội dung phương án đúng vào giấy kiểm tra:
" Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội, là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng".
( Ngữ văn 7 - tập một)
1. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Minh Hương C. Thạch Lam
B. Xuân Quỳnh D. Vũ Bằng.
2. Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự C. Nghị luận
B. Miêu tả D. Biểu cảm.
3. Ý nào đúng với nhận xét về bức tranh đất Bắc trong câu văn trên?
A. Mơ màng, giàu sức sống, hiện đại.
B. Thơ mộng, u buồn, cổ xưa.
C. Thơ mộng, cổ xưa, vui nhộn.
D. Cổ xưa, thơ mộng, đầy sức sống.
4. Các từ " riêu riêu" " lành lạnh" " xa xa" là:
A. Từ ghép C. Từ láy
B. Từ láy toàn bộ D. Từ ghép chính phụ.
II Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Xác định, phân loại và nêu tác dụng của điệp ngữ trong câu sau:
" Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công"
(Hồ Chí Minh)
Câu 2: (2 điểm)
a. Chép chính xác khổ thơ cuối bài thơ " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh.
b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ cuối?
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?.
Câu 3: (5 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ I
I Trắc nghiệm: ( 2 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 đ (chọn thừa hoặc thiếu đáp án không cho điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
B
D
C-B
II Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm)
- Xác định điệp ngữ: Đoàn kết, thành công: điệp ngữ nối tiếp ( 0,5 điểm)
- Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh tinh thần đoàn kết của nhân dân ta càng giữ vững thì sự
thành công càng cao (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
a, Chép chính xác khổ cuối bài thơ : ( 1 điểm)
b, - Chỉ ra biện pháp tu từ : Điệp ngữ " Vì " 4 lần : (0,5 điểm)
- Tác dụng biện pháp tu từ: Nhấn mạnh nguyên nhân, mục đích chiến đấu của người
chiến sĩ cho độc lập, tự do của đất nước cũng là cuộc chiến đấu để giữ gìn những giá
trị và tình cảm tốt đẹp, bình dị của con người. (0,5 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
a. Yêu cầu
- Hình thức:
+ Đúng dạng bài văn biểu cảm.
+ Bố cục rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài, có tách đoạn ở phần thân bài.
+ Viết đúng chính tả.
+ Câu văn có sự liên kết với nhau.
- Nội dung:
+ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm xúc chung về bài thơ ( 0,5 điểm)
+ Thân bài: ( 4 điểm)
* Thích thú về cảnh thiên nhiên trong bài thơ. (1,5 điểm)
* Xúc động vì biết thêm tình cảm cao đẹp trong tâm hồn Bác: tinh thần lạc
quan, phong thái ung dung, tự tại của Bác. (1,5 điểm)
* Khâm phục tài năng của một nhà thơ. (1 điểm)
+ Kết bài: Khẳng định sức sống bài thơ trong lòng thế hệ bạn đọc.( 0,5 điểm)
b. Biểu điểm
- Điểm giỏi: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, có thể đôi chỗ diễn đạt còn vụng hoặc
sai sót nhỏ về chữ viết nhưng không ảnh hưởng đến nội dung.
- Điểm khá: Bài làm đạt yêu cầu về văn biểu cảm, có một vài chi tiết chưa
thật tiêu biểu những vẫn làm nổi bật được nội dung.
- Điểm trung bình: Đạt 1/2 yêu cầu trên, về nội dung có thể còn sơ sài nhưng
trình tự nêu cảm nghĩ phải hợp lý, diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá
nhiều lỗi thông thường.
- Điểm yếu: Bài làm chưa đạt yêu cầu, nội dung nghèo nàn, diễn đạt kém.
BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học: 2017- 2018
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:.............................
I Trắc nghiệm: ( 2 điểm)
Đọc đoạn văn sau, trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái và nội dung phương án đúng vào giấy kiểm tra:
" Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời."....
( Ngữ văn 7 - tập một)
1. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Minh Hương C. Thạch Lam
B. Xuân Quỳnh D. Vũ Bằng.
2. Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự C. Nghị luận
B. Miêu tả D. Biểu cảm.
3. Đoạn văn trên, ta cảm nhận được hạt thóc nếp để làm ra cốm có vẻ đẹp của những yếu tố nào?
