15 Bài soạn thi viên chức giáo dục ngành Toán – Hà Nội 2019

1. Kiến thức

- Trình bày và chứng minh được hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền; một số hệ thức liên quan đến đường cao (định lý 2)

- Biết vận dụng linh hoạt các hệ thức vào việc tìm yếu tố chưa biết về cạnh và góc trong tam giác vuông.

- Ứng dụng (liên hệ) được các hệ thức vào giải các bài toán thực tế có liên quan.

 

docx153 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 15 Bài soạn thi viên chức giáo dục ngành Toán – Hà Nội 2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Tháng 11 năm 2019 CÁCH VIẾT MỤC TIÊU TRONG GIÁO ÁN Kiến thức Các động từ Kỹ năng Thái độ Nhận biết Biết: Nhắc lại được, kể tên được, trình bày được, nêu được, nhớ lại, nêu lên, kể ra, viết ra, thuật lại được, nhận dạng được, chỉ ra được Kể được Vẽ được Thực hiện được Đọc được Vận hành được Đo được Hình thành được đức tính: cẩn thận, trung thực, trách nhiệm, kiên trì, đoàn kết. Đồng tình, yêu thích, bác bỏ, tin tưởng, tiết kiệm . Thông hiểu Hiểu: Diễn đạt được, phân tích được, tóm tắt được, khái quát hoá, chứng minh được, phân biệt được, minh hoạ, trình bày được, diễn giải được, mô tả được. Vận dụng Áp dụng: Giải quyết được, hoàn thành được, so sánh được, chứng minh được, liên hệ được, vận dụng được, giải thích được, làm được Lưu ý: Vì không phải trường nào cũng có máy chiếu vật thể, vì vậy trong bài soạn khi HS hoạt động nhóm có giấy A4; giấy A0 (hoặc bảng nhóm) mục đích của A0 (bảng nhóm) để HS cả lớp cùng quan sát được. Tiết 1. MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ ĐƯỜNG CAO TRONG TAM GÁC VUÔNG I. Mục tiêu: Qua bài này giúp HS: 1. Kiến thức - Trình bày và chứng minh được hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền; một số hệ thức liên quan đến đường cao (định lý 2) - Biết vận dụng linh hoạt các hệ thức vào việc tìm yếu tố chưa biết về cạnh và góc trong tam giác vuông. - Ứng dụng (liên hệ) được các hệ thức vào giải các bài toán thực tế có liên quan. 2. Kỹ năng - Thành thạo kĩ năng vẽ hình. - Bước đầu vận dụng được kiến thức giải một số bài tập liên quan. - Liên hệ được với thực tế. 3. Thái độ - Hình thành thói quen làm việc cẩn thận, chính xác, khoa học. - Phát triển tư duy logic, sáng tạo khi vận dụng kiến thức 4. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Phẩm chất: Tự chủ, có trách nhiệm. II. Chuẩn bị: - Gv : Máy chiếu, phấn mầu, bảng phụ, thước thẳng, eke - Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu – Vào bài (2p) Mục tiêu: Giới thiệu về chương trình hình học 9, các yêu cầu đối với môn học và quy định khác. Phương pháp: Thuyết trình -------------- GV nêu các yêu cầu với môn học và các quy định khác (đồ dùng; chuẩn bị bài, vở ghi; sách tham khảo ...) GV giới thiệu về chương trình hình học 9 trong học kì 1: Chương 1: Hệ thức lượng trong tam giác vuông. Chương II: Đường tròn. GV giới thiệu về hình ảnh chiếc thước thợ: (chiếu máy) – hoặc GV chuẩn bị thước thực tế. Thước thợ: Là thước của thợ mộc, dùng để đo góc vuông. Ta có thể “đo” được chiều cao của cây bằng chiếc thước thợ này không? Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu và giải quyết vấn đề này. Hoạt động 2: Bài mới 1. Nội dung 1: Ôn lại kiến thức (3p) Mục tiêu: Nhớ lại các khái niệm về cạnh góc vuông, (chỉ ra được) đường cao, cạnh huyền, hình chiếu Phương pháp: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, tự kiểm tra, đánh giá. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tam giác ABC vuông tại A Cạnh góc vuông: Cạnh huyền Hình chiếu của AC trên BC là Hình chiếu của AB trên BC là Y/c HS hoạt động cá nhân, thực hiện các yêu cầu sau vào vở: - Vẽ tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Xác định cạnh góc vuông, cạnh huyền, hình chiếu. - 1 HS lên bảng vẽ hình - Sau đó kiểm tra bài theo vòng tròn báo cáo nhóm trưởng (bàn trưởng) - Kiểm tra cách làm và kết quả của một nhóm nhanh nhất. - Xác nhận HS là đúng hoặc trợ giúp HS là chưa đúng. - Cử HS đi kiểm tra, hỗ trợ các nhóm các bạn HS vẽ hình, ghi lại các kí hiệu trên hình vẽ để sử dụng trong toàn bài học HS hoạt động cá nhân, thực hiện các yêu cầu sau vào vở: - Nhóm trưởng phân công đổi bài kiểm tra theo vòng tròn - Báo cáo nhóm trưởng kết quả HS (đã được GV chỉ định) kiểm tra, hỗ trợ chéo nhóm, báo cáo GV kết quả của nhóm. HS sửa bài. HS quan sát, nhớ kiến thức LƯU Ý – PHẦN MÀU VÀNG KHI SOẠN GIÁO ÁN SẼ BỎ - GV dẫn dắt vào bài. Cạnh góc vuông và hình chiếu cuả nó trên cạnh huyền có mối quan hệ gì? Ghi bảng ND2: Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền (12p) Mục tiêu: Chứng minh được các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông. Phương pháp-Hình thức tổ chức HĐ: Sử dụng vấn đáp gợi mở như một công cụ để thuyết trình giảng giải, HĐ cá nhân, cặp đôi, hđ chung cả lớp. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Định lí 1 GT , , KL Chứng minh Xét và có: (gt) ; : chung Hay Tương tự ta có: * Tìm các cặp tam giác đồng dạng với tam giác ABC trong hình trên? - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tìm liên hệ giữa độ dài mỗi cạnh góc vuông với hình chiếu của nó trên cạnh huyền như thế nào? Phát biểu mối liên hệ em vừa tìm được Yêu cầu HS nêu GT/KL GV hướng dẫn HS chứng minh định lý 1 bằng “phân tích đi lên” để tìm ra điều cần chứng minh: và HS tìm tất cả các cặp tam giác vuông đồng dạng có trên hình vẽ. (cặp đôi) HS nghiên cứu sgk tìm hiểu thông tin Cặp đôi chia sẻ thông tin với nhau HS phát biểu định lí 1 HS ghi GT-KL HS làm việc cá nhân HS lên bảng chứng minh Xét và có: (gt) ; : chung Hay Tương tự ta có: HS nhận xét, chữa bài Mấu chốt của việc chứngminh hai hệ thức trên là gì? Chứng minh hai tam giác đồng dạng Bài 2 (h5) / 68 KQ: GV yêu cầu HS làm bài tập 2 trang 68 GV ghi bảng HS trả lời miệng, Áp dụng định lí 1 ta có Ví dụ 1: Hệ quả của định lí 1 Từ kết quả định lý 1 có thể vận dụng c/m định lý Pitago Em nào chứng minh hệ thức GV: Định lý Pytago là hệ quả của định lí 1. 1 HS chứng minh tại chỗ Có và ND3: Một số hệ thức liên quan tới đường cao (Định lí 2) (12p) - Mục tiêu: HS nêu được nội dung định lí, chứng minh được định lí, vận dụng định lí làm ví dụ 2. - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, trực quan. