PHẦN I: (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào ”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 3 : Tìm và nêu tác dụng của các từ láy trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn trên.
Câu 4: Đặt câu với một trong các từ láy vừa tìm được, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu vừa đặt.
PHẦN II: (5 điểm)
Cảm nghĩ về người thân trong gia đình(ông, bà, mẹ )
7 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN 7
Tuần 9-Tiết 35+36
Năm học: 2020-2021
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày làm bài:...... /11/2020
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố lại các đơn vị kiến thức đã học:
- Văn bản: Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê
- Tiếng Việt: Từ láy, câu
- Tập làm văn: Văn biểu cảm
2. Kĩ năng: Tổng hợp, ghi nhớ kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức làm các dạng bài tập và viết bài văn cảm thụ.
3. Thái độ:
- Học sinh làm bài nghiêm túc
- Yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
4. Phát triển năng lực: Năng lực cảm thụ, thẩm mĩ, năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
II Ma trận:
Mức độ
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
I. Văn bản
Tác giả
Tác phẩm
Phương thức biểu đạt
Nêu tên tác phẩm, tác giả và phương thức biểu đạt
Số điểm
Số câu
Tỉ lệ
2 câu
1,0 đ
10%
2 câu
1,0 đ
10%
II. Tiếng Việt
Từ láy
Chỉ ra từ láy
Nêu tác dụng nghệ thuật của từ láy
Số điểm
Số câu
Tỉ lệ
½ câu
1,0 đ
10%
½ câu
1,5 đ
15%
1 câu
2,5 đ
25%
Câu
Xác định kiểu câu
Đặt câu và phân tích ngữ pháp câu
Số điểm
Số câu
Tỉ lệ
½ câu
0,5 đ
5%
½ câu
1,0 đ
10%
1 câu
1,5 đ
15%
III. Tập làm văn
Văn biểu cảm
Cảm nghĩ về người thân (bạn thân)
Số điểm
Số câu
Tỉ lệ
1 câu
5,0 đ
50%
1 câu
5,0 đ
50%
Tổng câu
Tổng điểm
2,5 câu
1,5 đ
0,5 câu
1,0 đ
1 câu
2,5 đ
1 câu
5,0 đ
5 câu
10 đ
Tỉ lệ
15%
10%
25%
50%
100%
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
ĐỀ 01
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN 7
Tuần 9-Tiết 35+36
Năm học: 2020-2021
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày làm bài:...... /11/2020
PHẦN I: (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào ”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 3 : Tìm và nêu tác dụng của các từ láy trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn trên.
Câu 4: Đặt câu với một trong các từ láy vừa tìm được, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu vừa đặt.
PHẦN II: (5 điểm)
Cảm nghĩ về người thân trong gia đình(ông, bà, mẹ)
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
ĐỀ 02
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN 7
Tuần 9-Tiết 35+36
Năm học: 2020-2021
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày làm bài:...... /11/2020
PHẦN I: (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
...Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.Tôi phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 3 : Tìm và nêu tác dụng của các từ láy trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn trên.
Câu 4: Đặt câu với một trong các từ láy vừa tìm được, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu vừa đặt.
PHẦN II: (5 điểm)
Cảm nghĩ về người bạn thân
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 01
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I
1
- Trích trong văn bản: Cổng trưởng mở ra
- Tác giả Lý Lan
0,5
0,5
2
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
0,5
3
- Từ láy: mãi mãi, nhẹ nhàng, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng.
(HS tìm được ít nhất 4 từ láy)
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, hồi hộp của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
+ Thể hiện tình cảm yêu thương con tha thiết của người mẹ
1,0
0,5
0,5
0,5
4
- Đặt 1 câu có từ láy vừa tìm được
- Phân tích đúng ngữ pháp
- Xác định đúng kiểu câu
0,5
0,25
0,25
Phần II
1. Hình thức: 1,5 điiểm
- Đúng dạng bài văn biểu cảm.
- Bố cục rõ: 3 phần.
- Các câu, đoạn văn có sự liên kết với nhau, viết đúng chính tả...
2. Nội dung: ( 3,5 điểm)
- Mở bài: Giới thiệu về người thân cần biểu cảm.
- Thân bài:
+ Cảm nghĩ của mình về một vài đặc điểm về ngoại hình của người thân
( chú ý các chi tiết : đôi mắt, bàn tay, mái tóc, nụ cười...)
+ Cảm nghĩ về đặc điểm tính cách, tâm trạng lúc vui, buồn, sống nội tâm ....
+ Đưa ra một số kỉ niệm gắn bó của em với người thân (kỉ niệm vui, buồn, đáng nhớ)
+ Ý nghĩa, tầm quan trọng của người thân đó đối với cuộc sống của em.
- Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
ĐỀ 02
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I
1
- Trích trong văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê
- Tác giả Khánh Hoài.
0,5
0,5
2
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
0,5
3
- Từ láy: bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi.
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Diễn tả tâm trạng đau khổ của bé Thủy khi phải chia búp bê...
+ Thể hiện tình cảm yêu thương anh tha thiết, không muốn rời xa.
1,0
0,5
0,5
0,5
4
- Đặt 1 câu có từ láy vừa tìm được
- Phân tích đúng ngữ pháp
- Xác định đúng kiểu câu
0,5
0,25
0,25
Phần II
1. Hình thức: 1,5 điiểm
- Đúng dạng bài văn biểu cảm.
- Bố cục rõ: 3 phần.
- Các câu, đoạn văn có sự liên kết với nhau, viết đúng chính tả...
2. Nội dung: ( 3,5 điểm)
- Mở bài: Giới thiệu về người bạn cần biểu cảm.
- Thân bài:
+ Cảm nghĩ của mình về một vài đặc điểm về ngoại hình của người bạn
( chú ý các chi tiết : đôi mắt, bàn tay, mái tóc, nụ cười...)
+ Cảm nghĩ về đặc điểm tính cách, tâm trạng lúc vui, buồn, sống nội tâm ....
+ Đưa ra một số kỉ niệm gắn bó giữa bản thân và bạn (kỉ niệm vui, buồn, đáng nhớ)
+ Ý nghĩa, tầm quan trọng của người bạn đó đối với bản thân và cuộc sống của em.
- Kết bài: Tình cảm của em đối với bạn.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra
Đinh Thị Huế
File đính kèm:
- 2_de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020.doc