A. Màu sắc, hương vị, hình khối.
B. Màu sắc, hương vị, sự thanh sạch.
C. Sự lớn lên, sự thanh sạch, màu sắc.
D. Hương vị, màu sắc, sự lớn lên.
4. Từ " trong sạch" là:
A. Từ láy C. Từ ghép
B. Từ ghép chính phụ D. Từ ghép đẳng lập.
II Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Xác định, phân loại và nêu tác dụng của điệp ngữ trong câu sau:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình"
(Tố Hữu)
Câu 2: (2 điểm)
a. Chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh.
b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ đầu?
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?.
Câu 3: (5 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ I (Đề 2)
I Trắc nghiệm: ( 2 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 đ (chọn thừa hoặc thiếu đáp án không cho điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
D
D
C-D
II Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm)
- Xác định điệp ngữ: "nhớ": điệp ngữ cách quãng( 0,5 điểm)
- Tác dụng: nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi
núi rừng Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu.
Câu 2: (2 điểm)
a, Chép chính xác khổ đầu bài thơ : ( 1 điểm)
b, - Chỉ ra biện pháp tu từ : Điệp ngữ " Nghe " 3 lần : (0,5 điểm)
- Tác dụng biện pháp tu từ: Nhấn mạnh âm thanh tiếng gà trưa giúp xua tan cái nắng
trưa hè gay gắt, xoa dịu sự mệt mỏi và làm thức tỉnh tâm hồn, gọi về tuổi thơ của người
chiến sĩ .(0,5 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
a, Yêu cầu
- Hình thức:
+ Đúng dạng bài văn biểu cảm
+ Bố cục rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài, có tách đoạn ở phần thân bài.
+ Viết đúng chính tả.
+ Câu văn có sự liên kết với nhau.
- Nội dung:
+ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm xúc chung về bài thơ.(0,5 điểm)
+ Thân bài: (4 điểm)
* Thích thú về cảnh thiên nhiên trong bài thơ.( 1,5 điểm)
* Xúc động vì biết thêm tình cảm cao đẹp trong tâm hồn Bác: lo lắng cho vận
mệnh của đất nước. (1,5 điểm)
* Khâm phục tài năng của một nhà thơ. (1điểm)
+ Kết bài: Khẳng định sức sống bài thơ trong lòng thế hệ bạn đọc.(0,5 điểm)
b, Biểu điểm
- Điểm giỏi: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, có thể đôi chỗ diễn đạt còn vụng hoặc
sai sót nhỏ về chữ viết nhưng không ảnh hưởng đến nội dung.
- Điểm khá: Bài làm đạt yêu cầu về văn biểu cảm, có một vài chi tiết chưa
thật tiêu biểu những vẫn làm nổi bật được nội dung.
- Điểm trung bình: Đạt 1/2 yêu cầu trên, về nội dung có thể còn sơ sài nhưng
trình tự nêu cảm nghĩ phải hợp lý, diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá
nhiều lỗi thông thường.
- Điểm yếu: Bài làm chưa đạt yêu cầu, nội dung nghèo nàn, diễn đạt kém.
BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Năm học 2017- 2018
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:.............................
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững toàn bộ nội dung và nghệ thuật của các văn bản, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, thể loại văn biểu cảm đã học.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng phát hiện, phân loại, nêu tác dụng và viết thành một bài văn nêu cảm nhận về một tác phẩm nào đó.
- Thái độ: Học sinh nghiêm túc làm bài.
- Phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
II. Ma trận:
Mức độ
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
X¸c ®Þnh tác giả
1
0,5
1
0,5
X¸c ®Þnh phương thức biểu đạt
1
0,5
1
0,5
Chỉ ra nội dung chính của đoạn văn
1
0,5
1
0,5
Xác định từ
1
0,5
1
1
Xác đinh, phân loại và nêu tác dụng điệp ngữ trong một câu cụ thể.
1
1
1
1
Chép chính xác một đoạn trích tác phẩm văn học
1
1
1
1
Tìm biện pháp tu từ. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó
1
1
1
1
Viết bài văn nêu cảm nhận về một tác phẩm văn học
1
5
1
5
Tổng số câu (ý)
Tổng số điểm
2
1
1
1
2
1
2
1
1
5
8
10
Tỉ lệ
10%
10%
10%
20%
50%
100%
III. ĐỀ BÀI: Đính kèm
IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Đính kèm
File đính kèm:
- 2_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_t.doc