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ở định lí 1, các em đã thiết lập được mối quan hệ giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó. Tương tự, em hãy suy nghĩ và lập mối quan hệ giữa đường cao ứng với cạnh huyền và các hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền bằng cách thực hiện yêu cầu sau. 2. Một số hệ thức liên quan tới đường cao - Tìm cặp tam giác đồng dạng trong hình có chứa các cạnh h, ; ? Từ đó em có hệ thức liên hệ nào? Phát biểu hệ thức HS tìm hiểu thông tin Chỉ ra Hệ thức HS phát biểu: Định lí 2. SGK/ 65. GT , , KL GV yêu cầu HS tự ghi GT/KL vào vở Trong một tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền GV yêu cầu HS đứng tại chỗ chứng minh HS thực hiện yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét HS ghi hướng chứng minh vào vở. Ví dụ 2: (Chiếu đề, hình vẽ) ? Đề bài yêu cầu ta tính gì? ? Trong tam giác vuông ADC ta đã biết những gì? ? Cần tính đoạn nào? Cách tính? Yêu cầu HS lên bảng. - GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của hs. Tính AC Biết AB = 1,5m BD = 2,25 m (ABDE là hình chữ nhật nên AB = DE và BD = AE) - Cần tính AC - Có 2 cách tính Dùng định lí 1 và định lí 2 HS trình bày bảng cách giải HS nhận xét * Gv: VD 2 cho ta một cách đo gián tiếp chiều cao AC chỉ với một dụng cụ đơn giản là cái thước thợ, chiếc êke (hoặc một góc vuông quyển sách), cách đo này không dễ dàng vì người đo phải chọn một vị trí đứng thích hợp. Một cách xác định chiều cao mà người quan sát có thể đứng ở vị trí bất kì được nêu trong bài “Thực hành ngoài trời” ở bài 5 sau này chúng ta được nghiên cứu. ND4: Luyện tập (7p) - Mục tiêu: Vận dụng được định lí 1 và định lí 2 vào giải toán. - Phương pháp: Hoạt động cá nhân, vấn đáp Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài 1/ SGK KQ: *Giao nhiệm vụ: Làm bài tập 1(SGK)- hình a, b GV yêu cầu HS làm việc cá nhân Gọi 2 HS lên bảng HS hoạt động cá nhân 2 HS lên bảng giải toán GV nhận xét, đánh giá GV yêu cầu HS nhận xét ND6: Vận dụng (7p) -Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức về quan hệ giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông vào làm bài tập tính toán các yếu tố của tam giác vuông. -Phương pháp: Hoạt động nhóm, thuyết trình vấn đáp Nội dung HĐ của GV Hoạt động của HS Bài tập: Cho tam giác vuông ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB=12cm, BH = 6cm. Tính AC,BC,AH,CH GV yêu cầu HS ghi GT- KL 1 HS lên bảng vẽ hình HS thực hiện yêu cầu Kết quả GV yêu cầu HS hoạt động nhóm GV chữa nhóm làm xong sớm nhất GV kiểm tra 4 nhóm còn lại. Đánh giá. GV chốt lại vấn đề. Bài học hôm nay học nội dung gì? Phát biểu? 4 nhóm hs hoạt động trao đổi (treo KQ trên bảng) 1 đại diện nhóm báo cáo kết quả HS quan sát, nhận xét HS phát biểu Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (1p) Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. + Học thuộc hai định lý 1 và 2. + Làm bài tập 3;4 trong SGK . Bài 1,2 SBT. + Về nhà thử dùng thước thợ (hoặc eke) đo thử chiều cao 1 cây xanh, hoặc 1 tòa nhà. + Đọc trước bài mới. Ý tưởng: Phần 1: Đây là tiết học đầu tiên của năm học mới, vì vậy giáo viên cần giới thiệu, yêu cầu môn học và một số quy định của giáo viên với học sinh Phần này cần phải có trong tiết học đầu tiên vì vậy khi bốc trúng bài này, thầy cô cần