2 Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1. Các vật liệu dưới đây vật liệu nào là kim loại :

 A. Nhựa B. Thép và gang C. Cao su và chất dẻo D. Gỗ

Câu 2. Mối ghép nào dưới đây là mối ghép động:

 A. Mối ghép bằng bulông B. Mối ghép bằng đinh vít

 C. Mối ghép ổ trục quạt D. Mối ghép bằng đinh tán

Câu 3. Các vật liệu dưới đây vật liệu nào là phi kim loại :

 A. Thép và gang B. Nhựa C. Đồng D. Nhôm

Câu 4. Có bao nhiêu phép chiếu ?

 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 5. Nhôm là vật liệu:

 A. Phi kim loại B. Kim loại màu C. Kim koại đen. D. Chất dẻo nhiệt rắn.

Câu 6. Dụng cụ kẹp chặt gồm:

 A. Mỏ lết, cờlê. B. Kìm, êtô. C. Kìm, tua vít. D. Êtô, tua vít.

Câu 7. Những mối ghép nào sau đây là mối ghép động?

 A. Mối ghép đinh tán, mối ghép trục. B. Mối ghép đinh vít, vít cấy.

 C. Mối ghép cầu, mối ghép bản lề. D. Mối ghép hàn, mối ghép bulông.

 

doc7 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã Đề 801 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn : Công nghệ 8 Năm học : 2020 - 2021 Thời gian : 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng trong mỗi câu dưới đây. Câu 1. Các vật liệu dưới đây vật liệu nào là kim loại : A. Nhựa B. Thép và gang C. Cao su và chất dẻo D. Gỗ Câu 2. Mối ghép nào dưới đây là mối ghép động: A. Mối ghép bằng bulông B. Mối ghép bằng đinh vít C. Mối ghép ổ trục quạt D. Mối ghép bằng đinh tán Câu 3. Các vật liệu dưới đây vật liệu nào là phi kim loại : A. Thép và gang B. Nhựa C. Đồng D. Nhôm Câu 4. Có bao nhiêu phép chiếu ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5. Nhôm là vật liệu: A. Phi kim loại B. Kim loại màu C. Kim koại đen. D. Chất dẻo nhiệt rắn. Câu 6. Dụng cụ kẹp chặt gồm: A. Mỏ lết, cờlê. B. Kìm, êtô. C. Kìm, tua vít. D. Êtô, tua vít. Câu 7. Những mối ghép nào sau đây là mối ghép động? A. Mối ghép đinh tán, mối ghép trục. B. Mối ghép đinh vít, vít cấy. C. Mối ghép cầu, mối ghép bản lề. D. Mối ghép hàn, mối ghép bulông. Câu 8. Tên gọi khác của ren trong là: A. Ren lỗ. B. Ren trục. C. Đỉnh ren. D. Chân ren Câu 9. Đối với ren bị che khuất, dùng nét đứt vẽ: A. Đường đỉnh ren. B. Đường chân ren C. Đường giới hạn ren. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 10. Tại sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật? A. Vì dựa vào bản vẽ kĩ thuật, người công nhân trao đổi thông tin với nhau B. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm C. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để lắp ráp sản phẩm D. Căn cứ để trao đổi thông tin, chế tạo sản phẩm, lắp ráp, kiểm tra sản phẩm. Câu 11. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống: “Khi quay ......... một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón” A. Hình tam giác vuông. B. Hình vuông C. Hình chữ nhật. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 12. Hình chiếu bằng của hình hộp chữ nhật có hình dạng: A. Hình vuông B. Hình lăng trụ C. Hình tam giác D. Hình chữ nhật II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1(1,5 điểm). Thế nào là mối ghép cố định? Cho ví dụ Câu 2(2,5 điểm). Chi tiết máy là gì? Nêu cách phân loại chi tiết máy. Hãy nêu các kiểu lắp ghép của chi tiết máy. Câu 3(3 điểm). Một hệ thống truyền động bằng xích. Biết đĩa xích có 40 răng, đĩa líp có 16 răng. Tính tỉ số truyền i ? Trong trường hợp này đĩa xích hay đĩa líp quay nhanh hơn? Vì sao? Trong cơ cấu truyền chuyển động xích, để đĩa ăn khớp được với xích cần đảm bảo yếu tố gì? -------Chúc các con làm bài tốt!------ TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIẺM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 8 Đề 801 NĂM 2020 – 2021 I.Trắc nghiệm:( 3 điểm ) Mỗi câu đúng 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C B C B B C A D D A D II. Tự luận : ( 7 điểm) Câu 1 :(1,5 điểm) - Khái niệm mối cố định: (1điểm) - Lấy đúng ví dụ: (0,5điểm) Câu 2(2,5điểm) : - Khái niệm chi tiết máy( 1đ) - Phân loại chi tiết máy (1đ) - Các kiểu lắp ghép của chi tiết máy: Mối ghép cố định và mối ghép động(0,5đ) Câu 3 : (3 điểm) - Tính được tỉ số truyền (2đ) - Giải thích: (0,5đ) Theo công thức trên ta có: n2=2,5n1 trong đó n2 là tốc độ quay của líp xe , n1 là tốc độ quay của đĩa xe, vậy líp xe đạp quay nhanh hơn đĩa xe đạp 2,5 lần. Để đĩa ăn khớp được với xích thì cỡ răng của đĩa và cỡ mắt của xích phải tương ứng(0,5đ) BGH Tổ trưởng GV ra đề Dương Phương Hảo Nguyễn Thúy Lệ Nguyễn Mai Hương UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã Đề 802 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn : Công nghệ 8 Năm học : 2020 - 2021 Thời gian : 45 phút I. TRẮC NGHIỆM .(3 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng trong mỗi câu dưới đây. Câu 1. Những mối ghép nào sau đây là mối ghép động? A. Mối ghép đinh tán, mối ghép trục. B. Mối ghép đinh vít, bu lông – đai ốc. C. Mối ghép hàn, mối ghép bulông. D. Mối ghép cầu, mối ghép bản lề. Câu 2. Các vật liệu dưới đây vật liệu nào là phi kim loại : A. Thép và gang B. Đồng C. Nhôm D. Nhựa Câu 3. Các vật liệu dưới đây vật liệu nào là kim loại : A. Nhựa B. Cao su và chất dẻo C. Thép và gang D. Gỗ Câu 4. Hình chiếu bằng của hình hộp chữ nhật có hình dạng: A. Hình vuông B. Hình lăng trụ C. Hình tam giác D. Hình chữ nhật Câu 5. Tại sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật? A. Vì dựa vào bản vẽ kĩ thuật, người công nhân trao đổi thông tin với nhau B. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm C. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để lắp ráp sản phẩm D. Căn cứ để trao đổi thông tin, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra sản phẩm. Câu 6. Đối với ren bị che khuất, dùng nét đứt vẽ: A. Đường đỉnh ren. B. Đường chân ren C. Đường giới hạn ren. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 7. Nhôm là vật liệu: A. Phi kim loại . B. Kim koại đen. C. Kim loại màu D. Chất dẻo nhiệt rắn. Câu 8. Tên gọi khác của ren trong là: A. Ren trục. B. Đỉnh ren. C. Ren lỗ. D. Chân ren Câu 9. Mối ghép nào dưới đây là mối ghép động: A. Mối ghép bằng bulông B. Mối ghép bằng đinh vít C. Mối ghép bằng đinh tán D.Mối ghép ổ trục quạt Câu 10. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống: “Khi quay ......... một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón” A. Hình vuông. B. Hình tam giác vuông. C. Hình chữ nhật. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 11. Dụng cụ kẹp chặt gồm: A. Mỏ lết, cờlê. B. Kìm, tua vít. C. Êtô, tua vít. D. Kìm, êtô. Câu 12. Có bao nhiêu phép chiếu? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1(1,5 điểm). Thế nào là mối ghép động? Cho ví dụ Câu 2(2,5 điểm). Chi tiết máy là gì? Nêu cách phân loại chi tiết máy. Hãy nêu các kiểu lắp ghép của chi tiết máy. Câu 3(3 điểm). Một cơ cấu truyền động đai có đường kính bánh bị dẫn là 24cm, đường kính bánh dẫn là 48cm. Tính tỉ số truyền i ? Trong trường hợp này bánh nào quay nhanh hơn? Vì sao? Trong cơ cấu truyền chuyển động, để hai bánh răng ăn khớp được với nhau cần đảm bảo yếu tố gì? -------Chúc các con làm bài tốt!------ TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIẺM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 8 Đề 802 NĂM 2020 – 2021 I.Trắc nghiệm:( 3 điểm ) Mỗi câu đúng 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D D C B D D C C D B D B II. Tự luận : ( 7 điểm) Câu 1 :(1,5 điểm) - Khái niệm mối ghép động: (1điểm) - Lấy đúng ví dụ: (0,5điểm) Câu 2(2,5điểm) : - Khái niệm chi tiết máy( 1đ) - Phân loại chi tiết máy (1đ) - Các kiểu lắp ghép của chi tiết máy: Mối ghép cố định và mối ghép động(0,5đ) Câu 3 : (3 điểm) - Tính được tỉ số truyền (2đ) - Giải thích: (0,5đ) Theo công thức trên ta có: n2=2n1 trong đó n2 là tốc độ quay bánh bị dẫn , n1 là tốc độ quay của bánh dẫn, vậy bánh bị dẫn quay nhanh hơn bánh dẫn 2 lần. Để 2 bánh răng ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa 2 rãnh kề nhau trên bánh này, phải bằng khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh kia.(0,5đ) BGH Tổ trưởng GV ra đề Dương Phương Hảo Nguyễn Thúy Lệ Nguyễn Mai Hương

File đính kèm:

  • doc2_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_8_nam_hoc_2020.doc
Giáo án liên quan