phải ghi vào. Phần bài mới. Nội dung bài soạn: Từ hoạt động khởi động thực chất là nội dung 1: GV lồng ghép việc kiểm tra hình vẽ và các kiến thức về đường cao, hình chiếu đã học lớp 7. Thông qua việc yêu cầu HS vẽ hình trực tiếp vào vở và trên bảng từ đó khi vào bài dạy GV có thể không cần vẽ lại hình nữa. Các tiến trình bày học dựa vào sự gợi mở của giáo viên từ đó học sinh tìm tòi ra kiến thức mới. Các phần ĐL 1, ĐL2 và bài tập tương đối đơn giản vì chỉ cần vận dụng chứng minh tam giác đồng dạng (TH Tam giác vuông) nên e chỉ cho HS hoạt động cặp đôi và hoạt động đơn. Phần cuối bài tổng hợp cho HS hoạt động nhóm. - Ở bài soạn này em không thiết kế trò chơi. - Bài toán đã tích hợp toán thực tế và gợi mở dụng cụ đo trong bài thực hành số 05. Bài soạn này có ghi số 1/4 : Có nghĩa là phần bài học Một số hệ thức và đường cao gồm cả luyện tập là dạy trong 4 tiết. GV sẽ soạn tiết đầu tiên trong bài học. GV chưa nắm vững phần ghi này xem lại PPCT của BGD hoặc của các Sở; VD: Bài 1 đây thực hiện 4 tiết, GV soạn T1. Tuần 1 Tiết 1 Một số hệ thức về cạnh và đ/cao trong tam giác vuông Tiết 2 Một số hệ thức về cạnh và đ/cao trong tam giác vuông Tuần 2 Tiết 3 Luyện tập Tiết 4 Luyện tập Tuần 3 Tiết 5 Tỉ số lượng giác của góc nhọn Tiết 11: MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ GÓC TRONG TAM GIÁC VUÔNG I. Mục tiêu: Qua bài này giúp HS: 1. Kiến thức - HS thiết lập được các hệ thức giữa cạnh và góc của tam giác vuông thông qua định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn. Biết liên hệ để giải bài toán trong thực tế. 2. Kỹ năng - HS có kĩ năng vận dụng các hệ thức trên để giải một số bài tập, thành thạo việc sử dụng máy tính bỏ túi và cách làm tròn số. - HS thấy được tác dụng của việc sử dụng các tỉ số lượng giác để giải quyết một số bài toán thực tế. 3. Thái độ - Có thái độ học tập nghiêm túc, trình cẩn thận, rõ ràng. 4. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Phẩm chất: Tự chủ, có trách nhiệm. II. Chuẩn bị: - Gv : Máy chiếu, phấn mầu, bảng phụ, thước thẳng, eke - Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài và ôn tập kiến thức cũ liên quan, máy tính bỏ túi. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số - Ổn định lớp (1 phút) 2. Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức của học sinh (Khởi động) – 5 phút Mục tiêu: Học sinh nhớ lại công thức TSLG của góc nhọn và tính chất TSLG của hai góc phụ nhau. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV vẽ hình lên bảng chính GV yêu cầu 1 HS lên bảng kiểm tra miệng. Nội dung: Bài tập: Cho tam giác ABC vuông tại A; . Viết các tỉ số lượng giác của góc B và C? Chiếu đề trên máy chiếu. (GV hỏi để HS làm bật được B và C là hai góc phụ nhau để có cách viết gọn nhất - Chỉnh lại nếu cần) GV yêu cầu nhận xét, cho điểm HS quan sát hình GV vẽ 1 HS lên bảng làm bài tập. HS dưới lớp làm bài tập vào vở nháp HS nhận xét GV chiếu hình ảnh cái thang đặt vào bức tường (hình ảnh đầu bài) đặt vấn đề vào bài: Theo các nhà chuyên môn, để an toàn, chân thang phải được đặt sao cho tạo với mặt đất một góc “an toàn” bằng (tức là đảm bảo thang không bị đổ khi sử dụng) Trong thực tế đo góc khó hơn đo độ dài, giả sử thang dài ta tính xem chân thang được đặt cách chân tường là bao nhiêu mét để nó tạo được với mặt đất một góc “an toàn” ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay để giải quyết vấn đề này. Hoạt động 2: Bài mới 1. Nội dung 1: Các hệ thức (12 phút) Mục tiêu: Chỉ ra được các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Các hệ thức Dựa vào tỉ số lượng giác của góc B và góc C ở phần kiểm tra bài cũ. Các em hãy trả lời câu a và b của ?1 (chiếu câu hỏi) (Câu hỏi cụ thể: Hãy tính b và c?) HS đọc câu hỏi, tiếp tục làm ra nháp. 1 HS lên bảng biến đổi (Viết bảng chính) HS đổi chéo theo cặp đôi cùng bàn, nhận xét chéo GV yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng (GV sửa sai nếu có) Hs nhận xét Hãy diễn đạt bằng lời các hệ thức đó. Trong tam giác vuông mỗi cạnh góc vuông bằng - Cạnh huyền nhân sin góc đối hoặc cos góc kề - Cạnh góc vuông kia nhân tang góc đối hoặc côtang góc kề + GV chỉ vào hình vẽ và nhấn mạnh để phân biệt cho hs thấy góc đối, góc kề đối với cạnh đang tính. GV giới thiệu định lý, yêu cầu HS nhắc lại nội dung định lí HS nhắc lại ? Qua định lý có mấy cách tính cạnh góc vuông? Hãy vận dụng các cách đó để chơi trò chơi. Có 2 cách HS tham gia chơi trò chơi: Chuột Jearry lấy Phomat: Nội dung: Trò chơi có 2 lựa chọn đúng sai. Nếu trả lời đúng: Chuột lấy được miếng phomat. Nếu trả lời sai: Chuột bị mèo Tom bắt được. Có 4 câu hỏi: GV chọn 2 HS bất kỳ tham gia trò chơi (lực học 2 hs tương đồng) Yêu cầu HS cả lớp không nhắc bài, cổ vũ 2 bạn chơi và nhận xét kết quả. GV công bố trò chơi, chiếu máy nội dung câu hỏi: Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: 2 HS tham gia chơi trò chơi HS còn lại cổ vũ (nhẹ nhàng) Kết quả: C1: Đúng C2: Sai C3: Sai C4: Đúng GV nhận xét, yêu cầu HS còn lại bổ sung sửa sai ngay khi HS lựa chọn sai. HS tham gia sửa sai GV chốt kiến thức: Trong tam giác vuông mỗi cạnh góc vuông bằng - Cạnh huyền nhân sin góc đối hoặc cos góc kề - Cạnh góc vuông kia nhân tan góc đối hoặc cot góc kề. Vận dụng kiến thức đã học đó để làm bài tập sau: 2. Nội dung 2: Ví dụ 1 (15 phút) Mục tiêu: HS vận dụng các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông để giải bài. Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm Nội dung HĐ của GV HĐ của HS Ví dụ 1: Giải Gv chiếu đề toán trên máy chiếu. Yêu cầu HS đọc đề toán và phân tích đề toán? HS đọc ví dụ 1 AB là đoạn đường máy bay bay trong 1,2 phút BH là độ cao máy bay đạt được sau khi bay 1,2 phút đó Tính BH Đổi: 1,2 phút vuông tại H có Vậy sau 1,2 phút máy bay bay lên cao được 5km Vấn đáp: ? Để tính BH, trước tiên ta cần tính đoạn nào? ? Nêu cách tính AB? ? Nêu cách tính BH? (vai trò của cạnh BH?) Tính AB AB tính theo công thức (BH là cạnh góc vuông, đối diện với góc ) Cần lưu ý gì khi tính quãng đường AB? Cần đổi đơn vị thời gian là phút ra giờ. GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài HS thực hiện yêu cầu (HS chữa như phần nội dung) HS còn lại làm vào vở GV yêu cầu HS nhận xét HS nhận xét GV lưu ý: Hệ thức này chỉ áp dụng với tam giác vuông nên khi trình bày lời giải phải chỉ rõ tam giác vuông để áp dụng hệ thức. HS lưu ý trong cách trình bày. GV: Áp dụng kiến thức đã học hãy giải bài toán ban đầu GV chiếu máy đề bài HS quan sát: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm. Yêu cầu: Vẽ hình minh hoạ và giải toán HS hoạt động 4 nhóm HS vẽ hình minh hoạ, giải được bài tập vuông tại B có Vậy chân thang đặt cách tường một khoảng 1,27 m GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm 1 HS nhóm hoàn thiện bài tập sớm nhất báo cáo kết quả Các nhóm quan sát, nhận xét GV đánh giá, tuyên dương. HS chữa bài vào vở. Qua 2 bài toán thực tế, khi áp dụng hệ thức để giải cần: - Xác định rõ cần tính cạnh nào, đã cho biết cạnh nào, cạnh huyền hay hay cạnh góc vuông, góc đã cho là góc đối hay góc kề với cạnh đã biết. - Sử dụng hệ thức nào thì phù hợp . HS lắng nghe Hoạt động 3: Luyện tập - Vận dụng (10p) - Mục tiêu: Bước đầu vận dụng được kiến thức làm bài tập. - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp Nội dung HĐ của GV HĐ của HS Bài 1: Tam giác ABC vuông tại A có , . Hãy tính độ dài AC, BC. GV chiếu đề bài Yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT/KL HS vẽ hình, ghi GT / KL vuông tại A có Yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải toán GV hướng dẫn HS trung bình, yếu: - Tính AC theo công thức nào? Tính BC theo kiến thức nào được học? 1 HS lên bảng làm bài tập HS dưới lớp làm vào vở HS TB lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV từ đó làm bài tập GV yêu cầu HS nhận xét Cách tính cotC Nêu cách làm khác? HS nhận xét, chữa bài HS ghi nhớ cách tính bằng máy tính HS: Tính ra và áp dụng hệ thức để giải. Hãy nhắc lại nội dung kiến thức đã học trong bài HS nêu như nội dung định lí. Hoạt động 4: Dặn dò – BTVN (1p) - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. + Đọc lại định lý đã học trong bài , Đọc lại các ví dụ đã làm . + Làm các bài tập 26/88,28/89 SGK. + Tìm, sưu tầm các bài toán thực tế liên quan. + Đọc Ví dụ 3/4/5 SGK/87. Chuẩn bị bài học sau: Áp dụng để giải tam giác vuông. + Chuẩn bị thước thẳng, máy tính, bảng phụ nhóm. Ý tưởng: Phần khởi động: Chỉ kiểm tra 1 HS và yêu cầu Hs khác làm vào vở nháp, kiến thức tiết trước phục vụ cho tiết sau đồng thời đặt vấn đề vào bài học. Phần bài mới. Lưu ý: GV vẽ hình tam giác vuông trước khi đặt câu hỏi KTBC vì vậy phần hình vẽ trên bảng GV giữ lại được từ đó HS lên bảng thực biện biến đổi ta được các hệ thức của phần định lí Ở bài soạn này GV đã nhấn mạnh 4 lần về định lý, để HS nhớ kiến thức. Phần luyện tập - Vận dụng: Có thể GV có khả năng tham kiến thức có thể chèn thêm 1 bài tập nữa, nhưng quan điểm cá nhân của em ở đây em dừng lại, dạy chậm, và thực tế trong bài dạy HS đã hoàn thiện 3 bài toán hình gồm bài ví dụ 1, bài cái thang và bài toán vận dụng như vậy là đã đủ với tiết học hình. Bài tập vận dụng nếu cần thiết GV có thể khai thác HS tính theo . Cần lưu ý hướng dẫn HS tính cot dựa vào tan khi sử dụng máy tính. Ở bài soạn có phân loại và hướng dẫn các đối tượng HS giải toán. Dạng toán này có rất nhiều bài toán thực tế Tuy nhiên đây là tiết học mở đầu nên em thấy ko cần thiết phải tung ra quá nhiều bài tập làm gì cả mà chỉ nhắc ở phần dặn dò bài tập về nhà Bài soạn này khi viết chuẩn bị cần lưu ý: MÁY TÍNH BỎ TÚI Tiết 13. RÚT GỌN BIỂU THỨC CHỨA CĂN BẬC HAI I. Mục tiêu: Qua bài này giúp HS: 1. Kiến thức - Phối hợp được các kỹ năng biến đổi biểu thức chứa căn thức bậc hai để giải toán. - Vận dụng được các kĩ năng biến đổi biểu thức chứa căn thức bậc hai để rút gọn các biểu thức chứa căn thức bậc hai.. 2. Kỹ năng - Tính được căn bậc hai và thực hiện được các bước rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai, chứng minh được các đẳng thức chứa căn bậc hai. - Bước đầu hình thành kĩ năng giải toán tổng hợp. 3. Thái độ - Hình thành thói quen làm việc cẩn thận, chính xác, khoa học. - Phát triển tư duy logic, sáng tạo khi vận dụng kiến thức. 4. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Phẩm chất: Tự chủ, có trách nhiệm. II. Chuẩn bị: - Gv : Máy chiếu, phấn mầu, bảng phụ, thước thẳng, eke - Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài và ôn tập kiến thức cũ liên quan. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số - Ổn định lớp (1 phút) 2. Nội dung Hoạt động 1: Hoạt động 2: Bài mới 1. Nội dung 1: Kiểm tra kiến thức của học sinh (Khởi động) – 5 phút Mục tiêu: Hoàn thiện được các công thức biến đổi căn thức. (nhớ lại được) Phương pháp: HĐ nhóm thông qua chơi trò chơi. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Các công thức biến đổi căn thức 1) 2) 3) 4) 5a) 5b) 6) 7) 8) 9) (GV chiếu máy chiếu kết quả để HS nhận xét) GV tổ chức cho HS tham gia chơi trò chơi Đội nào nhanh hơn GV cử 2 dãy bàn / 1 bạn HS bất kỳ làm nhóm trưởng. HS xếp hàng theo 2 dãy bằng nhau ở giữa lớp. Mỗi hs được dùng phấn màu lên bảng hoàn thành 1 chỗ trống trong bảng phụ. Thời gian 3 phút. Hết giờ hoặc đội nào xong trước sẽ tính kết thúc trò chơi. - Đội nào có nhiều đáp án đúng sẽ giành chiến thắng. GV yêu cầu HS dưới lớp quan sát ngay sau mỗi ý được điền để các bạn làm xong nhận xét GV yêu cầu 1 HS dưới lớp nhận xét kết quả. Câu hỏi phụ nếu 2 đội hòa: Chỉ vào 1 công thức biến đổi bất kỳ: Đây là phép biến đổi nào? GV nhận xét, khen thưởng 2 đội HS lắng nghe, tham gia chơi trò chơi Trưởng nhóm tìm thêm 2 bạn đồng đội (tổng 3 thành viên / mỗi đội) HS nhóm hình thành đội chơi HS thực hiện đồng thời cùng lúc theo đội, tuần tự từng bạn của đội lên điền HS cổ vũ 2 đội, quan sát kết quả HS nhận xét bài làm của 2 nhóm HS ổn định vào học. Để rút gọn biểu thức có chứa căn thức bậc hai, ta cần biết vận dụng thích hợp các phép tính và các phép biến đổi đã biết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng vận dụng tất cả các phép biến đổi để giải các bài toán thông qua các ví dụ. 2. Nội dung 2: Các bài tập (30 phút) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được thứ tự biến đổi, biến đổi linh hoạt, vận dụng các kiến thức đã học chứng minh được đẳng thức, nêu được thứ tự thực hiện phép toán trong biểu thức, rút gọn được biểu thức chứa căn. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm.. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ví dụ 1: Rút gọn : với Bảng phụ (Máy chiếu) Ta có: GV yêu cầu HS đọc hiểu ví dụ 1 và nêu cách làm ? Nhận xét gì về các biểu thức lấy căn? ? Để biến đổi các biểu thức dưới dấu căn về giống nhau ta làm như nào? ? Trong ví dụ 1, để rút gọn biểu thức ta đã vận dụng kiến thức nào? GV nhấn mạnh sử dụng phép biến đổi ở từng thừa số HS đọc ví dụ 1. Hs nêu các bước làm theo hướng dẫn của GV - Các biểu thức khác nhau - Khử mẫu của biểu thức lấy căn - Đưa thừa số ra ngoài dấu căn, khử mẫu của biểu thức lấy căn ?1: Rút gọn với Giải: GV yêu cầu HS làm ?1 GV quan sát hs dưới lớp làm bài Hướng dẫn HS yếu kém Dùng kiến thức nào để giải? HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp làm vào vở Đưa thừa số ra ngoài dấu căn. HS nhận xét, chữa bài Ví dụ 2: Chứng minh đẳng thức Bảng phụ (máy chiếu) GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK HS nghiên cứu sách giáo khoa (đpcm) Muốn chứng minh đẳng thức ta làm thế nào? Biến đổi vế trái thành vế phải hoặc biến đổi vế phải thành vế trái Chứng minh là đúng. Khi biến đổi vế trái đã áp dụng kiến thức nào? AD hằng đẳng thức và ?2 Yêu cầu HS làm ?2 Để chứng minh đẳng thức trên ta làm như nào? HS làm ?2 Biến đổi VT bằng VP Nhận xét gì về vế trái nếu đưa thừa số a, b vào trong dấu căn? Xuất hijện hằng đẳng thức (đpcm) GV yêu cầu HS làm bài 1 HS lên bảng làm bài (yêu cầu sp giống phần nội dung) Yêu cầu HS nhận xét HS nhận xét bài làm Còn cách nào chứng minh đẳng thức trên không? Trục căn thức ở mẫu Yêu cầu HS về nhà tự làm theo cách trục căn thức ở mẫu HS ghi nhớ yêu cầu Ví dụ 3: với a) Rút gọn biểu thức P b) Tìm giá trị của a để Yêu cầu HS đọc VD 3 / SGK Nêu thứ tự thực hiện các phép toán trong P Quy đồng mẫu Thực hiện phép tính GV hướng dẫn HS giải toán HS thực hiện giải toán theo cặp đôi Kết quả: GV hỗ trợ cặp HS yếu HS thảo luận, chữa bài cho nhau Do nên b) Muốn tìm a để ta làm thế nào? Yêu cầu HS nêu cách giải. Yêu cầu 1 hs trình bày Cho biểu thức rút gọn HS: Nêu cách giải Do nên ?3: Rút gọn biểu thức a) b) với GV yêu cầu HS hoạt động nhóm ?3 trong 3 phút 4 nhóm 2 nhóm làm ý a 2 nhóm làm ý b a) Yêu cầu các nhóm hoạt động giải toán Nhóm làm xong mang lên bảng treo (úp kết quả vào mặt bảng) b) Hết thời gian: GV quan sát bài và trình bày của HS Đại diện 2 nhóm xong sớm nhất của 2 ý lên trình bày - Nhóm còn lại nhận xét Còn cách nào khác để giải bài tập? Yêu cầu HS về làm tương tự với câu b Cách 2: Trục căn thức a) Như vậy để rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai, các em cần vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào giải toán. Nội dung 3: Hoạt động luyện tập – vận dụng - 7 phút Mục tiêu: Vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào làm bài tập PP: Nêu vấn đề, vấn đáp. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài 60/sgk: Cho biểu thức a) Rút gọn biểu thức B b) Tìm x sao cho B có giá trị là 16 a) KQ GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải toán 1 HS lên bảng giải toán HS thực hiện giải toán cá nhân sau đó HS trao đổi thông tin cặp đôi Yêu cầu HS nhận xét, chuyển ý. HS nhận xét bài Nêu cách giải ý b Giải phương trình Yêu cầu HS hoàn thành bài giải (thỏa mãn) GV lưu ý sai lầm khi học sinh không kiểm tra lại với điều kiện của x đã cho ở đề toán HS ghi nhớ cho những bài tập sau. Nội dung 4: Dặn dò – Giao bài về

File đính kèm:

  • docx15_bai_soan_thi_vien_chuc_giao_duc_nganh_toan_ha_noi_2019.docx